Có phải "con hư tại mẹ"?
Đời sống - 12/08/2020 09:52 Minh Hoàng
Trách nhiệm nuôi dạy con cái là chung của cả người vợ, người chồng. Không thể đổ lỗi cho người mẹ khi con ốm đau, ngã hay hư hỏng. Ảnh minh họa của dantocmiennui.vn |
Có một bạn - chắc là một người mẹ - viết một dòng đầy tâm trạng và có phần phẫn nộ trên mạng xã hội công nhân: “Con ốm tại mẹ, con ngã tại mẹ, con hư cũng tại mẹ. Ôi, cuộc đời!”...
Tôi rất thông cảm với sự ấm ức của bạn. Có vẻ một phần nguyên nhân suy nghĩ này bắt nguồn từ “truyền thống”. Dân gian ta có câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, nghĩa là người bố, người ông thì... vô can. Điều này làm tôi liên tưởng đến bầy sư tử châu Phi. Con sư tử đực không làm gì cả, nó chỉ đủng đỉnh đi lại hoặc ngủ và ngáp. Khi đàn sư tử cái săn được mồi, con sư tử đực đến ăn đầu tiên, thậm chí đánh đuổi những con sư tử cái đã có công săn mồi. Chỉ khi đàn bị đe dọa bởi những con sư tử khác, con sư tử đực mới chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ và bầy đàn của mình. Ở clip khác, tôi rất buồn cười khi xem một con sư tử đực bị ba con sư tử con bám theo. Con sư tử đực hoàn toàn không biết làm gì với mấy con non này và thế là nó bỏ chạy...
Con người thì khác. Trông nom, nuôi dưỡng con cái là việc chung của cả hai vợ chồng. Đó là một việc hệ trọng, nếu không nói là lớn nhất của đời người. Với người công nhân càng như vậy. Nhiều gia đình, người vợ đi làm ca một, người chồng đi làm ca hai. Người chồng chăm nuôi con ở ca người vợ đi làm cũng đảm đang, chu đáo như ai. Các gia đình công nhân khác, nếu hai vợ chồng cùng đi làm trong một khung thời gian thì họ cùng chăm con lúc hết giờ làm việc. “Xay lúa thì thôi ẵm em”, mỗi người một việc. Vợ đi chợ, thổi cơm thì chồng tắm cho con và cho con ăn dặm...
Hình ảnh một người cha công nhân tỉ mẩn tết tóc cho con đã "đốn tim" cộng đồng mạng. Ảnh kenh14.vn |
Ở trường hợp bạn nêu trên, nếu bạn không đi làm, ở nhà trông con thì việc con ốm, con ngã, con hư quả thực có phần trách nhiệm lớn ở bạn. Nhưng trường hợp như vậy có lẽ rất hiếm. Đồng lương một người công nhân khó lòng nuôi được cả gia đình. Còn khi cả vợ chồng đều đi làm, sao trách nhiệm với sự an nguy của con lại chỉ thuộc về người vợ?
Tất nhiên, ảnh hưởng, cách nuôi dưỡng của người cha, người mẹ với con là khác nhau. Các cụ ta nói “cha sinh, mẹ dưỡng” là vậy. Người mẹ, bằng sự ân cần, dịu dàng, kiên nhẫn chăm sóc con chu đáo, đầy đủ, sâu sát hơn người cha. Trái lại, người cha, bằng sự mạnh mẽ, nghiêm khắc của mình lại ảnh hưởng, giáo dục con theo một cách khác. Người phụ nữ có thể chiều chuộng vô điều kiện theo đòi hỏi của đứa con; khi đó, người cha sẽ làm một “chiếc phanh” để kìm chế những nhu cầu vô lý của đứa trẻ. Cứ như thế, đứa trẻ lớn lên trong kỷ luật và tình yêu thương. Trách nhiệm dạy dỗ, nuôi dạy con được chia đều cho cả người cha, người mẹ.
Người mẹ lao công được cô con gái nhỏ giúp sức một ngày gần Tết làm nhiều người xúc động. Ảnh phunuvietnam.vn |
Có câu “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, tôi không hoàn toàn đồng ý với câu này. Nó có vẻ đúng ở chỗ, đứa con là một cá thể độc lập với cha mẹ nhưng không đúng ở chỗ đứa con chịu ảnh hưởng sâu sắc từ sự nuôi dưỡng, giáo dục của cha mẹ. Tính khí, phẩm chất đứa con là tấm gương phản chiếu quá trình giáo dục của cha mẹ.
Trở lại với chuyện con sư tử đực ở đầu bài viết này. Nó có một số năm huy hoàng nhưng kết cục thường bi thảm. Khi yếu sức, nó sẽ bị con sư tử đực trẻ hơn chiếm đàn, bị đuổi ra khỏi bầy. Nó hầu như không thể một mình kiếm được mồi và cuối cùng có thể phải làm mồi cho linh cẩu.
Chúng ta là con người, chúng ta phải khác, bạn nhỉ!
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 12/8 |
Các y bác sĩ và người dân trong khu phong tỏa vỡ oà hạnh phúc trong giây phút dỡ cách ly |
"Chúng ta đã lớn lên quá nhanh!" |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
- Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
- Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
- Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia
- Giá xe Mitsubishi Triton thế hệ mới từ 655 triệu tới 924 triệu đồng