Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thứ tư 03/01/2024 10:20

20 năm “gieo mầm xanh”ở miền núi

Cuộc thi: Viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II - HÀ LAM

Tình thương yêu trẻ em đồng bào khiến người phụ nữ ấy quên hết nhọc nhằn, khó khăn để “gieo mầm xanh” trên mảnh đất xa xôi, khó khăn của thành phố Đà Nẵng.

Chọn và gắn bó với sự nhọc nhằn, suốt 20 năm qua, chưa bao giờ cô giáo Nguyễn Thị Bích Khuê (sinh năm 1981), Tổ trưởng tổ công đoàn thuộc Công đoàn Trường Mầm non Hòa Bắc (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) cảm thấy nuối tiếc về sự lựa chọn của mình…

20 năm “gieo mầm xanh”ở miền núi
Cô giáo Nguyễn Thị Bích Khuê trong một tiết dạy học.

Cơ duyên đến với Hòa Bắc

Một ngày giữa mùa hè, tôi có dịp gặp cô giáo Nguyễn Thị Bích Khuê để được nghe cô tâm sự về chuyện nghề của mình. Cô Nguyễn Thị Bích Khuê quê ở xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ, cô được ba mẹ định hướng theo nghề giáo viên bởi trong suy nghĩ của ba mẹ cô, nghề giáo không chỉ cao quý mà còn góp ích rất nhiều cho xã hội. Nghe theo định hướng gia đình, tốt nghiệp trung học phổ thông, cô thi vào ngành Sư phạm mầm non tại Trường Cao đẳng Trung ương 2 Nha Trang.

3 năm trên ghế giảng đường, cô sinh viên Bích Khuê cố gắng học tập, tiếp thu các kiến thức, kỹ năng được truyền đạt, mong muốn sau khi tốt nghiệp đem kiến thức đó để phục vụ cho nghề được tốt hơn. Năm 2002, Bích Khuê tốt nghiệp và chọn thành phố Đà Nẵng là nơi để cống hiến. May mắn, Bích Khuê được Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Liên Chiểu tuyển dụng giáo viên hợp đồng, phân về dạy tại Trường Mầm non Tuổi Thơ thuộc phường Hòa Minh. Với lòng nhiệt huyết với nghề cùng với những kiến thức đã học, Khuê thực hiện tốt công tác giáo dục, chăm sóc trẻ và được phụ huynh cũng như nhà trường đánh giá cao về chuyên môn nghiệp vụ.

Tuy nhiên, con đường để Khuê gắn bó với trẻ em đồng bào Cơ Tu và trẻ em nghèo khó khăn tại xã Hòa Bắc chính là một cơ duyên. Cô Khuê cho biết, năm 2003, một lần, có cô giáo ở Trường Mầm non Hòa Bắc về giao lưu, trao đổi kinh nghiệm tại Trường Mầm non Tuổi Thơ thì nhận thấy những bài trí trong lớp học rất bắt mắt nên hỏi han, nhờ chia sẻ kinh nghiệm. Trao đổi, chia sẻ qua lại, dần dà quen biết nhau nên cô Khuê đã có dịp lên Trường Mầm non Hòa Bắc để thăm đồng nghiệp và thăm ngôi trường bạn đang dạy. “Khi lên thăm trường, cảm nhận được sự hồn nhiên, sự thiếu thốn của trẻ, mình rất thương. Được đồng nghiệp “rủ rê” lên dạy ở Hòa Bắc nên mình đã quyết tâm nộp hồ sơ để được dạy tại trường và gắn bó cho tới bây giờ”, cô Khuê nhớ lại.

20 năm “gieo mầm xanh”ở miền núi
Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Bích Khuê được xem như “người mẹ” của trẻ em đồng bào Cơ Tu.

“Người mẹ” của trẻ đồng bào Cơ Tu

So với các xã thuộc thuyện Hòa Vang, Hòa Bắc là xã khó khăn, nằm cách xa trung tâm thành phố Đà Nẵng và có 2 thôn Tà Lang, Giàn Bí là địa bàn người đồng bào Cơ Tu sinh sống. Hơn 20 năm trước, đời sống của người dân nơi đây rất khó khăn, đường sá chưa được đầu tư nên đi lại vất vả. Nhiều giáo viên từng công tác tại xã Hòa Bắc hơn 20 năm trước tâm sự rằng, ai không yêu nghề, yêu trẻ thì khó trụ ngay từ ngày đầu bước chân lên dạy tại xã Hòa Bắc. Vừa cách xa trung tâm, điều kiện thiếu thốn, đường sá thì mùa mưa lầy lội, mùa nắng đầy bụi bặm, lúc bấy giờ, Hòa Bắc như một thử thách đối với những giáo viên muốn gắn bó. Đấy là chưa nói 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí – ở nơi rừng xa thăm thẳm, hầu hết là người đồng bào sinh sống. Đó cũng là lý do nguồn giáo viên tại xã Hòa Bắc trước đây luôn thiếu.

