Câu chuyện về Hà Nội buổi đầu giãn cách xã hội, 'đã vội nhưng vẫn còn lo'
Đời sống - 23/04/2020 17:15 Văn Giang
Từ ngày 23/4, được mở cửa bán hàng trở lại là niềm vui đối với nhiều người. |
Đồng hồ điểm 4 giờ sáng ngày 23/4. Bà Lan trở dậy. Tính ra đã tròn 22 ngày bà mới nghe tiếng chuông báo thức tầm này. Hôm nay mồng 1 đầu tháng, cũng là ngày Hà Nội được nới cách ly. Cả đêm qua ông bà trằn trọc không ngủ được, cảm giác hồi hộp lạ thường như mong chờ một điều gì đó sắp đến. Bà nhớ thời điểm trước tháng 4, mỗi ngày quán phở nằm đầu con ngõ Khương Trung ngày nào cũng phải tiêu thụ tầm 30kg bánh phở, nhưng hôm nay bà không lấy nhiều, chỉ bán đủ 15 kg để xem ngày, cũng là thăm dò tình hình. Dưới ánh đèn, muì nước dùng thoáng chốc đã bốc lên thơm phức.
Ông Hùng đang nhanh tay thái sẵn thêm ít hành. Bà Lan xếp lại hàng ghế cho ngay ngắn. Bình thường quán sẽ có thêm 2 người làm, từ cuối tháng 3 khi dịch bắt đầu bùng phát đến nay ông bà đã cho nghỉ về quê. Chiều qua, ông Hùng tính gọi họ lên để nay còn mở quán nhưng bà Lan ngăn lại, phần vì chưa có xe đi liên tỉnh, phần vì sợ lại giống như ngày 15, tiếp tục giãn cách thêm tuần nữa. Mấy ngày đầu chắc khách cũng chưa đông, ông bà tự bán túc tắc vậy.
Ông Hùng kéo cửa quán rộng ra thêm chừng quá nửa. Thực khách đầu tiên bước vào, lúc này là 5 giờ tròn. Không mời đon đả như mọi khi, ông với tay lấy chai nước rửa tay đưa cho khách ra hiệu, rồi chỉ chỗ chiếc bàn phía góc tường đã được lau sạch sẽ. Mặt bằng quán của ông chừng 25 m2, mọi khi ít nhất phải kê làm 4 dãy, mỗi dãy 4 bàn, nhiều hôm đông khách còn ngồi san sát. Hôm nay ông tính với bà chỉ xếp có 2 hàng để đảm bảo khoảng cách, sự thông thoáng theo Chính phủ quy định.
Được một lát, vị khách kế tiếp lại vào. Đoán khách định tiến đến ngồi chung bàn đã có người, ông Hùng ngăn lại, kéo ghế chiếc bàn bên cạnh. Hiểu ý chủ quán, họ không bỏ khẩu trang, cầm tờ menu lên, chỉ vào món phở tái trước khi vào chỗ. Ông Hùng khẽ gật, vào nói cho vợ biết. Quán ông vốn dĩ nếu bình thường thì nhộn nhịp lắm, cả ông với bà tính đều xởi lởi, chủ quán còn chuẩn bị cả bàn nước lẫn ống điếu để phục vụ cho khách có nhu cầu sau ăn, nhưng hôm nay thì cất hết. Những hành động ra hiệu kèm lời nói rời rạc như thế giữa chủ và khách cứ đối đáp nhau. Khách ăn xong đứng dậy, ông nhìn món rồi giơ ra 3 ngón tay (ba chục nghìn ) để họ biết mà thanh toán. Chỉ hơn tiếng sau, khi đã 6 giờ hơn, lúc này trước cửa đã dựng 7 xe máy, đếm thấy số lượng khách tới 9 người, ông Hùng mang tấm biển “chỉ bán mang về” ra treo trước lối vào.
