Thoát nghèo nhờ vay vốn công đoàn
Cách làm hay - 01/04/2020 17:30 Ngọc Tú
Cán bộ Quỹ Trợ vốn giải ngân vốn vay năm 2020 cho đoàn viên, CNVCLĐ huyện Hoài Đức. |
Hỗ trợ kịp thời
Từ quê Lý Nhân (Hà Nam) ra Hà Nội lập nghiệp, vợ chồng chị Phạm Thị Thanh Nga - nhân viên Trường Mầm non Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP.Hà Nội phải thuê nhà trọ để sinh sống. Nhà cửa phải thuê, hai con còn nhỏ, trong khi lương nhân viên cấp dưỡng trong trường mầm non của chị Nga thì thấp mà công việc của chồng chị lại không ổn định khiến kinh tế gia đình luôn trong cảnh thiếu trước, hụt sau.
Đang trăn trở tìm cách làm kinh tế, chị Nga mừng rơi nước mắt khi thông qua hướng dẫn của công đoàn cơ sở và LĐLĐ quận Hoàng Mai, chị đã được Quỹ Trợ vốn cho vay 10 triệu đồng để phát triển kinh tế. Số vốn tuy không nhiều nhưng đủ để chị Nga đầu tư mở một cửa hàng tạp hóa nho nhỏ cho chồng chị bán hàng. Từ đó, chồng chị Nga có việc ổn định, thêm nguồn thu nhập, lại tận dụng được thời gian để ở nhà giúp chị trông nom con cái. “Từ khi được vay vốn của Quỹ trợ vốn và mở cửa hàng tạp hóa, thu nhập gia đình tôi mỗi tháng tăng thêm từ 3-6 triệu đồng, việc chi tiêu và chất lượng cuộc sống gia đình được cải thiện đáng kể. Có thể nói, chính nhờ tổ chức Công đoàn mà gia đình tôi thoát nghèo”, Chị Thanh Nga bộc bạch.
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Vinh, đoàn viên Công đoàn xã Trung Hòa huyện Chương Mỹ thì bộc bạch, nhờ được vay vốn từ Quỹ Trợ vốn, gia đình anh đã có điều kiện để đầu tư cải tạo chuồng trại, mua thêm con giống, thức ăn, phát triển quy mô chăn nuôi gia cầm, thủy sản của gia đình, tạo việc làm cho vợ nông nhàn và tăng thêm thu nhập gia đình khoảng 2 triệu/ tháng. “Quỹ Trợ vốn thực sự là điểm tựa giúp những đoàn viên, CNVCLĐ còn khó khăn về kinh tế như chúng tôi vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế”, anh Vinh nói.
Giúp người lao động chi tiêu có kế hoạch
Ngoài những trường hợp kể trên, còn nhiều, rất nhiều CNVCLĐ nghèo của Thủ đô đã được Quỹ Trợ vốn hỗ trợ vốn vay để thoát nghèo trong những năm qua như gia đình anh Đỗ Văn Nghĩa (đoàn viên Công đoàn phường Yên Sở, quận Hoàng Mai) cũng nhờ nguồn vốn vay từ Quỹ Trợ vốn để chăn nuôi lợn; qua đó, cứ khoảng 5 - 6 tháng lại bán một lứa lợn, thu về hơn chục triệu đồng hay chị Lê Thị Thu Hà - Giáo viên Trường Mầm non Kim Thư, huyện Thanh Oai, vay vốn mở trang trại nuôi trên 100 con gà, nguồn thu nhập hàng tháng tăng từ 2 đến 2,5 triệu đồng...
Ông Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc Quỹ Trợ vốn cho biết:"Trong năm 2019, Quỹ đã giải ngân 43,22 tỷ đồng cho 2.154 lượt đoàn viên của 110 công đoàn cơ sở thuộc 25 công đoàn cấp trên cơ sở vay vốn. Trong đó, có 1.442 đoàn viên vay 28,84 tỷ đồng cho mục đích sản xuất kinh doanh cải thiện thu nhập (chiếm 66,7% vốn giải ngân và 66,9% số người vay). Ngoài ra, CNVCLĐ còn sử dụng vốn vay để mua sắm phương tiện sinh hoạt, sửa chữa cải tạo nhà… từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống".
Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Cường, hồ sơ, thủ tục vay vốn của Quỹ ngày càng được hoàn thiện, chặt chẽ, thuận tiện cho người vay vốn; công tác giải ngân diễn ra tuyệt đối an toàn, đúng đối tượng, tiền mặt được trao trực tiếp đến tận tay người vay tại công đoàn cơ sở, có sự chứng kiến của công đoàn cấp cấp trên trực tiếp cơ sở.
"Năm 2019, Quỹ Trợ vốn đã tăng cường công tác kiểm tra thực tế sử dụng nguồn vay tại 83 công đoàn cơ sở với 208 hộ gia đình đoàn viên, CNVCLĐ. Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết các thành viên vay vốn từ Quỹ đã sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Từ nguồn vốn vay đã giúp cho các gia đình tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, góp phần từng bước giải quyết khó khăn trong cuộc sống của đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn Thành phố”, ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết thêm.
Quỹ Trợ vốn trao sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng cho con CNVCLĐ tham gia vay vốn. |
Ngoài hiệu quả về lợi ích kinh tế, điều đáng nói là từ khi thành lập đến nay, Quỹ Trợ vốn đã duy trì hiệu quả sản phẩm tiết kiệm bắt buộc, qua đó giúp người vay nâng cao ý thức tiết kiệm cho bản thân và có trách nhiệm với đồng vốn được vay, hơn thế còn giúp đoàn viên, người lao động cùng góp sức để có thêm nhiều người khó khăn như mình sẽ được vay vốn.
