“Viết lịch sử Công đoàn Việt Nam không chỉ là ghi chép quá khứ”
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 02/12/2023 09:09 HOÀI NAM - HUYỀN VY
Đón xem cuộc trò chuyện với “trí thức của giai cấp công nhân” Elevation Talks: Chuỗi sự kiện về đầu tư chuyên biệt cho giới tinh hoa “Màu áo xanh công đoàn là sợi dây níu kéo tôi ở lại” |
Ông Nguyễn Ngọc Anh - nguyên Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Định. Ảnh: HOÀI NAM. |
Theo ông Nguyễn Ngọc Anh, trong phương pháp viết sử, ngoài việc phải trang bị kiến thức về lịch sử còn phải bám sát tính Đảng, tính khoa học, tính quần chúng, tính giai cấp của giai cấp công nhân; đặt thực tiễn, tính xác thực trong đó chứ không phải là báo cáo thành tích.
“Thành tích cũng như những tồn tại, khuyết điểm đều là bài học kinh nghiệm để chúng ta khắc phục. Có như vậy thì tác phẩm mới được trường tồn, mới được người lao động (NLĐ) đón đọc”, ông Nguyễn Ngọc Anh nhấn mạnh.
Cơ duyên đến với nghề viết sử
Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 1978, ông Nguyễn Ngọc Anh lên đường nhập ngũ. Lúc đó ông nhận được giấy báo thi đỗ vào Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học), nhưng ông tiếp tục nhiệm vụ thiêng liêng của Tổ quốc.
2 năm sau, ông xuất ngũ, tiếp tục con đường học tập với chuyên ngành Lịch sử. Đến năm 1984, ông ra trường, về công tác tại LĐLĐ tỉnh Bình Định (lúc đó là tỉnh Nghĩa Bình). Đến năm 2018, thời điểm ông nghỉ hưu là tròn 35 năm ông gắn bó với tổ chức Công đoàn.
“Bản thân tôi được học chuyên ngành Lịch sử, nhu cầu viết sử của công đoàn lúc ấy rất cần thiết nên lãnh đạo LĐLĐ tỉnh ra tận trường đặt vấn đề xin tôi về công tác tại cơ quan. Trải qua quá trình công tác, bản thân tôi kinh qua nhiều vị trí công tác khác nhau. Trong 8 năm làm chuyên viên văn phòng, kiêm luôn việc viết sử của Công đoàn tỉnh Nghĩa Bình, tôi đã dày công nghiên cứu lịch sử công đoàn, kết hợp đi cơ sở nắm bắt thực tiễn đời sống công nhân lao động và hoạt động công đoàn”, ông Nguyễn Ngọc Anh chia sẻ.
Đến nay, ông Nguyễn Ngọc Anh đã xuất bản gần 20 đầu sách. Trong đó có 2 tập sách viết về truyền thống lịch sử công đoàn từ trước năm 1930 đến năm 1975 và từ năm 1975 đến năm 2000.
“Phần lớn những đầu sách xuất bản chúng tôi viết về truyền thống và lịch sử. Qua theo dõi xuyên suốt 94 năm hoạt động của Công đoàn Việt Nam cộng với quá trình trải nghiệm công tác, chúng tôi nhận thấy rằng, tổ chức Công đoàn đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình và được công nhân lao động tin tưởng, gắn bó. Sứ mệnh của công đoàn trước đây cũng như hiện nay. Trong chiến tranh, công đoàn thực hiện nghĩa vụ vận động công nhân đấu tranh giành chính quyền. Trong thời bình, công đoàn tiếp tục vận động công nhân lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ”, ông Nguyễn Ngọc Anh nói.
Tập sách viết về truyền thống lịch sử công đoàn từ trước năm 1930 đến năm 1975 và từ năm 1975 đến năm 2000. Ảnh: HOÀI NAM. |
Gửi gắm tâm sự của người viết sử đến Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
“Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đang diễn ra, tôi rất phấn khởi. Công tác tuyên truyền về Đại hội qua một số bài viết cũng ghi nhận, đánh giá những kết quả đạt được và đưa ra bài học kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp trong thời gian tới. Tuy vậy, qua theo dõi thì tôi thấy có mấy vấn đề cần quan tâm: thứ nhất là coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong giai cấp công nhân, vì giáo dục là “chìa khoá” để giai cấp công nhân thấu suốt, giác ngộ, tin tưởng và ủng hộ tổ chức Công đoàn; thứ hai là bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Đây là “chức năng bẩm sinh” của tổ chức Công đoàn, cho nên chúng ta cũng phải có cách làm đổi mới và sáng tạo", ông Nguyễn Ngọc Anh nói.
Ông cho rằng cần phải đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ công đoàn có bản lĩnh, có trình độ để tham gia quản lý, đề xuất các biện pháp, giải pháp để phát triển kinh tế, khai thác năng lực, trí tuệ của công nhân lao động để góp phần phát triển kinh tế, xã hội; nhất là trong thời kỳ cách mạng 4.0.
Ngoài ra, để đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế thì cần có những đổi mới theo hướng phát huy vai trò công đoàn ở các ngành nghề để bảo vệ quyền lợi của NLĐ một cách thiết thực hơn.