Dẫu vậy, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Bích Khuê lại có suy nghĩ khác khi lần đầu đặt chân đến Hòa Bắc. Đó là, phải biết dùng tuổi thanh xuân để giúp đỡ những trẻ em còn khó khăn, đồng thời cũng để cho cái nghề mình càng cao quý hơn. Chia tay Trường Mầm non Tuổi Thơ sau 1 năm gắn bó, cô Khuê quyết tâm lên Hòa Bắc để dạy dù không ít người căn ngăn. Cô Khuê được Ban Giám hiệu Nhà trường phân công lên dạy tại điểm trường Tà Lang rồi sau đó là Giàn Bí. Đập vào mắt cô giáo trẻ ngày đầu vào nhận lớp là những đứa trẻ đen nhẻm, ngây ngô và thiếu chất. Thời điểm đó, người đồng bào khó khăn, ít quan tâm đến con cái, nhiều em mang bụng đói đến trường khiến cô giáo Khuê đứng lớp rất xót lòng.

Khó khăn về điều kiện vật chất không thể khuất phục được cô giáo Khuê nhưng rào cản lớn nhất trong khoảng thời gian đầu khi đứng lớp để giáo dục, chăm sóc trẻ mầm non Cơ Tu, đó chính là ngôn ngữ. “Thú thật, mình có kiến thức, kỹ năng sư phạm, kỹ năng dạy trẻ mầm non nhưng với trẻ đồng bào thì ban đầu mình chưa hiểu ngôn ngữ, gặp không ít khó khăn trong chăm sóc và giáo dục trẻ. Mỗi hoạt động học có thuật ngữ riêng, phải phân tích nhưng các con tiếng Việt vốn từ không có, trong khi mình chưa có ngôn ngữ đồng bào nên không biết dạy như thế nào cho con hiểu”, cô Khuê tâm sự.

Tuy nhiên, theo cô Khuê, may mắn là thời điểm đó trong điểm trường có một cháu là người Kinh và nói được tiếng đồng bào. Đây chính là “cầu nối” ngôn ngữ giữa cô giáo với các học sinh người đồng bào Cơ Tu. Cô Khuê nhờ cháu người Kinh thuyết minh lại, hướng dẫn ý đồ của cô giáo cho các bạn đồng bào. Nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời. Và không thể để kỹ năng truyền đạt bị cản trở bởi ngôn ngữ, cô Khuê “cắp sách” đi học tiếng Cơ Tu từ những phụ huynh là người đồng bào, học sinh lớp 4, 5 “sành” Tiếng Việt. Sự kiên trì đó giúp cô Khuê phần nào cập nhật được tiếng Cơ Tu cho mình, qua đó, việc giáo dục và chăm sóc cho trẻ ngày càng thuận lợi hơn.

Rào cản ngôn ngữ được giải quyết là lúc cô giáo Khuê tập trung vào giáo dục cho trẻ phát triển kỹ năng. Để thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục của mình, cô Khuê xây dựng đề tài “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động âm nhạc”, “Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động văn học”, “Một số biện pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc tại trường mầm non”… Từ năm 2014 trở lại đây, cô Khuê tích cực tham gia thiết kế bài giảng điện tử để phục vụ cho công tác dạy và học. Các đề tài của cô Khuê giúp cho việc dạy học ngày một tốt hơn, đặc biệt giúp cho trẻ em Cơ Tu thành thạo Tiếng Việt và nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ em đồng bào. Đồng thời, qua các đề tài này, cô cũng đã đạt các giải từ cấp huyện đến cấp thành phố, có ứng dụng tốt trong giáo dục trường mầm non.

Các điểm trường như Tà Lang, Giàn Bí, Nam Yên, Nam Mỹ… nơi mà cô giáo Khuê từng đứng lớp, các phụ huynh không hết lời khen vì đôi tay khéo léo của cô cũng như các đồng nghiệp khi sắp xếp, bài trí không gian học tập với mục đích “lấy trẻ làm trung tâm”. Điều kiện gặp khó khăn nên buộc giáo viên phải tạo ra các đồ dùng, dụng cụ dạy và học từ đôi bàn tay khéo léo của mình. “Sỏi, đá cuội, lá rừng, hoa dại… và một số phế liệu là những vật liệu quan trọng để tận dụng trang trí lớp học cũng như tạo ra các dụng cụ học tập cho lớp học”, cô Khuê cho biết. Với tâm huyết, trách nhiệm, cô Khuê đã thực hiện sáng kiến đề tài “Một số kinh nghiệm làm đồ dùng tự tạo từ các nguyên vật liệu thiên nhiên ứng dụng trong công tác dạy học tại Trường Mầm non Hòa Bắc”. Sáng kiến được lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hòa Vang ghi nhận có tính sáng tạo, mới mẻ và chấm giải A năm 2006.

