Vĩnh Phúc: Kiến nghị bổ sung đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 05
Người lao động - 03/07/2023 21:12 HỒNG NHUNG
Khó khăn, vướng mắc khi thực hiện Nghị định 05
Công văn số 4743 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc gửi Bộ Y tế, ngày 21/6/2023 nêu: “Theo quy định tại Nghị định 05 thì một số đối tượng sau không được hưởng mức phụ cấp ưu đãi 100% gồm:
Viên chức y tế đã và đang hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề từ 20 đến 30% như: Viên chức phòng Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Viên chức khoa truyền thông giáo dục sức khỏe, Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ, Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Tổ chức hành chính; Viên chức Dân số tại các Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Lễ xuất quân đoàn cán bộ y tế và các lực lượng tham gia phòng chống dịch Covid - 19 tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ TP Hà Nội ngày 9/9/2021. Ảnh: BVĐK Vĩnh Phúc |
Viên chức đang làm công tác y tế dự phòng, có trình độ kỹ sư ngành An toàn vệ sinh thực phẩm, hóa phân tích, kiểm nghiệm, sinh học, đang hưởng ưu đãi ngành 40%, tuy nhiên họ không có mã chức danh nghề nghiệp là V.08 mà lại hưởng lương theo chức danh nghề nghiệp khác như: Kỹ thuật viên đại học (V.05.02.07); Kỹ thuật viên cao đẳng (V.05.02.08); Điều dưỡng sơ cấp (16b.122)…”.
Ngày 15/6/2023, UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhận được văn bản số 1676/SYT-TCCB của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc về việc đề nghị bổ sung đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 05 kèm theo Đơn kiến nghị của các đơn vị y tế, đại diện các chức danh viên chức không được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 05.
Theo đó, trong thực tiễn công tác phòng, chống dịch Covid-19 những năm qua, những cán bộ, viên chức trên đều được huy động để tham gia phòng chống dịch, đều làm việc thường xuyên và trực tiếp như nhau, không phân biệt người có phụ cấp ưu đãi nghề cao hay thấp, không phân biệt người có chuyên môn y tế hay không có chuyên môn y tế, đảm nhận nhiệm vụ ở mỗi vị trí khác nhau như: Bệnh viện dã chiến; cơ sở điều trị Covid-19 cấp huyện; khu cách ly; trực các chốt kiểm soát dịch bệnh; điều tra, truy vết, lấy mẫu…
Nghị định 05 ra đời với tinh thần ghi nhận, động viên kịp thời tới lực lượng y tế nơi tuyến đầu chống dịch, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, thế nhưng, lại “bỏ sót” hàng chục ngàn cán bộ dân số và nhiều lực lượng khác như công văn đã nêu. Điều này, dẫn đến sự bức xúc, nỗi buồn tủi, cảm giác thiếu công bằng giữa họ - những cán bộ đã rất nhiệt tình, trách nhiệm, sẵn sàng xông pha nơi tuyến đầu chống dịch.
Đề xuất, kiến nghị của UBND tỉnh Vĩnh Phúc
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan (áo tím) động viên cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện dã chiến tỉnh đêm 7/5/2021 ngay sau khi Bệnh viện tiếp nhận những bệnh nhân Covid đầu tiên vào điều trị. Ảnh: Thu Hằng |
Để kịp thời động viên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành Y tế, UBND đã đề nghị Bộ Y tế tổng hợp, báo cáo và đề nghị Chính phủ điều chỉnh, bổ sung đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo 2 phương án như sau:
Phương án 1: Tăng mức phụ cấp ưu đãi nghề lên 100% đối với các đối tượng viên chức, y tế dự phòng, y tế cơ sở chưa được hưởng theo Nghị định 05 gồm:
Viên chức y tế đã và đang hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề từ 20 đến 30% như: Viên chức phòng Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Viên chức khoa truyền thông giáo dục sức khỏe, Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ, Phòng Tài chính – Kế toán, Phòng Tổ chức hành chính; Viên chức Dân số tại các Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Viên chức đang làm công tác y tế dự phòng, có trình độ kỹ sư ngành An toàn vệ sinh thực phẩm, hóa phân tích, kiểm nghiệm, sinh học, đang hưởng ưu đãi ngành 40%, tuy nhiên họ không có mã chức danh nghề nghiệp là V.08 mà lại hưởng lương theo chức danh nghề nghiệp khác như: Kỹ thuật viên đại học (V.05.02.07); Kỹ thuật viên cao đăng (V.05.02.08); Điều dưỡng sơ cấp (16b.122)…
Phương án 2: Tăng mức phụ cấp ưu đãi nghề lên 70% đối với các đối tượng viên chức được nêu tại Phương án 1 (nếu không thực hiện được Phương án 1).
Liên quan đến những khó khăn trong quá trình triển khai Nghị định 05, đã có 30 tỉnh, thành gửi công văn đến Bộ Y tế mong muốn nhận được những chỉ dẫn cụ thể từ Bộ và đề xuất bổ sung đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề.
