Truyền thống anh hùng của công nhân Mỏ - ngành Than
Kinh tế - Xã hội - 12/11/2022 17:10 VŨ HẰNG
Cuối tháng 2-1930, tại căn nhà nhỏ đơn sơ hẻo lánh, phía nam của mỏ than Mạo Khê (nay thuộc khu Dân Chủ - phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều) đã diễn ra Hội nghị thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản ở Mạo Khê. Đồng chí Phùng (tức Nguyễn Văn Cừ) phụ trách Khu mỏ, giới thiệu đồng chí Trọng (tức Nguyễn Đức Cảnh) thay mặt Đảng Cộng sản Đông Duơng công nhận từng đồng chí vào Đảng. Chi bộ gồm có 5 đồng chí: Đặng Châu Tuệ, Vũ Thị Mai, Bùi Đức Giao, Nguyễn Huy Sán, Bùi Văn Mạo. Đồng chí Đặng Châu Tuệ đuợc chỉ định làm Bí thư Chi bộ. Tại Hội nghị này, Chi bộ đã thảo luận và quyết định một số nhiệm vụ trước mắt là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, gây cơ sở ở nơi yết hầu của địch, phát động phong trào đấu tranh để mở rộng ảnh huởng của Đảng. Đây là chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở vùng Mỏ Quảng Ninh; mở ra một bước ngoặt quan trọng cho phong trào công nhân tại khu Mỏ. Sau chi bộ ở Mạo Khê, các chi bộ khác nối tiếp đuợc thành lập ở Hòn Gai, Cẩm Phả, Uông Bí.
Để tăng cường ảnh huởng của Đảng trong quần chúng, các chi bộ đã tổ chức kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga ở khắp vùng Mỏ với các hình thức treo cờ, rải truyền đơn, căng biểu ngữ chào mừng và kêu gọi thợ mỏ noi guơng Cách mạng tháng Mười Nga. Sự kiện chấn động nhất trong ngày kỷ niệm là lá cờ đỏ tung bay trên cầu Pooc-tich số 1, cảng Cửa Ông. Đảng viên trẻ Ngô Huy Tăng đã mưu trí, dũng cảm treo cờ từ đêm hôm trước. Sáng ra, bọn Pháp và tay sai hoảng hốt không dám trèo lên hạ cờ vì sợ có bom, mìn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trường khai thác của mỏ than Đèo Nai (Cẩm Phả) vào chiều 30/3/1959. Ảnh tư liệu. |
Trước sự phát triển nhanh chóng của phong trào ở Vùng Mỏ, tại Hội nghị lần thứ nhất, tháng 10 - 1930, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Duơng quyết định thành lập tại vùng Mỏ Quảng Ninh một đặc khu, lấy tên là Đặc khu Hòn Gai (cùng với Đặc khu Hà Nội, là hai đặc khu đuợc thành lập tại Hội nghị lần này). Đồng chí Vũ Văn Hiếu đuợc cử làm Bí thư Đặc khu ủy. Từ đây, phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng ở Vùng Mỏ phát triển mạnh mẽ.
Theo kế hoạch, ngày 11/11/1936 là ngày lĩnh luơng. Sau khi lĩnh luơng xong, công nhân đi mua luơng thực, thực phẩm để dự trữ chuẩn bị cho bãi công. Nhưng kỳ lĩnh lương năm đó chậm lại một ngày nên đến chiều ngày 12/11/1936, thợ mỏ mới đi mua lương thực, thực phẩm. Đêm 12/11/1936, không khí chuẩn bị bãi công bao trùm cả khu vực Cẩm Phả. Ngay đêm đó, các đội bảo vệ đã thành lập các trạm kiểm soát trên các ngả đường dẫn lên công trường, tầng than để tuyên truyền vận động thợ mỏ tham gia bãi công. Truyền đơn, khẩu hiệu, áp phích, dán ở các lán thợ và trên các đường phố.
Công nhân kho chính Hòn Gai cùng Nhân dân đón mừng bộ đội vào tiếp quản, tháng 4/1955. Ảnh tư liệu. |
Sáng ngày 13/11/1936, cả khu vực Cẩm Phả hùng hực khí thế cách mạng. Hơn 5.000 thợ mỏ Cẩm Phả đồng loạt nghỉ việc. Từng tốp thợ mỏ tập trung quanh những tấm áp phích và đọc cho nhau nghe lời kêu gọi và yêu sách của cuộc bãi công. "Hỡi anh chị em! Chúng ta làm lụng cực khổ, lương không đủ sống. Chúng ta không muốn chết đói, chết bệnh. Vậy tất cả hãy bãi công, đòi chủ tăng luơng lên 3 hào một ngày, đòi chủ phát cuốc xẻng. Anh chị em hãy đồng tâm đừng để nguời ta phá cuộc đấu tranh của chúng ta. Hãy tỉnh táo, đùng mắc mưu khiêu khích. Kỷ luật và đồng tâm, chúng ta sẽ thắng".