Trên Talk Công đoàn, ông Nguyễn Ngọc Anh bày tỏ sự trăn trở về chỉ tiêu phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở. Ông cho rằng đây là vấn đề cốt lõi, sống còn của tổ chức Công đoàn. “Chỉ tiêu đề ra là từ nay đến hết nhiệm kỳ, cả nước phát triển lên 15 triệu đoàn viên công đoàn. Chúng tôi cho đây là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng, rất lớn mà cần phải nỗ lực cao hơn nữa, quyết liệt hơn nữa, phải sâu sát đem lại quyền lợi cho NLĐ thì họ mới tham gia vào tổ chức Công đoàn. Cần cân nhắc việc phát triển đoàn viên một cách khoa học hơn, không nên chạy theo thành tích, phát triển đến đâu là chất lượng đến đó”, ông bày tỏ quan điểm.
Nguyên Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Định cũng cho rằng cần xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ và có phương pháp hoạt động hiệu quả; phải tâm huyết, đi sâu, đi sát và hướng về cơ sở.
“Chúng ta nên đề xuất những vấn đề sát thực tiễn. Thực tế hiện nay, một số nơi cán bộ công đoàn làm việc cầm chừng, né tránh trách nhiệm. Xây dựng tổ chức Công đoàn, chúng ta phải có những chính sách thu hút nhân tài, dám mạnh dạn bảo vệ quyền lợi của NLĐ, dám nói lên sự thật để các ngành, các cấp lắng nghe để giải quyết”, ông nói.
Video chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Anh - nguyên Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Định.
Cũng trên Talk Công đoàn, ông Nguyễn Ngọc Anh chia sẻ về những vấn đề đặt ra đối với tổ chức Công đoàn trong xu thế hội nhập hiện nay; việc làm thế nào để Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đi vào cuộc sống...
Những chia sẻ tâm huyết, trách nhiệm của nguyên Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Định sẽ được đăng tải đầy đủ trong Chương trình Talk Công đoàn, phát sóng lúc 20 giờ, tối thứ Bảy, ngày 02/12/2023.
Kính mời quý độc giả đón xem!
Đón xem cuộc trò chuyện với “trí thức của giai cấp công nhân” Talk Công đoàn tuần này (28/10/2023) sẽ là cuộc trò chuyện với PGS.TS Nguyễn An Lương – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên ... |
Elevation Talks: Chuỗi sự kiện về đầu tư chuyên biệt cho giới tinh hoa Cuối tuần qua, tại Hà Nội, Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital Việt Nam (Dragon Capital) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát ... |
“Màu áo xanh công đoàn là sợi dây níu kéo tôi ở lại” Đó là những tâm sự rất thật của đồng chí Trần Thị Thùy Duyên, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Thương mại - Dịch ... |
Tin cùng chuyên mục
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 28/08/2024 10:52
Đối thoại tại doanh nghiệp là vấn đề then chốt nâng cao phúc lợi cho người lao động
"Đối thoại tại doanh nghiệp mới là vấn đề then chốt trong việc nâng cao phúc lợi cho người lao động và thúc đẩy tăng năng suất lao động. Từ đó, xây dựng được quan hệ lao động hài hòa tại nơi làm việc.", đồng chí Lê Thị Thu Nam, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ như vậy khi trao đổi về những thành quả mà đơn vị này gặt hái được trong thời gian gần đây.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 24/08/2024 14:40
Cán bộ công đoàn cần hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm bữa ăn ca
Đây là mục tiêu hướng đến của hội nghị tập huấn cán bộ công đoàn về chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức vừa qua.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 23/08/2024 16:41
Người cán bộ công đoàn "nâng cánh" ước mơ cho công nhân lao động
Đồng chí Nguyễn Tiến Hậu - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt may Huế, không chỉ có nhiều sáng kiến mà còn luôn bồi đắp, chấp cánh ước mơ cho công nhân lao động, đồng chí là một trong những gương điển hình trong hoạt động công đoàn được Tổng LĐLĐ Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh năm 2024.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 22/08/2024 13:30
Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm: “Cần xây dựng, củng cố niềm tin giữa công đoàn với giới chủ”
Đó là một trong những bài học kinh nghiệm được đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam đúc rút sau quá trình đàm phán, thương lượng để đi đến việc ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành Dệt May Việt Nam lần thứ VI, diễn ra hồi tháng 7 vừa qua.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 31/07/2024 08:49
Kinh nghiệm thực tiễn đưa tổ chức Công đoàn vào doanh nghiệp
Xác định nhiệm vụ thành lập công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên tại các doanh nghiệp là nhiệm vụ cốt lõi để xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, vì vậy các cấp công đoàn trong tỉnh Thừa Thiên Huế luôn chú trọng thực hiện, triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm thu hút công nhân lao động đến với công đoàn.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 26/07/2024 11:26
Đổi mới hoạt động Công đoàn theo hướng khoa học, sáng tạo, hướng về cơ sở
Thực hiện Nghị quyết 02, của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới” các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động được đổi mới, có hiệu quả theo hướng khoa học, sáng tạo, hướng về cơ sở, phù hợp với từng đối tượng đoàn viên, người lao động. Từ đó, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.