20 năm “gieo mầm xanh”ở miền núi
Cô Nguyễn Thị Bích Khuê tại lớp bồi dưỡng công nghệ thông tin cho giáo viên.

Hạnh phúc khi được sẻ chia, cống hiến

Cô giáo Khuê tâm sự: “Đã xác định lên Hòa Bắc dạy là cho đi, là sẻ chia với các em có hoàn cảnh khó khăn hơn trẻ em dưới thành phố. Vì vậy, người giáo viên phải dạy bằng cả tình yêu thương, và hơn hết thảy, không bao giờ đặt sự so sánh giữa trường miền núi và trường dưới phố, giữa trẻ miền núi và trẻ dưới phố. Chỉ cần trong tư tưởng có một chút sự so sánh là việc dạy học đã không còn chút ý nghĩa nào”. Nhiều bạn bè thấy cô Khuê dạy ngót nghét 20 năm tại Hòa Bắc cũng khuyên xin về thành phố nhưng cô gạt phăng, bởi nơi đây đã gắn bó biết bao buồn vui, kỷ niệm. Dù lên về xa xôi nhưng hằng ngày đi trên con đường quen thuộc, gặp những học trò thân thương, những bà con, nhân dân, cô cảm thấy hạnh phúc, quên đi những nỗi nhọc nhằn.

Suốt 20 năm giảng dạy học sinh Cơ Tu cũng như người Kinh tại các điểm trường của Trường mầm non Hòa Bắc, cô Khuê luôn biết thương yêu, sẻ chia với các em. Nhiều gia đình khó khăn, cô giúp đỡ, hỗ trợ sách vở, bút thước khiến phụ huynh hết sức xúc động. Chị Minh Hồng, thôn Giàn Bí, xã Hòa Bắc chia sẻ: “Cô Khuê là một giáo viên rất hòa đồng, giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề, yêu thương, quan tâm, chăm sóc và am hiểu kỹ tới nhiều vấn đề của trẻ trong quá trình dạy học. Tôi ví dụ, trẻ có vấn đề gì như tự kỷ hay khiếm khuyết một cái gì đó là cô nhận ra ngay. Cô còn hay chia sẻ với những trẻ có hoàn cảnh khó khăn, như mua sách, vở, đồ dùng học tập cho các em…”

20 năm giảng dạy, trong đó phần lớn đứng dạy tại điểm trường có học sinh đồng bào Cơ Tu, kỷ niệm đáng nhớ nhất của cô giáo Khuê chính là tình cảm của phụ huynh dành cho mình. Lễ, Tết, Ngày Nhà giáo Việt Nam, món quà đặc biệt nhất mà cô từng nhận đó chính là những bó hoa dại do phụ huynh, học sinh hái tặng cô giáo. “Nhận những bông hoa dại được bó cẩn thận, mình xúc động lắm. Đó là tình cảm chân thành của người đồng bào dành cho mình”, Khuê tâm sự. Và điều đặc biệt vui chính là những đứa trẻ mầm non ngày nào khi lên tiểu học và các cấp học lớn hơn, lúc gặp cô dù mang khẩu trang nhưng vẫn nhớ nhận ra cô giáo bởi “con chỉ cần nhìn dáng người là con biết chắc chắn đó là cô Khuê”.

Khi hỏi về tương lai của việc “xuống phố”, cô Nguyễn Thị Bích Khuê chia sẻ rằng, đã gắn bó thì tình cảm thực sự trân quý và chỉ mong muốn được tiếp tục cống hiến, có những sáng kiến hay để trực tiếp hỗ trợ cho học sinh miền núi, để các em được nhận những kiến thức và phát triển như trẻ dưới thành phố.

Với những nỗ lực cống hiến của mình, hơn 20 năm qua, nữ giáo viên Nguyễn Thị Bích Khuê đạt được nhiều danh hiệu như giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp thành phố; đạt các giải cao về các sáng kiến cấp huyện, thành phố; chiến sĩ thi đua, 10 năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đoàn viên công đoàn tiêu biểu xuất sắc… Tuy nhiên, với cô Khuê phần thưởng lớn nhất cô nhận được chính là niềm yêu thương của phụ huynh và học sinh, sự quý trọng và ghi nhận của lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo…

20 năm “gieo mầm xanh”ở miền núi
Nhà lưu trú cho giáo viên Hòa Bắc Nhà lưu trú cho giáo viên Hòa Bắc

Tại thôn Phò Nam, công trình nhà lưu trú dành cho giáo viên xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) vừa chính ...

Một Một "điểm sáng" trong công tác khuyến học, khuyến tài ở Đà Nẵng

Tại Đà Nẵng, Trường THCS Phan Bội Châu (quận Sơn Trà) là một "điểm sáng" thực hiện tốt công tác khuyến học

Người lan toả văn hoá đọc trong học sinh Người lan toả văn hoá đọc trong học sinh

Lần đầu tiên đến nhà cô giáo Diệu Phúc (Trường TH Mai Đăng Chơn, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng), tôi khá ấn tượng ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

"Sân chơi" của những người làm báo chuyên nghiệp và không chuyên

Cuộc thi: Viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II -

"Sân chơi" của những người làm báo chuyên nghiệp và không chuyên

Ngày 20/9, LĐLĐ TP Đà Nẵng phối hợp với Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức Lễ tổng kết trao giải “Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) TP Đà Nẵng lần thứ II, năm 2023”.

Tạp chí LĐ&CĐ đoạt giải Nhất Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng

Công đoàn -

Tạp chí LĐ&CĐ đoạt giải Nhất Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng

Chiều 20/9, LĐLĐ TP. Đà Nẵng phối hợp với Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công đoàn (Tạp chí LĐ&CĐ) tổ chức Lễ tổng kết trao giải “Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) TP. Đà Nẵng lần thứ II, năm 2023”.

Trao giải Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần thứ II

Cuộc thi: Viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II -

Trao giải Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần thứ II

14 giờ, ngày 20/9, LĐLĐ TP Đà Nẵng sẽ tổ chức Lễ tổng kết trao giải Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) TP Đà Nẵng lần thứ II, năm 2023 (sau đây gọi tắt là Cuộc thi). Lễ trao giải được tổ chức tại hội trường cơ quan LĐLĐ TP Đà Nẵng (48 Pasteur, Hải Châu, TP Đà Nẵng).

Như đóa hướng dương ngược nắng, tỏa sáng

Cuộc thi: Viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II -

Như đóa hướng dương ngược nắng, tỏa sáng

Cô Nguyễn Thị Lành chính là một gương sáng hội tụ cả về ý chí – nhiệt huyết – tình yêu nghề trong vườn hoa trí thức.

Những chuyến xe nghĩa tình

Cuộc thi: Viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II -

Những chuyến xe nghĩa tình

Nguyễn Quý là một tấm gương "người tốt, việc tốt", người em mà tôi may mắn có cơ hội được gặp gỡ.

Người “truyền lửa” bằng cả trái tim

Cuộc thi: Viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II -

Người “truyền lửa” bằng cả trái tim

Hưởng ứng cuộc thi viết về tấm gương “người tốt, việc tốt”, tôi xin được chia sẻ về một tấm gương tiêu biểu trong trường với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, lòng nhiệt tình và giàu lòng nhân ái của một giáo viên đã nhiều năm cống hiến trong ngành Giáo dục. Đó là cô giáo Nguyễn Thị Lệ Thủy, Phó bí thư Chi bộ, Uỷ viên Ban Chấp hành Công đoàn, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Lai, (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng).

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo?

Đồng chí Hoàng Liên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ đầy tâm huyết và trách nhiệm về hoạt động công đoàn ở nơi có đông đồng bào có đạo.
Bị nợ lương, NLĐ có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp Tôi công nhân

Bị nợ lương, NLĐ có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014, NLĐ còn có quyền nộp đơn tại tòa yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với NLĐ mà doanh nghiệp đó không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Thể lệ cuộc thi video Công đoàn Nam Định chăm lo Tết cho người lao động Infographic

Thể lệ cuộc thi video Công đoàn Nam Định chăm lo Tết cho người lao động

LĐLĐ Nam Định tổ chức cuộc thi xây dựng video clip với chủ đề “Công đoàn Nam Định chăm lo tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 cho đoàn viên, người lao động”.
Bản tin công nhân: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới

Bản tin công nhân ngày 02/1/2024 gồm những nội dung chính sau đây: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới; Tình hình lao động, việc làm quý IV/2023 khởi sắc; Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm...
Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường Bàn Phúc lợi

Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường

Trong chương trình Talk Bàn Phúc lợi số 6 với chủ đề Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường, các khách mời sẽ chia sẻ về những phúc lợi, chế độ lương thưởng hấp dẫn để giữ chân đoàn viên, người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đọc thêm

"Chiến sĩ thầm lặng" giỏi hiến kế và ý tưởng tư duy sáng tạo

Cuộc thi: Viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II -

"Chiến sĩ thầm lặng" giỏi hiến kế và ý tưởng tư duy sáng tạo

Tấm gương người tốt mà tôi vô cùng ngưỡng mộ đó là Hiệu phó Trường Tiểu học Quang Trung - cô Trịnh Thị Oanh người đã dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp trồng người.

Một giáo viên dạy giỏi, năng động và nhiệt huyết

Cuộc thi: Viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II -

Một giáo viên dạy giỏi, năng động và nhiệt huyết

Cô Trương Thị Thủy là một cô giáo rất giỏi và nhiệt tình.

Nữ dân phòng cơ động

Cuộc thi: Viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II -

Nữ dân phòng cơ động

Trong xã hội hiện nay có rất nhiều người an phận, tìm sự bình yên cho bản thân, gia đình thì vẫn còn đâu đó rất nhiều những con người đã quên mình vì hạnh phúc của người khác, vì sự bình yên của xóm làng, địa phương.

Nữ chủ tịch công đoàn tiêu biểu

Cuộc thi: Viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II -

Nữ chủ tịch công đoàn tiêu biểu

Chị Mai Thị Hạnh – Chủ tịch Công đoàn cơ sở Trường THCS Trần Đại Nghĩa, người có khuôn mặt tươi tắn, tác phong nhanh nhẹn, tính tình cởi mở, gần gũi với mọi người đã trở nên quen thuộc với tất cả cán bộ, viên chức, lao động của trường. Ít ai biết được, để có được thành tích như ngày hôm nay, bản thân chị Hạnh đã có những nỗ lực, cố gắng hết mình trong cuộc sống. Với chị, hạnh phúc là mỗi ngày được cống hiến hết sức lực, được giúp đỡ và chia sẻ những điều tốt đẹp với mọi người.

Ban Giám khảo đánh giá chất lượng Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II

Cuộc thi: Viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II -

Ban Giám khảo đánh giá chất lượng Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II

Ông Trần Bá Dung, nguyên Trưởng Ban Nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam - thành viên Ban Giám khảo Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần thứ II, năm 2023 nhận định, chất lượng và nội dung các tác phẩm tham gia Cuộc thi đã được đầu tư về nội dung lẫn hình thức.

Người chỉ huy bản lĩnh, tài đức vẹn toàn

Cuộc thi: Viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II -

Người chỉ huy bản lĩnh, tài đức vẹn toàn

Cô Phạm Thị Ngọc Hà - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung là một người chỉ huy bản lĩnh.

22 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II

Công đoàn -

22 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II

Ban Tổ chức (BTC) chính thức công bố 22 tác phẩm đoạt giải cao nhất Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần thứ II, năm 2023 (sau đây gọi tắt là Cuộc thi).

Hành trình tìm mộ liệt sĩ của những trái tim yêu nước

Cuộc thi: Viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II -

Hành trình tìm mộ liệt sĩ của những trái tim yêu nước

Tiết tấu nhịp nhàng của bước chân không ngừng vang lên trên nẻo đường vắng vẻ, đầy sương mù bình minh. Kẻ đi trên con đường này không phải là người tìm kiếm danh vọng hay vinh quang, mà là những người tìm mộ liệt sỹ - những người anh hùng đã hi sinh vì đất nước, để không bao giờ quên đi những nghĩa cử cao cả của họ.

Nghề lao công, nghề thầm lặng mà trân quý

Cuộc thi: Viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II -

Nghề lao công, nghề thầm lặng mà trân quý

Có một công việc tuy âm thầm và lặng lẽ nhưng hằng ngày đang giúp cho ngôi trường chúng tôi được xanh – sạch – đẹp hơn, đó là công việc lao công. Ai mới đến trường tôi cũng ấn tượng sân trường sạch bong và sự ân cần, niềm nở của cô Năm.

Người đồng nghiệp thân thương của tôi

Cuộc thi: Viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần II -

Người đồng nghiệp thân thương của tôi

Khi tôi chân ướt chân ráo bước vào nghề luôn được các đồng nghiệp bên cạnh và đặc biệt người luôn hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho tôi để tôi vững chải với nghề đó là cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Lệ.