Chuyện đời người đi bộ ngàn cây số về quê - Kỳ cuối: Ngôi nhà mơ ước
Đời sống - 10/05/2022 05:31 PHẠM XUÂN DŨNG
Mơ ước đời người
Trước lúc mẹ của anh Chu Đức Thắng về, các bà, các chị hàng xóm của bà Khuyên cũng đã trầm trồ về ngôi nhà này và ai cũng khen chủ nhân chịu khó lại táo bạo. Còn bây giờ khi ngồi đối diện, tôi muốn nghe câu trả lời từ chính chủ nhà.
"Chú hỏi tôi làm nhà như thế nào à, ai cũng hỏi tôi như vậy. Năm kia lụt to, vùng này nhà cửa nhiều nơi ngập nước. Tôi thấy cũng lo, phải làm nhà thôi, hơn nữa cả đời lao lực, cũng muốn có mái nhà cứng cáp, khang trang. Nhưng cái khó bó cái khôn, nên mãi chưa làm được. Năm ngoái tôi quyết định làm, nhưng trong tay chỉ có vài chục triệu, tôi cầm "sổ đỏ" vay ngân hàng 150 triệu, còn lại thì mua nợ vật liệu, nợ công thợ, cả thảy tính chi li cũng vào khoảng 300 triệu. Bây giờ làm thì nhiều hơn vì vật giá lên cao. Khi mua chịu, tôi nói rõ ràng, tôi sẽ sẽ trả dần khi vào mùa, vì tôi có làm ruộng, rồi làm thuê, chắt bóp để dành dụm trả nợ tiền nhà. Được cái, tôi tuy nghèo khổ nhưng mình sống thật thà, nói được làm được nên mọi người tin tưởng, vui vẻ cho tôi nợ, từ ngân hàng cho đến các đại lý và kể cả thợ nề, thợ sơn,... Tôi yêu cầu thợ không làm gì cầu kỳ, chỉ cần cứng cáp, vuông góc cho tôi là được. Cũng có người khuyên tôi chọn đá lát nền nhà rẻ tiền nhưng tôi nghĩ, tiền nào của ấy, nên cứ chọn loại kha khá rồi mình sẽ trả dần. Nợ trả dần, "cháo nóng húp quanh". Vậy là có được cái nhà này, dù nó chưa được hoàn chỉnh".
Bà dừng lại một chút rồi tiếp: "Họ nói sống nhà, thác mồ mà. Hồi chồng tôi hấp hối, ông trăng trối cố gắng kiếm trăm gạch "táp lô" đắp mộ cho ông. Mặc dù nghèo như xơ mướp, tôi vẫn hứa: "Ông yên tâm, gì chứ trăm gạch "táp lô" là chuyện nhỏ, tôi sẽ làm được và hơn thế. Và tôi làm thật, mộ ông đàng hoàng. Còn bậy giờ tôi quyết định quay sang làm nhà và làm bằng được".
Một người phụ nữ hàng xóm nói xen vào: "Bà Khuyên thiếu nhưng không phải ai cho cũng nhận. Có người bạn hứa hỗ trợ 50 triệu đồng, nhưng rồi bà cũng không chịu nhận, cứ làm lụng, chắt bóp mà trả nợ. Ngân hàng cho vay đâu đơn giản, họ cũng về kiểm tra, hỏi han kỹ lưỡng, nhưng với bà Khuyên thì họ tin nên mới cho vay. Còn các chủ bán vật liệu cũng thế, bà Khuyên phải sống thế nào, họ mới cho nợ".
Bà Trần Thị Khuyên trò chuyện với tác giả. Ảnh: PXD |
Tất cả ở bàn tay
Tôi hỏi bà Trần Thị Khuyên hiện áp lực nợ nần có đè nặng lắm không, bà đáp: "Ra Tết, ngân hàng giục nợ, tôi kêu bán hai con trâu, một mẹ, một nghé được 32 triệu đồng, trả ngay một khoản nợ. Nói thật, tôi chịu khổ quá nhiều nên cũng quen rồi. Hồi đi cấy thuê, có khi không còn gạo để ăn, tôi nằm nhịn đói ngủ qua đêm, sáng mai lại đi làm để có cái ăn. Nên bây giờ thì mình phải cố, cứ phải cố, mà mình không cố thì ai cố cho mình, để trả cho xong nợ nhà rồi nhắm mắt cũng được..."
Giọng bà Nguyễn Thị Thảo, hàng xóm bà Khuyên nói thêm vào và như muốn chia sẻ với khách: "Bà Khuyên khổ thế nhưng tấm lòng rất thảo. Khi thợ làm nhà, bà mua nước nôi, các thứ về nói cho thợ bồi dưỡng, đến nỗi thợ kêu lên đừng mua mà tốn tiền, vì họ cũng thương cảnh ngộ của bà. Năm kia, lụt to, trâu của bà lạc sang địa phương khác, họ giữ giùm cho. Bà quay quắt đi tìm, khi thấy trâu mình, bà cảm ơn, xin chuộc, họ không chịu, xin mời mọc ăn uống, họ cũng không chịu. Bà bỏ tiền vào phong bì hậu tạ, người ta quát. Bà cứ dắt trâu về, không tiền bạc, quà cáp gì hết, nếu bỏ lại gì thì khỏi lấy trâu. Đến chết cười với bà Khuyên, vì tính bà khí khái thế. Còn họ biết bà khổ nên không muốn bà tốn kém. Dân mình hay vậy đó!".
