Tết 2021, người chặt bán hay mua đào rừng sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Kinh tế - Xã hội - 27/12/2020 07:00 Ngọc Anh
Cấm chặt đào rừng chơi Tết Đâu là nguyên nhân công trình Mã Pì Lèng Panoroma được cải tạo “hoành tráng” hơn? Từ năm 2021, khi muốn nghỉ việc, người lao động phải báo trước bao nhiêu ngày? |
Thủ tướng yêu cầu cấm tuyệt đối việc chặt phá đào rừng. Ảnh: B.Đ |
Theo đó, chiều 24/12, tại Hội nghị tổng kết công tác 2020 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu cấm tuyệt đối việc chặt phá đào rừng, yêu cầu các địa phương phải tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp chặt đào rừng chở về xuôi để chơi Tết.
Việc chặt đào rừng bị xử phạt như thế nào là . Ảnh: T.P |
Nhiều người băn khoăn về việc xử phạt người chặt đào rừng hay mua bán đào rừng như thế nào. Tuy nhiên, trên thực tế việc xử phạt đã được quy định.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 35/2019/NĐ-CP, hành vi khai thác lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:
1. Khai thác trái pháp luật trong rừng sản xuất, đối với gỗ loài thông thường:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,4 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;
- Phạt tiền từ 01 - 05 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,4 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên…
2. Khai thác trái pháp luật trong rừng phòng hộ, đối với gỗ loài thông thường:
- Phạt tiền từ 01 - 04 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;
- Phạt tiền từ 04 - 08 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên...
3. Khai thác trái pháp luật rừng đặc dụng, đối với gỗ loài thông thường:
- Phạt tiền từ 01 - 05 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;
- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên...
4. Khai thác trái pháp luật thực vật rừng ngoài gỗ loài thông thường; than hầm, than hoa:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá dưới 01 triệu đồng;
- Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 01 triệu đồng đến dưới 02 triệu đồng…
Ngoài ra, trường hợp khai thác trái pháp luật đối với cây thân gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m dưới 8 cm, không xác định được khối lượng thì đo diện tích rừng bị chặt phá để xử phạt theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này (mức phạt hành vi phá rừng trái pháp luật, bị xử phạt cao nhất lên đến 200 triệu đồng).
Như vậy, tùy thuộc vào diện tích đào rừng bị chặt, loại gỗ, loại rừng khai thác mà người chặt đào rừng có mức phạt khác nhau. Nhưng mức phạt cao nhất lên đến 200 triệu đồng. Trong khi đó, đối với các hành vi chặt đào rừng nhỏ, lẻ, tự phát thì mức phạt tối thiểu là 500.000 đồng.
Hành vi chặt đào rừng cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Người chặt đào rừng cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ảnh: T.P |
Cụ thể, Điều 243 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tội hủy hoại rừng như sau:
1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Tái phạm nguy hiểm;
...
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Người mua đào rừng có vi phạm pháp luật không?
Người mua đào rừng có thể bị xử phạt hành chính, tùy theo số lượng nhiều hay ít. Ảnh: T.N |
Hiện nay, hành vi tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật sẽ bị xử phạt theo Điều 23 Nghị định 35/2019.
Theo đó, phạt tiền từ 05 - 15 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ, mua, bán, chế biến lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó, trong trường hợp:
- Gỗ thuộc loài thông thường dưới 02 m3;
- Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA dưới 01 m3;
- Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA dưới 0,2 m3;
- Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá dưới 15 triệu đồng.
Được biết, mức phạt cao nhất của điều này là 500 triệu đồng. Nhưng khi mua đào rừng chơi Tết, người mua thường mua với số lượng ít nên chỉ bị phạt ở mức 05 - 15 triệu đồng.
Đào rừng được bày bán trên đường phố Hà Nội vào năm 2018. Ảnh: H.N |
Người lao động nghỉ việc ngay trước Tết có được hưởng lương tháng thứ 13? Đây là vấn đề mà , đặc biệt là trong thời gian cận Tết. |
Chủ tịch Công đoàn Các KCN Hà Nội: “Có những doanh nghiệp thưởng Tết cao hơn năm ngoái” Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp - chế xuất (KCN-CX) Hà Nội ... |
Xin cho con ở lại lớp! Lời cầu xin ấy tôi vừa đọc trên báo bạn với những chi tiết có thể gây ngạc nhiên và xót xa ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 03/09/2024 15:00
Phân luồng giao thông để hạn chế ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ lễ 2/9
Hôm nay (3/9) là ngày cuối trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, người dân từ các địa phương quay trở lại thành phố lớn để làm việc. Như thường lệ, lưu lượng phương tiện giao thông ngày này gia tăng đột biến tại các khu vực bến xe, tuyến cao tốc và các cửa ngõ thành phố lớn.
Kinh tế - Xã hội - 03/09/2024 07:26
Rao bán Suzuki Jimny cũ giá 1,4 tỷ đồng
Giải thích việc bán chiếc Suzuki Jimny đã qua sử dụng đắt gấp rưỡi xe mới, người bán cho hay tiền độ xe hết 500 triệu.
Kinh tế - Xã hội - 03/09/2024 07:15
Thực hư thông tin người có bằng B1 không được điều khiển ô tô từ 1/1/2025
Nhiều trang báo điện tử, các Fanpage Facebook đưa tin "Giấy phép lái xe hạng B1 không được điều khiển ô tô từ 1/1/2025", gây xôn xao dư luận. Vậy thực hư thông tin này như thế nào?
Kinh tế - Xã hội - 02/09/2024 08:00
TP HCM đón “siêu” trung tâm khám chữa bệnh hạng sang lớn nhất Việt Nam
Tọa lạc tại Quận 7 với diện tích “khủng” 24.000m2, Trung tâm Khám chữa bệnh Tâm Anh sở hữu hệ thống thiết bị, công nghệ hiện đại đẳng cấp quốc tế, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu hùng hậu.
Kinh tế - Xã hội - 02/09/2024 00:00
Những mẫu xe mới sắp ra mắt trong tháng 9/2024 tại Việt Nam
Những mẫu xe mới sắp ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 9/2024 hầu hết đều là ô tô gầm cao của các thương hiệu quen thuộc, duy nhất một là xe Trung Quốc.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 13:30
Honda Dream 50 - phiên bản hoài cổ của Honda RC110
Honda Dream 50 thua xa RC110 về sức mạnh, nhưng bù lại đẹp hơn, nhiều boong hơn, thích hợp với tôi, một người thích xe đua nhưng không dám đua xe.
- Bí quyết vượt chỉ tiêu phát triển đoàn viên chỉ sau hơn nửa năm
- Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
- Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa
- Phân luồng giao thông để hạn chế ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ lễ 2/9
- Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc