Khi công nhân sợ về quê ăn Tết
Người lao động - 09/02/2024 16:19 TRẦN LƯU
Nhớ cái Tết Sum vầy đầu tiên |
Anh B. (SN 1984, nhân vật xin được giấu tên) quê ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Từ lâu, vùng đất này được xem là nơi “đất lành chim đậu”, người dân nơi đây dù nghèo nhưng không bao giờ đói bởi đất đai màu mỡ, trù phú, ruộng đồng bạt ngàn, sông nước cũng đầy ắp cá tôm…
Một thời, người dân quê chỉ cần ra ngõ trước vườn sau là có cái ăn. Nhưng cuộc sống không chỉ có ăn là đủ.
Với lực lượng lao động phần lớn là nông nhàn, lại thêm mấy năm gần đây thiên tai, biến đổi khí hậu... đã dần làm đất đai kiệt quệ, không thể canh tác hoặc canh tác kém hiệu quả. Một làn sóng di cư ồ ạt với 1,3 triệu cư dân đồng bằng rời bỏ quê lên các thành phố lớn làm công nhân trong 10 năm qua.
Nữ công nhân Nguyễn Thị Linh đón tết ở nhà trọ. Ảnh: P.V |
Tám năm trước, anh B. một mình với chiếc xe máy quyết định lên Bình Dương lập nghiệp. Anh xin vào làm tại một công ty chuyên sản xuất đồ gỗ và nội thất. Sức khỏe cường tráng cùng sự cần mẫn khi làm việc đã giúp anh có nguồn thu nhập ổn định hơn 15 triệu đồng mỗi tháng. Dịp Tết hằng năm, anh B. đều phấn khởi về quê.
Nhưng 4 năm nay, anh B. không về quê ăn Tết nữa. Lấy lý do công ty tăng ca, anh gửi chút tiền về cho gia đình sắm Tết rồi ở lại phòng trọ. Anh nói: “Nhớ dữ lắm, nhớ bông mai vàng trước ngõ, nhớ con đường đất dẫn ra ao, nhưng về thì mệt lắm, biết bao thứ tốn kém”.
Rồi anh kể: “Có năm hai vợ chồng tui làm việc cật lực và dư ra được 20 triệu đồng. Năm đó, tụi tui về quê xôm tụ lắm, mua đủ quà cáp cho cô dì chú bác nội ngoại, rồi phụ gia đình mua bánh mứt, bia rượu, mồi ngon… để sẵn trong nhà tiếp khách. Tết mà không có mấy thứ đó thì coi không được. Ngày Xuân ghé chơi, chúc tết bà con chòm xóm, gặp mấy đứa nhỏ phải móc hầu bao lì xì… Ban đầu cứ nghĩ đó là mấy chuyện lặt vặt, tới khi xem lại thì “bay” hết gần 15 triệu đồng. Vậy là tiền dành dụm cả năm của cả hai vợ chồng đã “bốc hơi” gần hết chỉ sau một chuyến về quê ăn Tết”.
Mặc dù không được sum họp bên gia đình nhưng công nhân ở TP. Dĩ An vẫn cảm thấy ấm lòng khi được Công đoàn tổ chức bữa cơm gắn kết. Ảnh: CĐCC |
Năm nay chị Nguyễn Thị Linh (quê Bạc Liêu), công nhân một công ty giấy ở Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, TP. HCM, cũng quyết định đón Tết trong phòng trọ.
Chị chia sẻ, sau một năm kinh tế khó khăn, cuộc sống công nhân như chị dù rất vất vả nhưng chưa đến nỗi túng quẫn. Cuối năm, ngồi tính lại cũng dư vài ba triệu đồng. Nhiều lần muốn về quê nhưng sau cùng chị đã từ bỏ ý định. Chị sợ nhất cảnh phải mua quà cáp để có chút gọi là, và hơn nữa là khoản lì xì cho mấy đứa cháu nhỏ trong nhà.
“Ngày Xuân, con cháu mình qua nhà hàng xóm chơi được người ta lì xì. Tới khi con cháu nhà người ta qua nhà mình, thì mình phải lì xì ngược lại cho có lễ có nghĩa. Có năm, mẹ em hết tiền, kêu mấy đứa nhỏ đưa lại bao lì xì để thu hồi vốn. Tụi nhỏ khóc mướt nhìn mà thấy thương. Nói vui vậy chớ ai lại đi lấy lại bao lì xì của trẻ nhỏ”.
Chị Linh cho biết, sau Tết, công nhân chỉ có “tiền ra” chứ không có “tiền vô” nên nếu không tính toán thì sẽ rất khó khăn khi quay trở lại nhà máy làm việc. Do đó, chị Linh đành viện một một lý do để không về Tết.
“Vài người bạn xa quê giống như em cũng nói rằng: Thà chấp nhận không về quê ăn Tết chứ không để bố mẹ bị lời ra tiếng vào vì không có quà. Ngày Tết mà được sum họp bên gia đình thì vui lắm, nhưng cũng mệt mỏi và tốn kém lắm", chị chia sẻ.
Anh B., chị Linh là một trong số nhiều công nhân bị ảnh hưởng bởi công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định sau một năm doanh nghiệp lao đao vì thiếu đơn hàng. Họ quyết định ở lại nhà trọ, ăn Tết xa quê. Dù buồn nhưng phương án này giảm bớt chi phí đi lại, để qua năm mới có tiền trang trải, cuộc sống đỡ vất vả hơn.
Công đoàn tỉnh Bình Dương tiễn đưa người lao động về quê ăn tết trên “chuyến xe xuân nghĩa tình”. Ảnh: H.T. |
Như tại Công ty TNHH Giày An Thịnh, Khu công nghiệp Sóng Thần 2, tỉnh Bình Dương có khoảng 260/900 công nhân ở lại ăn Tết trong các khu nhà trọ.
Theo LĐLĐ tỉnh Bình Dương, để chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động khó khăn, tổ chức Công đoàn các cấp dành nguồn kinh phí hơn 300 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chính quyền cùng các doanh nghiệp, đơn vị hỗ trợ cũng hỗ trợ thêm 300 tỷ đồng để cùng công đoàn chăm lo cho người lao động và người dân khó khăn dịp Tết.
Đồng chí Nguyễn Kim Loan - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương thông tin: Đến nay Công đoàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người lao động. Bên cạnh chuyến bay "0 đồng" đưa người lao động quê ở miền Bắc về nhà ăn Tết, đơn vị cũng tổ chức “chuyến xe Xuân nghĩa tình”, chuyến tàu "0 đồng".
Tổ chức Công đoàn tỉnh Bình Dương cũng tổ chức nhiều hoạt động để công nhân dù đón Tết xa quê nhưng vẫn luôn ấm áp, đủ đầy. Nhiều công đoàn cơ sở cũng phối hợp với doanh nghiệp tổ chức tiệc tất niên, các hoạt động văn hóa văn nghệ, vui chơi giải trí dành cho công nhân lao động.
Ngày 7/2/2024, đồng chí Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP. HCM cùng đoàn công tác đến thăm, chúc tết và tặng quà một số đơn vị và người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Tại các nơi đến, đồng chí Phan Văn Mãi thăm hỏi, chia sẻ, nắm bắt tình hình của công nhân và gia đình khi đón Tết xa quê. Lãnh đạo TP. HCM gửi lời cảm ơn người dân từ mọi miền đất nước đã đến TP. HCM làm việc, đóng góp sức lao động để chung tay xây dựng thành phố phát triển như ngày hôm nay… |
Doanh nghiệp thưởng Tết 650 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng của công đoàn Công đoàn Công ty TNHH Changshin Việt Nam đã có 7 phiên thương lượng với Ban Giám đốc để giữ được mức thưởng Tết như ... |
Muôn nỗi lo Tết của người lao động Thu nhập bấp bênh, việc làm không ổn định, nhiều người lao động thấp thỏm nỗi lo cơm áo gạo tiền trong những ngày mà ... |
Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết công nhân tỉnh Bắc Giang Công nhân lao động tỉnh Bắc Giang vui mừng đón nhận lời động viên, thăm hỏi và những suất quà Tết của Chủ tịch Quốc ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 23/09/2024 20:57
Ít nhất 2 ngôi làng với 211 nhân khẩu ở hai huyện Nam Trà My, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam phải di dời khẩn cấp khỏi vùng sạt lở. Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo xử lý tình trạng sạt lở, sớm ổn định đời sống người dân.
Người lao động - 23/09/2024 15:59
Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Đời sống - 23/09/2024 15:57
Đồng bào ở trong và ngoài nước đang hướng về Làng Nủ, sẻ chia mất mát với những người còn sống...
Người lao động - 22/09/2024 09:25
Nhiều năm sau này, khi nhắc về Làng Nủ, người ta sẽ nhắc về một bản làng xinh đẹp, nhưng không may phải hứng chịu trận đại hồng thủy, cuốn trôi tất cả. Ở đó có một Làng Nủ tang thương nhưng vẫn kiên cường, trong gian khó vẫn sáng lên tình người và hy vọng về một tương lai hồi sinh.
Người lao động - 20/09/2024 19:01
Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.
Người lao động - 20/09/2024 13:34
Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.