Mọi người reo lên “Bãi công đi anh em ơi!". Chỉ trong vòng 2 giờ, cuộc bãi công đã lan đi khắp nơi. Các tầng lò, xuởng máy không một bóng người. Các cơ sở sản xuất của mỏ Cẩm Phả đều phải ngừng hoạt động. Chiều ngày 13/11/1936, chủ mỏ Cẩm Phả cùng với cai, ký bàn cách phá cuộc bãi công. Ban lãnh đạo cuộc bãi công tiếp tục tuyên truyền, vận động mọi người siết chặt hàng ngũ đấu tranh.
Ngày 14/11 /1936, thực dân Pháp điều 40 xe chở đầy lính lê dương, lính khố xanh từ Quảng Yên, Hải Phòng về Cẩm Phả để đàn áp cuộc bãi công. Nhưng tinh thần đấu tranh của công nhân mỏ Cẩm Phả vẫn không hề nao núng. Cuộc bãi công bước sang ngày thứ ba, thứ tư càng trở nên quyết liệt. Lính gác khắp các ngả đường vẫn không ngăn cản được hàng nghìn công nhân tập trung ở các phố đấu tranh đòi chủ mỏ phải thực hiện yêu sách của họ.
Chiều ngày 17/11/1936, là ngày thứ năm của cuộc bãi công, chủ mỏ cho dán yết thị công bố quyết định tăng luơng lên 26 xu một ngày và hô hào thợ trở lại làm việc. Nhưng công nhân vẫn cuơng quyết đòi đuợc 3 hào một ngày mới đi làm. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo cuộc bãi công đã tổ chức đi tuyên truyền, vận động các chủ hiệu mở cửa bán gạo chịu cho công nhân và đã đuợc các chủ hiệu đồng ý. Đồng bào dân tộc Sán Dìu, bà con ngư dân cũng ủng hộ luơng thực, thực phẩm để thợ mỏ giữ vững cuộc bãi công. Thợ mỏ đã tập trung số lương thực còn lại nấu ăn chung trước cửa nhà tên chủ mỏ Cẩm Phả. Báo Le Travail ngày 27/11/1936 đã phản ánh và ca ngợi: "Họ đã tỏ rõ tinh thần đoàn kết vô sản một cách vô cùng tốt đẹp. Họ đã nấu chung bữa cháo cuối cùng với nhũng nắm gạo cuối cùng và thề sẽ đấu tranh quyết liệt".
Ngày 18/11 /1936, tầng lò, nhà máy vẫn vắng teo.
Ngày 19/11 /1936, ngày thứ 7 của cuộc bãi công diễn ra căng thẳng và đã có xung đột xảy ra. Bọn cai, ký đã dụ dỗ, lừa phỉnh đuợc một số công nhân đi làm ở tầng 190. Hàng trăm công nhân đã kéo đến phản đối. Tên đốc công người Pháp đã bắt đi một công nhân trong đội bảo vệ. Ngay lập tức, công nhân ào đến cứu nguy cho người thợ đó. Thợ và lính xô đẩy nhau, 3 người thợ bị lính đẩy xuống rãnh bị thương. Quần chúng công nhân phẫn uất xông vào đánh nhau với bọn lính. Tình hình trở nên hết sức căng thẳng. Trước tình hình đó, lãnh đạo cuộc bãi công đã kịp thời nhắc nhở, kêu gọi công nhân hãy bình tĩnh, kiềm chế và cảnh giác không để mắc mưu địch. Cuộc bãi công của công nhân mỏ Cẩm Phả đã lên đến đỉnh điểm. Những tên thực dân đầu sỏ như toàn quyền Đông Duơng, Thống sứ và Chánh mật thám Bắc Kỳ, Công sứ Quảng Yên, Đại lý mỏ Cẩm Phả, Tổng giám đốc SFCT đều đã phải vào cuộc để trực tiếp giải quyết cuộc bãi công ở cẩm Phả nhưng chúng đều bất lực và thất bại trước ý chí, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết và sức mạnh to lớn của công nhân mỏ.
3 giờ chiều ngày 20/11/1936, chủ mỏ đã phải tuyên bố chấp nhận toàn bộ yêu sách của công nhân: “Trả luơng 30 xu/ngày, trả tiền cuốc xẻng. Chịu tiền dầu mỡ bảo duỡng xe goòng. Công nhân vắng mặt bất cứ lý do gì cũng không đuợc phạt". Sau 8 ngày đấu tranh liên tục, quyết liệt, cuộc bãi công của công nhân mỏ Cẩm Phả đã giành đuợc thắng lợi hoàn toàn.