Cán bộ dân số xã Yên Dương, huyện Tam Đảo tuyên truyền về công tác DS-KHHGĐ. Ảnh: baovinhphuc.com.vn |
Trả lời phỏng vấn Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, chiều 26/6/2023, liên quan đến những nội dung này, bà Lê Lan Hương – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế cho biết: “Trên cơ sở ý kiến đoàn viên, kiến nghị từ các địa phương, Vụ trưởng đã chỉ đạo chúng tôi nghiên cứu, đề xuất mở rộng đối tượng và tăng mức phụ cấp lên như kiến nghị. Tuy nhiên, Bộ Y tế không có thẩm quyền quyết định. Chúng tôi cũng rất biết cán bộ dân số các tỉnh đều mong muốn tăng phụ cấp. Về trách nhiệm, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế vẫn phải nghiên cứu, vẫn phải tham mưu. Nếu trong trường hợp báo cáo mà lãnh đạo Bộ, Ban cán sự Đảng Bộ Y tế đồng ý sẽ ký trình báo cáo Chính phủ thì chúng tôi sẽ tiếp tục đòi hỏi các chế độ chính sách cho cán bộ y tế, đáp ứng phụ cấp nếu không được 100% thì cố gắng đạt 70% như một số tỉnh đề xuất”.
Ngày 29/6/2023, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc đã gửi Công văn số 68, đến Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế và Ban Dân nguyện của Quốc hội về kiến nghị cử tri ngành y tế Vĩnh Phúc. Trong đó, nêu rõ: “Thực tiễn đã chứng minh qua 3 năm chống dịch (kể từ năm 2020-2022), những cán bộ, viên chức y tế đều làm việc thường xuyên và trực tiếp như nhau, không phân biệt người có phụ cấp ưu đãi nghề cao hay thấp, không phân biệt chuyên ngành y tế hay chuyên ngành khác. Nhưng người thì được tăng mức phụ cấp ưu đãi lên 100% theo Nghị định 05, người thì giữ nguyên phụ cấp theo Nghị định 56, điều này dẫn đến thiếu công bằng, không động viên khuyến khích nhân viên y tế khắc phục khó khăn để vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Từ đó, Đoàn Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung đối tượng phụ cấp ưu đãi nghề theo 2 phương án sau: Phương án 1: Tăng mức phụ cấp ưu đãi nghề lên 100% đối với các đối tượng viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở chưa được hưởng theo Nghị định 05 gồm: 1. Viên chức làm việc tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các Trung tâm Y tế huyện, thành phố đang hưởng phụ cấp ưu đãi ngành dưới 40%. 2. Viên chức đang làm công tác y tế dự phòng hiện hưởng mức ưu đãi nghề 40% theo Nghị định số 56 nhưng lại giữ mã chức danh khác y tế (Ví dụ: Viên chức có trình độ kỹ sư ngành an toàn vệ sinh thực phẩm, hóa chất, kiểm nghiệm… giữ mã chức danh nghề nghiệp V.05.02.07 và V.05.02.08). 3. Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp Dân số viên hiện đang làm việc tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn. Phương án 2: Tăng mức phụ cấp ưu đãi nghề lên 70% đối với các đối tượng viên chức được nêu tại Phương án 1 (nếu không thực hiện được Phương án 1). Liên quan đến những bất cập của Nghị định 05, một số Đại biểu Quốc hội đã nêu quan điểm trong các phiên thảo luận của Quốc hội khóa XV. Ngày 29/5, thảo luận về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn đã chỉ ra những thiệt thòi của lực lượng viên chức dân số khi Nghị định 05 ban hành.
|
Phụ cấp ưu đãi nghề của ngành Y tế và những nghịch lý Nghị định số 05/2023/NĐ-CP sau khi được ban hành và thực thi đã khiến cho hàng chục nghìn cán bộ dân số hụt hẫng, tủi ... |
Phụ cấp ưu đãi nghề từ Nghị định 05: Những kiến nghị mang theo niềm hy vọng Sau khi Nghị định số 05/2023/NĐ-CP được ban hành, đã có nhiều kiến nghị xuất phát từ mong mỏi và niềm hy vọng của hàng ... |
Phụ cấp ưu đãi theo Nghị định 05: Tiếng lòng từ cơ sở Có cơ duyên gặp gỡ chị Trần Thị Trang - Cán bộ dân số đang công tác tại Trạm Y tế xã Triệu Lăng, Huyện ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 15/09/2024 08:02
Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than
Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.
Người lao động - 13/09/2024 15:40
Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
- Signetics (Hàn Quốc) đầu tư 100 triệu USD vào xây dựng nhà máy bán dẫn tại Vĩnh Phúc
- VNVC chủ lực tiêm vắc xin an toàn trong chiến dịch bao phủ vắc xin sởi tại TP.HCM
- Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
- Chỉ tiêu công tác đối thoại, thương lượng tập thể của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028
- Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính qua 6 điểm tựa Việt Nam