Làm thế nào để lao động nữ di cư an toàn?
Việc làm - tuyển dụng - 22/07/2021 09:50 Minh Hằng
Nhiều phụ nữ chọn di cư lao động để trang trải cho cuộc sống gia đình. Ảnh: Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội |
Chia sẻ của người phụ nữ trên là một trong những minh chứng cho thấy sự khó khăn, vất vả mà những lao động nữ phải chịu đựng.
Di cư lao động là một hành trình vất vả, đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là với phụ nữ. So với nam giới, phụ nữ đi làm việc tại nước ngoài thường phải đối mặt với nhiều khó khăn và nguy cơ bị bạo lực, bóc lột lao động, và mua bán người hơn vì thiếu thông tin và không được tiếp cận với những dịch vụ hỗ trợ.
Trước khi đến được “miền đất hứa”, nhiều chị em phải vay mượn tiền bạc, thu xếp việc chăm sóc con cái... Họ ra đi với mong ước kiếm được tiền để trả nợ, trang trải cho cuộc sống gia đình và thậm chí là để xây, sửa nhà cửa... Trong thời gian lao động ở nước ngoài, phụ nữ phải chắt bóp chi tiêu, tiết kiệm, đối mặt với nhiều nguy cơ bị lạm dụng, bạo lực, bóc lột, gặp các vấn đề về lương, điều kiện làm việc không an toàn... Đến khi trở về, những người này còn phải đối mặt với nguy cơ thiếu việc làm, nợ chưa trả hết, bạo lực gia đình...
Lao sộng nữ đang làm việc tại nước ngoài ngày càng tăng. (Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội). |
Báo cáo gần đây của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng chỉ ra rằng, hơn 2/3 số lao động di cư ra nước ngoài tập trung tại các nước có thu nhập cao. Cụ thể, có đến 63,8 triệu người (37,7%) làm việc tại châu Âu và Trung Á, 43,3 triệu người (25,6%) làm việc tại châu Mỹ…
Tuy nhiên, theo ILO nhận định, đại dịch Covid-19 khiến cho đối tượng là bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với trước. Những người này bị trả lương thấp, làm những công việc đơn giản và ít được tiếp cận với các chế độ an sinh xã hội cũng như ít có lựa chọn đối với các dịch vụ hỗ trợ.
Vậy, đâu là giải pháp để thúc đẩy di cư an toàn và bình đẳng, đặc biệt là với lao động nữ?
Lao động nữ di cư góp phần phát triển kinh tế của đất nước. Ảnh: Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội |
Tăng cường vai trò của truyền thông trong việc thúc đẩy di cư an toàn và bình đẳng
Lao động nữ di cư đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả hơn nam giới. Ảnh: ILO |
Trên thực tế, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, trong giai đoạn từ năm 2014 - 2019, mỗi năm Việt Nam có trên 100.000 người ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng có thời hạn, hàng chục nghìn người du học, kết hôn với người nước ngoài.
Tuy nhiên, theo ông Lương Thanh Quảng, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), trong thời gian đại dịch, số lượng người di cư theo các kênh chính thống giảm, trong khi đó tình trạng di cư trái phép vẫn diễn biến phức tạp mặc dù kiểm soát biên giới và các biện pháp hạn chế nhập cảnh đã được tăng cường.
Ông Lương Thanh Quảng nhấn mạnh, trước tình hình trên, việc tiếp tục thông tin đầy đủ và chính xác về các vấn đề di cư có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn và trật tự, ngăn chặn di cư trái phép, mua bán người, đồng thời bảo vệ quyền của người di cư trong suốt quá trình di cư, đặc biệt là lao động nữ di cư. Đây cũng là vai trò quan trọng của truyền thông đã được nêu tại Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (hay Thỏa thuận GCM).
Tại hội thảo trực tuyến về “Tăng cường vai trò của truyền thông trong việc thúc đẩy di cư an toàn và bình đẳng” do Bộ Ngoại giao phối hợp với Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), ILO tại Việt Nam tổ chức tuần qua, bà Valentina Barcucci, Quản lý Văn phòng ILO tại Việt Nam đánh giá cao Chính phủ Việt Nam đã có những chỉ đạo quyết liệt trong thúc đẩy di cư an toàn và bình đẳng, thể hiện qua việc ban hành các khuôn khổ pháp luật chính sách quan trọng, đặc biệt là Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM.