Tượng đài Vinh quang Thợ mỏ tại Quảng trường 12/11 (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh). Nguồn: IT |
Thắng lợi của cuộc bãi công của công nhân mỏ Cẩm Phả đã cổ vũ công nhân toàn khu mỏ đồng loạt bãi công. Sáng ngày 23/11/1936, công nhân Nhà máy cơ khí Hòn Gai bãi công. Sau đó là công nhân các nhà máy than luyện, nhà sàng, mỏ than Hà Tu, Hà Lầm, Nhà máy điện Cột 5 tiếp tục bãi công. Chiều ngày 24/11 /1936, công nhân mỏ than Mông Dương kéo đến gặp chủ mỏ đòi tăng lương. Ngày 25/11/1936, công nhân nhà sàng và cảng Cửa Ông, mỏ than Kế Bào, Cái Đá, Đồng Đăng bãi công đòi tăng lương. Sáng ngày 27/11/1936, công nhân khu vực Hòn Gai tập trung tại sân bóng đá biến thành cuộc biểu tình, biểu dương lực lượng. Chiều ngày 28/11/1936, chủ mỏ Hòn Gai đã phải ra thông báo chấp nhận yêu sách của công nhân. Trước tình hình đó, chủ mỏ Uông Bí, Vàng Danh, Mạo Khê đã vội vàng tăng lương đồng loạt 10% cho tất cả công nhân.
Sau 17 ngày đêm (từ 12/11 đến chiều ngày 28/11/1936), với tinh thần đấu tranh bền bỉ, liên tục và quyết liệt, cuộc tổng bãi công của hơn ba vạn thợ mỏ diễn ra trên phạm vi trải dài hàng chục ki-lô-mét toàn Vùng Mỏ đã giành được thắng lợi.
Ngành Than: Dây chuyền sản xuất hiện đại, đời sống công nhân được nâng cao “Ruồi vàng, bọ chó, gió Vàng Danh”, câu ca thuở nào khái quát được nỗi vất vả, cơ cực của CNLĐ ngành Than trong điều ... |
Kỷ niệm 85 năm Ngày Truyền thống Công nhân Vùng mỏ - Truyền thống ngành Than Nhân kỷ niệm 85 năm Ngày truyền thống Công nhân Mỏ, Truyền thống ngành Than 12/11 (1936-2021), ngày 11/11, tại TP Hạ Long, Tỉnh ủy ... |
Nghiệm thu Đề án “Phát huy truyền thống văn hoá thợ mỏ trong thời kì mới” Ngày 21/6, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Công đoàn TKV đã tổ chức phiên họp nghiệm thu các sản phẩm thuộc ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 06/09/2024 14:04
Sạc xe điện dưới trời mưa bão có nguy hiểm không?
Sạc xe điện dưới trời mưa bão có nguy hiểm không là câu hỏi nhiều chủ xe điện quan tâm hiện nay, nhất là khi thời điểm cơn bão số 3 đã cận kề.
Kinh tế - Xã hội - 06/09/2024 14:03
Triệu hồi hơn 630 xe Lexus vì có nguy cơ cháy nổ
Toyota Việt Nam vừa phát đi thông tin triệu hồi 634 xe Lexus vì liên quan đến bơm nhiên liệu có thể hỏng.
Kinh tế - Xã hội - 06/09/2024 14:01
Cộng đồng nhận xét gì khi Hyundai Santa Fe 2024 lộ hình ảnh trước ngày ra mắt 20/9?
Hai chiếc xe Hyundai Santa Fe 2024 màu trắng và màu đen đã lộ diện trên đường phố Quảng Bình vào ngày hôm nay. Chiếc xe này sẽ ra mắt thị trường Việt Nam vào ngày 20/9 tới đây.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 17:13
PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
Tổng cộng 2.500 lít nhiên liệu sẽ được PVOIL gửi tặng tới các vận động viên, thành viên Ban Tổ chức, Ban Điều hành của Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:27
Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9
Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch đấu giá biển số ô tô phiên đấu giá thứ năm, với 388.389 biển số được đưa lên sàn.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:25
Bốn mẫu xe nhận ưu đãi mạnh tay từ Toyota Việt Nam và các đại lý trong tháng 9
Khách hàng có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn lên tới 100% lệ phí trước bạ khi kết hợp ưu đãi từ Chính phủ, Toyota Việt Nam và tại hệ thống đại lý trong tháng 9 này.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”