Một người hàng xóm khác chỉ vào con bà Khuyên, anh Chu Đức Thắng và nói: "Thì rồi mọi sự bà cũng phải tự lo. Như Thắng đây, nói vào Sài Gòn làm công nhân để trả nợ ngân hàng 150 triệu đồng cho mẹ. Nhưng rồi giờ cũng phải về. Cách đây chừng nửa tháng, nghe nói có gởi 2 triệu đồng về cho mẹ theo dịch vụ chuyển tiền của Viettel. Họ báo bà Khuyên nhận, nhưng bà lại không có mã số gì đó nên không nhận được, nghe nói họ trả lại cho người gửi. Nhưng lúc ấy thì Thắng đã đi bộ về nhà rồi, mà giấy tờ mất hết thì nhận lại nỗi gì? Đến giờ cũng không biết 2 triệu đồng của Thắng trôi nổi phương nào?".
Bà Khuyên lại cười, tiếng cười sao không thấy vui mà nghe như thấm thía quá nhiều sự đời chìm nổi, bà nói như triết lý: "Đấy, chắc là đời mình chỉ nhận được cái từ bàn tay mình làm ra..."
Mọi người lặng đi giây lát, không khí như chùng lại.
Vĩ thanh của cát
Khi tạm biệt, bằng một cảm xúc khó tả, tôi nắm chặt tay bà, bàn tay nhỏ bé và chai sần của một nông dân đã từng làm công nhân, rồi hồi hương, cật lực kiếm sống lương thiện bằng tất cả tâm lực và hy vọng của đời mình, một cuộc đời nay đã xế chiều vẫn chưa hết trầm luân, nhưng chưa bao giờ và có lẽ không bao giờ chịu đầu hàng số phận, dù cho cay đắng đến đâu. Tôi kính chúc bà chân cứng đá mềm để hoàn thành mơ ước của mình, một mơ ước bình thường và thiện lành như đất.
Bước ra khỏi ngõ, dù trời tối, tôi vẫn nhìn thấy cát trắng bao quanh ngôi nhà, cát bời bời như ở nhiều tỉnh miền Trung. Và quay lại nhìn, thấy bóng bà như một nhánh xương rồng đâm lên từ cát...
Công an Quảng Ngãi hỗ trợ, tạo điều kiện để anh Thắng về quê an toàn Chúng tôi đã liên lạc với Công an tỉnh Quãng Ngãi và có được những thông tin cần thiết, chính xác từ cơ quan chức năng về việc anh Chu Đức Thắng đi bộ về quê. Theo đó, vào khoảng 13h30 ngày 6/5, khi Công an phường Phổ Vinh, thị xã Đức Phổ, Quảng Ngãi phát hiện một thanh niên đi bộ, dáng điệu thất thểu, tình trạng sức khỏe không ổn định nên hỏi thăm tình hình. Qua hỏi chuyện, được biết anh Thắng bị mất trộm hết tiền bạc và giấy tờ tùy thân, phải đi bộ 15 ngày thì đến Quảng Ngãi. Anh Thắng quê ở Quảng Bình, không làm điều gì bất minh. Công an Phổ Vinh đã giúp anh Thắng tắm rửa, thay áo quần mới và ăn uống lấy lại sức khỏe. Sau khi xác minh nhân thân và thấy trùng khớp như anh Thắng đã chia sẻ. Tiếp đó, Công an phường Phổ Vinh đã nhờ CSGT thị xã Đức Phổ hỗ trợ cho anh Thắng về quê an toàn. CSGT trạm Đức Phổ đã gởi anh Thắng một ít tiền đi đường rồi liên lạc với chính quyền tỉnh Quảng Bình cùng với gia đình anh Thắng và nhờ một xe khách đưa anh về gần tận nhà ở Quán Hàu (Quảng Bình) vào ngày 7/5 một cách an toàn. Anh Chu Đức Thắng và mẹ là bà Trần Thị Khuyên rất cảm kích trước việc cứu giúp người hoạn nạn của Công an tỉnh Quảng Ngãi. Qua bài báo này, gia đình và bà con xóm giềng anh Thắng gửi lời cám ơn chân thành đến với các chiến sĩ công an tỉnh Quảng Ngãi. |
Chuyện đời người đi bộ ngàn cây số về quê - Kỳ 1: Người khác thường Suốt cả ngày 7/5 nhiều tờ báo và mạng xã hội thông tin về một công nhân làm việc ở TP.HCM tên là Chu Đức ... |
Chuyện đời người đi bộ ngàn cây số về quê - Kỳ 2: Người mẹ "thanh sắt" của Thắng Bà Trần Thị Khuyên đi vào từ cửa hông nhẹ nhàng gần nhưng không ai hay biết. Tôi đứng dậy chào bà. Đó là một ... |
Những cuộc hồi hương lặng lẽ: Ngủ vạ vật lề đường, hái lá cây làm chiếu Mất việc kéo dài, nguồn thức ăn cạn kiệt khiến nhiều lao động tự do quê ở các tỉnh miền núi phía Bắc không thể ... |
Những cuộc hồi hương lặng lẽ - Kỳ 2: Giữa đường gặp quý nhân Thật khó hình dung nỗi vất vả và những bất trắc có thể xảy đến với những lao động nghèo bỏ phố về quê, nếu ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
- Công đoàn BIDV Phú Mỹ đồng hành với con gái nhân viên vượt qua bệnh tật
- Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than
- Làm từ thiện để làm gì?
- Xuyên Việt bằng xe điện VF 5 từ Hải Phòng đến Bình Dương để đua xe gymkhana
- Thầy dạy lái ô tô đua gymkhana: Cố gắng lọt vòng trong và có giải