Trời đã sáng hẳn, lúc này những tiếng ồn ào ngày một to. Tiếng còi xe vang lên inh ỏi. Hà Nội buổi sáng đầu tiên sau đêm 22/4. Trời mưa mau và nặng hạt, những người đi xe máy đã phải dừng lại bên đường để trùm thêm áo mưa cho khỏi ướt. Trên vỉa hè, chị hàng xôi cũng kịp căng vội cái ô che lên chiếc thúng khệ nệ chằng sau xe đạp. Tấm biển nhỏ xíu ghi vài chữ “xôi, bánh giày, bánh giò” còn chưa kịp đặt ra, hai người đi chạy bộ với một anh xe máy đã xúm lại. Người mua một phần, người mua hai suất. Chị hàng xôi vội vã, đôi tay thoăn thoắt lấy lá, gói xôi. Họ nhớ mùi hành phi, mùi nếp nương của xôi chị làm đã gần tháng nay. “Hôm nay mới lại được gặp, suốt ngày mì tôm với đồ khô chán quá”. Khách hàng tranh thủ nói với nhau như thế trong lúc chờ mua. Chưa đầy nửa tiếng, thúng xôi các loại đã được người đi đường “giải tán” gần hết, mấy người đến sau tiếc nuối không chọn được món mà mình ưa thích.
Trong con ngõ nhỏ của đường Vũ Tông Phan, Bà Liên cũng đang rảo bước vội tới điểm xe buýt ngoài Khương Đình. Tính đến hôm nay cũng là 22 ngày bà phải đi xe đạp đến chỗ làm chừng 6 cây. “Không có phương tiện công cộng bất tiện quá”. Chừng mươi phút sau, từ phía xa chiếc xe tuyến số 60 Bến xe Nước Ngầm – Bắc Thăng Long thân thuộc đã xuất hiện. Xe chậm dần vào điểm. Như gặp lại người bạn lâu năm, bà luống cuống bám lên. Anh phụ xe đứng ở cửa lui lại, chỉ dẫn bà ngồi cách một ghế trống với hành khách phía trước. “Đủ người rồi chú nhé’, anh nói với bác tài.
Bà Liên nhìn xe vẫn còn thoáng lắm. “Chỉ nhận chừng này thôi, giãn cách xã hội thành phố đã quy định thế rồi. Ngày đầu tái hoạt động chỉ vận hành ở mức 20-30%, không chở quá 20 người và không vượt quá 50% số ghế”, người tài xế vừa lái xe vừa nói vọng lại như vậy để cho những người chưa hiểu không thắc mắc. “Thế cũng may, chứ mà lại kín người như trước thời điểm này thì cũng sợ”. Bà Liên nghĩ trong lòng như vậy.
Vậy là Hà Nội đã trở mình. Đi qua ngã tư Nguyễn Trãi giờ mới thấy vài anh đi xe máy đang cố len lên vỉa hè cho kịp những giây cuối đèn đỏ, chắc họ sốt ruột vì chẳng đi nhanh được giống hôm qua. Đây mới là Hà Nội. Người ta đã quen với sự náo nhiệt thường lệ, quen với hình ảnh đoàn xe nhích từng ít một trên những cung đường đã trở thành “đặc sản” của đất Hà thành.
Giờ đây, vẫn là hình ảnh của sự sôi động, vội vã, tất bật của những con người mưu sinh nhưng dường như có sự dè dặt hơn. Ai nấy đều khẩu trang kín mít, giữ khoảng cách chốn đông người, hiếm cảnh xô bồ như mọi khi. “Hà Nội vẫn có nguy cơ”, nghĩa là chưa hoàn toàn hết dịch, việc tuân thủ quy định lúc này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho chính bản thân, đi theo dòng chảy cuộc sống hối hả vốn thường ngày.
Tính đến 7h sáng ngày 23/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,6 triệu người nhiễm virus ... |
Quy định đã rõ để nhà của công không thể biến thành “nhà của ông” nếu như chẳng có những biến hóa khôn lường và ... |
Cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ sẽ “chốt” lại phương án nên hay không nên tiếp tục giãn cách ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
- Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
- Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
- Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia
- Giá xe Mitsubishi Triton thế hệ mới từ 655 triệu tới 924 triệu đồng