Ngoài ra, vai trò của Bộ Ngoại giao rất quan trọng trong tiến trình này, nhằm đảm bảo Kế hoạch triển khai thỏa thuận GCM được thông qua và thực hiện. Điều này cũng đã có tác động đáng kể trong việc đảm bảo di cư an toàn và , nhưng kết quả đó vẫn chưa đến được với mọi người dân một cách công bằng.
Bà Valentina Barcucci, Quản lý Văn phòng ILO tại Việt Nam. Ảnh: TTXVN |
Bà Valentina Barcucci cũng đưa ra cảnh báo rằng lao động nữ di cư đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản hơn nam giới trong tiến trình di cư. Cụ thể, phụ nữ ít có khả năng thực hiện di cư hợp thức hơn nam giới và chịu nhiều rủi ro bị bạo lực và lạm dụng tình dục do phân biệt đối xử trên cơ sở giới vốn đã hiện hữu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.
Từ thực trạng trên và cả kinh nghiệm quốc tế cho thấy nội dung đưa tin và cách thức đưa tin về di cư thực sự quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi phương tiện thông tin và truyền thông xã hội ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống.
Bà Valentina Barcucci nhấn mạnh: “Chúng tôi kêu gọi các cơ quan truyền thông báo chí tham gia tích cực hơn và có trách nhiệm hơn trong việc chấm dứt bạo lực đối với lao động nữ di cư”.
Thỏa thuận GCM là khuôn khổ hợp tác toàn diện đầu tiên của Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vực di cư, bao gồm 23 mục tiêu và các biện pháp hành động kèm theo. Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 20/3/2020. |
Trở về giữa yêu thương Khoảng 11h45 ngày 21/7, chuyến bay mang số hiệu VN122 khởi hành tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất chở theo 183 công dân ... |
Chờ đợi những điều tốt đẹp sẽ xảy ra Bội thực giữa những thông tin trên mạng xã hội, tôi thích chia sẻ này của “người nổi tiếng” Minh rau “Cách tốt nhất để ... |
Infographic: 10 lời khuyên an toàn dinh dưỡng trong mùa dịch COVID-19 Đảm bảo an toàn dinh dưỡng cho người dân và gia đình sẽ là lá chắn sức khỏe quan trọng nhằm tăng cường sức đề ... |
Tin cùng chuyên mục
Việc làm - tuyển dụng - 03/09/2024 08:55
Công ty TNHH Smart-Shirts Garments Manufacturing Bảo Minh đang tuyển 100 công nhân may, 30 công nhân hoàn thiện, 30 công nhân QC (kiểm tra chất lượng), và 50 công nhân cắt.
Việc làm - tuyển dụng - 30/08/2024 07:00
Thông báo về việc triệu tập thí sinh đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi Vòng 2, kỳ thi tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Tạp chí Lao động và Công đoàn.
Nhịp cầu lao động - 29/08/2024 20:40
Tạp chí Lao động và Công đoàn thông báo kết quả bài thi vòng 1 kỳ tuyển dụng viên chức đợt 1 năm 2024
Nhịp cầu lao động - 28/08/2024 15:48
VPBank đang tuyển dụng số lượng lớn nhân viên thu hồi nợ hiện trường và chuyên viên quản lý nợ tại hiện trường với mức lương hấp dẫn lên đến 15 triệu đồng/tháng cùng nhiều chế độ phúc lợi đa dạng. Đây là cơ hội tuyệt vời dành cho các ứng viên tốt nghiệp Trung học phổ thông, có kỹ năng giao tiếp tốt và đam mê công việc trong lĩnh vực ngân hàng.
Việc làm - tuyển dụng - 21/08/2024 18:10
Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam (thôn Nam Sơn, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành) tuyển dụng nhân sự Điều dưỡng dụng cụ.
Việc làm - tuyển dụng - 17/08/2024 12:28
Công ty TNHH hệ thống dây Sumi-Hanel, một liên doanh giữa Công ty cổ phần Hanel và tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), đang tuyển dụng 2.000 lao động phổ thông cho các vị trí sản xuất, lắp ráp và kiểm tra sản phẩm. Với quy mô gần 9.000 lao động và là công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất hệ thống dây dẫn điện cho ô tô, Sumi-Hanel cam kết đem đến môi trường làm việc an toàn và các chế độ phúc lợi hấp dẫn.