Chuyến tàu cuối cùng của sĩ quan máy
Đời sống - 12/08/2021 18:04 Duy Minh
Đưa thuyền viên hoàn thành cách ly về nhà an toàn Cán bộ công đoàn vừa là nguồn tin chính xác, vừa kể câu chuyện xúc động trong đại dịch |
Chuyến xe đưa ông Thuận từ TP HCM trở về quê khi hết hạn cách ly |
Từ TP HCM về TP Hải Phòng, trong lòng ông Đỗ Đức Thuận tràn ngập niềm vui sướng. Trên chuyến xe chở 9 thủy thủ tàu Mỹ Hưng hết hạn hợp đồng về từ vùng dịch do Công ty CP Vận tải biển Vinaship bố trí, ông Thuận đã đi qua nhiều chốt kiểm dịch, an toàn trở về nhà và tiếp tục cách ly theo quy định.
“Được về nhà là điều tuyệt vời nhất đối với chúng tôi. Khi ở trong khu cách ly, công ty và công đoàn đã lo lắng, chi trả phí cách ly khiến chúng tôi yên tâm. Hết hạn cách ly, công ty và công đoàn còn lo xe đưa chúng tôi về tận nhà. Đó là việc làm hết sức trách nhiệm, đảm bảo an toàn cho thuyền viên trước dịch bệnh”, ông Thuận chia sẻ.
Ông Đỗ Đức Thuận, sĩ quan máy tàu Mỹ Hưng |
Ông Thuận không thể nhớ mình đã đi bao nhiêu chuyến tàu trong cuộc đời, nhưng chuyến tàu cuối cùng khiến ông không thể nào quên. Sau chuyến tàu này, trở về quê, ông sẽ nhận sổ hưu. Làm sĩ quan máy trong nhiều năm, ông Đỗ Đức Thuận gắn bó với nhiều con tàu, trong đó có tàu Mỹ Hưng.
Ông nói, sĩ quan máy giống như bác sĩ thăm khám cho người bệnh. Sĩ quan máy phải thường xuyên kiểm tra, định kỳ bảo dưỡng, theo dõi hoạt động của máy nhằm đảm bảo không xảy ra sự cố. Trong cuộc đời làm thợ máy của ông rất ít xảy ra sự cố lớn. Theo ông, điều quan trọng là dựa vào kinh nghiệm, trình độ và nắm vững tính năng, tình trạng kỹ thuật của máy móc. Đồng thời tuân thủ quy trình mà nhà sản xuất khuyến cáo.
Nếu cảm thấy không yên tâm về hoạt động của máy, khi tàu cập cảng, ông đề nghị kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo an toàn trong quá trình hải hành.
"Phải thường xuyên nghe tiếng máy để "bắt bệnh". Khi nào tất cả chi tiết hoạt động trơn tru, tiếng máy êm dịu, có tròn máy, tròn tua mới yên tâm cho tàu lên đường”, ông Thuận chia sẻ.
Thuyền viên tàu Mỹ Hưng về nước cách ly tập trung |
Ông đã theo tàu đi nhiều vùng biển thuộc châu Á. Vùng biển Bắc Á bị ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc nên thường có sóng to, gió lớn khiến anh em thuyền viên vất vả. Dù là người dạn dày, khỏe mạnh nhất cũng vật vã vì sóng lớn. Trước khi đi qua vùng biển có sóng lớn, ông thường kiểm tra máy móc cẩn thận nhằm bảo quản máy an toàn.
Ông kể, hơn 30 năm theo những chuyến tàu, có những thời kỳ ngành Hàng hải rơi vào khó khăn, suy thoái, công việc và thu nhập của thuyền viên bị ảnh hưởng. Nhưng chưa khi nào những thuyền viên như ông gặp khó khăn như trong đại dịch Covid-19.
Trong quá trình thuyền viên ở trên tàu, Ban lãnh đạo và công đoàn công ty thường xuyên yêu cầu người lao động tuân thủ nguyên tắc 5K. Ban chỉ huy tàu thường xuyên nhắc nhở thuyền viên phòng, chống dịch, hạn chế tiếp xúc, nhất là khi tàu cập cảng.
Dịch bệnh xuất hiện ở nhiều nơi, nguy cơ lây nhiễm luôn tiềm ẩn cho nên lần này ông trở về, cả gia đình rất mừng. Suốt hành trình từ TP HCM về Hải Phòng, người thân của ông gọi điện liên tục, hỏi thăm sức khỏe cũng như quãng đường mà xe đã đi.
Ông Đỗ Đức Thuận chụp ảnh kỷ niệm khi được về đất liền |
Ông nói, mừng nhất là được gặp vợ con sau chuyến đi xa kéo dài cả năm trời. Thời gian đó, tình cảm chỉ được truyền tải phần nào qua điện thoại. Lần này, ông sẽ nhận sổ hưu và không xuống tàu nữa.
Với ông, làm thuyền viên là duyên nghiệp của cuộc đời mình. Dù có vất vả, có khó khăn, nhưng đó vẫn là công việc mà ông yêu thích.
“Trải qua nhiều sóng gió, khi kết thúc thời gian công tác trên tàu, hoàn thành nhiệm vụ và trở về an toàn, cảm giác của tôi rất sung sướng, mãn nguyện. Những kỷ niệm đẹp của cuộc đời thủy thủ nhiều sóng gió khiến tôi trở về nhà với tâm thế tự tin và tự hào về những gì mình đã làm được”, ông Đỗ Đức Thuận chia sẻ.
Ông Nguyễn Công Khánh, Chủ tịch Công đoàn, Trưởng phòng Thuyền viên, Công ty CP Vận tải biển Vinaship cho biết: “Vừa rồi, công ty thực hiện thành công 2 đợt đưa sĩ quan, thuyền viên đã hoàn thành cách ly trở về nhà an toàn sau khi phải đi qua nhiều địa phương với những quy định khác nhau trong công tác phòng, chống dịch. Đây là một niềm vui rất lớn không chỉ với người lao động mà còn với công ty, công đoàn.
Chúng tôi làm công văn đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt, tổ chức xét nghiệm Covid-19 cho thuyền viên bằng phương pháp PCR. Khi thuyền viên hết hạn cách ly, có đủ giấy tờ của các cơ quan chức năng, công đoàn chuẩn bị đồ ăn dọc đường cùng các vật dụng phòng, chống dịch để thuyền viên trang bị khi về quê. Đồng thời hướng dẫn thuyền viên tuân thủ quy định phòng, chống dịch trong suốt quá trình di chuyển. Tại các chốt kiểm dịch của địa phương nơi thuyền viên cư trú, họ được bố trí xe cứu thương 115 chở về tận nhà, tiếp tục cách ly 14 ngày".
Hy vọng nào cho 15/9 15/9/2021 là mục tiêu mà Chính phủ vừa đặt ra để kiểm soát được dịch bệnh ở TP HCM. Những nơi bị nặng như Bình ... |
Đưa thuyền viên hoàn thành cách ly về nhà an toàn Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vinaship) vừa đưa một số sĩ quan, thuyền viên hoàn thành cách ly trở về nhà ... |
Công nhân khó khăn được hỗ trợ khẩn cấp Chiều 10/8, nghe chính quyền địa phương thông báo sẽ tạm phong toả cả thôn để điều tra, truy vết, Thảo thấp thỏm không yên. |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
- Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
- Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
- Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia
- Giá xe Mitsubishi Triton thế hệ mới từ 655 triệu tới 924 triệu đồng