Theo quy định của Quỹ, mọi thành viên tham gia vay vốn đều phải tham gia sản phẩm tiết kiệm bắt buộc với mức 1% trên tổng số vốn vay. Số tiền tiết kiệm này được hoàn trả cho người vay khi thanh lý hợp đồng. Đây chính là điều kiện vật chất cần thiết để quỹ thực hiện sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng như hỗ trợ học bổng cho con các thành viên vay vốn vượt khó học giỏi, hỗ trợ người vay không may gặp rủi ro và hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, hoặc tổ chức tuyên truyền trao đổi kinh nghiệm làm kinh tế gia đình.
Vì mục đích và ý nghĩa nhân văn như trên, 100% các thành viên vay vốn đã tích cực tham gia sản phẩm này. Từ nguồn tiết kiệm bắt buộc này, hàng năm Quỹ Trợ vốn đều tổ chức ít nhất 2 đợt trao sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng cho người vay. Riêng năm 2019, Quỹ đã tổ chức 2 đợt trao sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng cho 169 CNVCLĐ và con CNVCLĐ tham gia vay vốn đồng thời trao hỗ trợ cho 30 đoàn viên công đoàn, CNVCLĐ tham gia vay vốn có hoàn cảnh khó khăn vào dịp Tết Nguyên đán và Tháng công nhân, với tổng số tiền trao tặng trong năm là 128,6 triệu đồng.
Ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết, năm 2020, Quỹ Trợ vốn đặt mục tiêu tăng cường, bổ sung nguồn vốn hoạt động chương trình dự án tài chính vi mô; luân chuyển sử dụng có hiệu quả nguồn vốn; bảo toàn, phát triển nguồn vốn được LĐLĐ Thành phố giao quản lý. Một trong những chỉ tiêu cụ thể của năm 2020 là Quỹ phấn đấu tăng số lượng đoàn viên, công nhân lao động được vay vốn đạt 25-30%, thí điểm triển khai sản phẩm vay vốn hỗ trợ học nghề tại một số công đoàn cơ sở nhằm thực hiện hiệu quả hơn nữa mục tiêu chăm lo, giúp đoàn viên, CNVCLĐ có thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Sáng 1/4, Việt Nam thêm 5 ca mắc Covid-19 mới, nâng tổng số ca bệnh lên 212. Trong đó 1 nhân viên Công ty Trường ... |
Tính đến 7h sáng ngày 1/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 202 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 856.000 ca nhiễm virus corona chủng ... |
Tin cùng chuyên mục
Cách làm hay - 09/03/2022 18:32
“Những câu chuyện về nữ cán bộ, công nhân viên Điện lực sẽ được lưu giữ đến mai sau”
Nói về cuộc thi viết dành cho nữ cán bộ, công nhân viên nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, đồng chí Đinh Thị Phượng - Phó Chủ tịch Công đoàn, Trưởng Ban Nữ công Công đoàn Công ty Điện lực Nghệ An chia sẻ, cuộc thi nhằm lưu giữ những giá trị về tấm gương lao động nữ trong quá khứ lẫn hiện tại để các thế hệ sau ghi nhớ.
Cách làm hay - 06/03/2022 17:58
Đoàn viên tình nguyện nhập dữ liệu F0 nghỉ việc hưởng BHXH
Trước thực trạng người lao động là F0 tăng cao trong khi lực lượng cán bộ y tế địa phương “mỏng”, LĐLĐ huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) kêu gọi các đoàn viên tham gia hỗ trợ nhập dữ liệu để người lao động nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ hưởng chế độ BHXH.
Cách làm hay - 05/03/2022 08:33
Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị để người lao động thoát cảnh chật vật xin giấy xác nhận F0
Trước thực trạng những ngày qua người lao động phải chật vật xin giấy xác nhận F0 và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra một số kiến nghị, đề xuất với Bộ Y tế nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp người lao động yên tâm sản xuất.
Cách làm hay - 27/02/2022 09:15
Chung sức xây dựng môi trường sống và làm việc xanh - sạch - đẹp
Hơn 20 năm hình thành và phát triển, để xây dựng một môi trường làm việc trong lành, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), Công ty TNHH Chaichareon Việt - Thái tại Khu Thương mại Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện phương châm “Sạch người, sạch nết, sạch việc; biết nhặt, biết cất, biết vứt”, cùng chung tay xây dựng một môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp.
Cách làm hay - 26/02/2022 15:54
Lan tỏa mô hình “Câu lạc bộ xanh - an toàn”
Vừa qua, mô hình “Câu lạc bộ xanh - an toàn” của Liên đoàn Lao động thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vinh dự được Ban Dân vận Tỉnh ủy Lâm Đồng lựa chọn đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen trong phong trào “Dân vận khéo” phòng, chống Covid-19 năm 2021.
Công đoàn - 14/02/2022 07:00
Chương trình "Bếp ăn yêu thương" của Công đoàn Trường Tiểu học Mà Cooih: Ấm áp, sẻ chia
“Bếp ăn yêu thương” của Công đoàn Trường TH Mà Cooih, huyện Đông Giang, Quảng Nam dẫu còn thiếu thốn nhưng vẫn “đỏ lửa” suốt 2 năm nay. Bếp ăn này phục vụ những suất cơm nóng hổi cho các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch và những bệnh nhân là đồng bào dân tộc Cơ Tu có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
- Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động
- Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
- Quảng Bình: Hơn chục doanh nghiệp tuyển lao động, nhiều vị trí việc làm hấp dẫn
- "Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề