Sau 8 tiếng ròng rã công bố với công nhân, VMEP trở lại “như chưa bắt đầu”
Người lao động - 16/11/2019 07:30 Trường Hùng
Công nhân tập trung trước cổng VMEP để phản đối quyết định chấm dứt hợp đồng vào sáng 12/11 |
Theo đó, buổi họp công bố trên được Công ty Hữu hạn Chế tạo Công nghiệp và Gia công chế biến hàng xuất khẩu Việt Nam (VMEP) tổ chức vào 9 giờ sáng 15/11, tại Nhà máy Sản xuất phụ tùng và Lắp ráp xe máy Công ty VMEP (đường Lê Trọng Tấn, P. La Khê). Tham dự buổi họp có 149 công nhân bị VMEP đột nhiên ra quyết định sa thải vào ngày 8/10/2019, cùng với sự có mặt của đại diện các sở ban ngành của thành phố Hà Nội, quận Hà Đông và phường La Khê.
Trong buổi họp này, VMEP công bố chính sách hỗ trợ mới đối với công nhân, công nhân nào làm việc từ 20 năm trở lên thì công ty hỗ trợ thêm 4 tháng lương (tính theo tiền lương bình quân 6 tháng gần đây nhất), còn công nhân nào làm việc dưới 20 năm thì công ty hỗ trợ thêm 3 tháng lương.
Nhà máy Sản xuất phụ tùng và Lắp ráp xe máy Công ty VMEP (đường Lê Trọng Tấn, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội) |
Thấy mức hỗ trợ trên còn thấp hơn so với mức hỗ trợ mà công ty đã công bố trong phiếu liên lạc nội bộ trước đó vào ngày 21/3/2019, 149 công nhân phản đối và không đồng ý, “Chúng tôi mong muốn công ty trở lại chính sách hỗ trợ trước đó: Công nhân nào vào làm việc trước 1/1/2009, công ty bồi thường 1 năm làm việc 1 tháng lương; Công nhân nào vào làm việc sau ngày 1/1/2009, ngoài mức bảo hiểm thất nghiệp do nhà nước chi trả, công ty trả mỗi năm làm việc 0,5 tháng lương.
Ngoài ra, để đền đáp đối với những cống hiến của công nhân cho công ty và phù hợp với chính sách ‘Khẳng định cống hiến” của công ty, chúng tôi yêu cầu công ty hỗ trợ cho công nhân thêm 2 tháng lương tìm việc”, chị Nguyễn Thị Thanh Yên (41 tuổi, P. Phú Lương, Q. Hà Đông), công nhân vào làm từ ngày 1/10/2002 và bị công ty ra quyết định chấm dứt hợp đồng vào ngày 8/10 chia sẻ.
Mức hỗ trợ công nhân thôi việc được VMEP ghi trong phiếu liên lạc nội bộ ngày 21/3/2019 |
Trước nguyện vọng trên của công nhân, VMEP có thái độ cứng rắn, nếu công nhân không đồng ý, công ty sẽ quay trở lại mức hỗ trợ trước đó – được công bố cụ thể trong “Thông báo Chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ” được công ty ban hành ngày 8/10/2019 và văn bản số 180/2019/CV-VMEP có nội dung về chi trả trợ cấp và các quyền lợi khác cho người lao động được công ty ban hành ngày 21/10/2019.
Mức hỗ trợ cho công nhân bị thôi việc được VMEP quy định trong văn bản ban hành ngày 21/10 |
Theo đó, mức hỗ trợ này được quy định cụ thể tại các điều 44, 45, 46 và 49 Bộ Luật Lao động 2012:
“1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.”
Ngoài vấn đề trên, thấy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động do VMEP ban hành là bất hợp lý, công nhân yêu cầu công ty thu hồi quyết định. Trước yêu cầu này, VMEP bày tỏ quan điểm rõ ràng là không thu hồi vì làm đúng pháp luật, “Công ty nói không thu hồi quyết định. Bởi theo công ty, họ làm đúng theo luật, đền bù và hỗ trợ cho công nhân theo lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ là đúng, họ không có sai phạm gì cả”, ông Lý Đức Chung, Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Sản xuất phụ tùng và Lắp ráp xe máy Công ty VMEP thông tin về tình hình tại buổi công bố.
Tại buổi họp này, còn một vấn đề nữa công nhân rất bức xúc là vì công ty không đề cập và làm rõ những sai phạm trong việc đóng thiếu tiền bảo hiểm xã hội của 45 công nhân giai đoạn từ 2001 - 2005 và chế độ của những công nhân làm ở bộ phận độc hại.
Công nhân ngồi trước cổng VMEP để phản đối quyết định sa thải |
Chính vì vậy, buổi công bố kết thúc sau 8 tiếng đồng hồ (từ 9 giờ sáng cho tới 5 giờ chiều cùng ngày) mà giữa VMEP và 149 công nhân bị thôi việc vẫn không có sự đồng thuận, VMEP quyết định quay trở lại mức hỗ trên đúng theo quy định của pháp luật và không thu hồi quyết định chấm dứt hợp đồng, còn công nhân thì cương quyết yêu cầu công ty thực hiện theo mức hỗ trợ họ đã đề xuất để bù đắp cho những cống hiến của họ và thu hồi quyết định chấm dứt hợp đồng.
Bày tỏ quan điểm về vụ việc, ông Lý Đức Chung, đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở cho biết, “Công đoàn cơ sở không đồng ý với phương án hỗ trợ trên của công ty, bởi khi các vấn đề chưa được giải quyết xong (công nhân bị đóng thiếu tiền bảo hiểm xã hội, các chế độ độc hại cho công nhân…) thì công ty đã đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với công nhân."
Ông Lý Đức Chung không đồng tình với phương án giải quyết của VMEP |
Ông Chung nhấn mạnh: “Tôi nhắc lại một lần nữa, chỉ khi nào những vấn đề liên quan giữa người sử dụng lao động và người lao động như trên được giải quyết xong thì công ty mới đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động”.
Cũng qua đây, ông Chung cho biết, về vấn đề bảo hiểm xã hội đóng thiếu cho công nhân, VMEP hứa dự kiến sang tuần sẽ hẹn với Bảo hiểm xã hội quận Hà Đông để làm việc, tuy nhiên đến khi kết thúc buổi họp công ty này chưa xác định thời gian cụ thể.
Được biết, ngày 30/11/2019 tới đây sẽ là thời gian chấm dứt hợp đồng lao động của 149 công nhân bị VMEP sa thải vào ngày 8/10.
Ngày 15/11, Tòa án Nhân dân quận Liên Chiểu (thành phố Đà Nẵng) đã mở phiên sơ thẩm, xét xử vụ án tranh chấp tiền lương và bảo ... |
Thời gian qua, để “mềm hóa” các văn bản pháp luật vốn khô khan, giúp người lao động trong các doanh nghiệp nắm bắt kịp ... |
149 công nhân bị VMEP sa thải có những số phận rất riêng của một con người, người bị đột quỵ, người bị lao cột ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/09/2024 09:25
"Lá chắn thép" của người Làng Nủ
Nhiều năm sau này, khi nhắc về Làng Nủ, người ta sẽ nhắc về một bản làng xinh đẹp, nhưng không may phải hứng chịu trận đại hồng thủy, cuốn trôi tất cả. Ở đó có một Làng Nủ tang thương nhưng vẫn kiên cường, trong gian khó vẫn sáng lên tình người và hy vọng về một tương lai hồi sinh.
Người lao động - 20/09/2024 19:01
Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú
Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.
Người lao động - 20/09/2024 13:34
An toàn lao động đã trở thành thói quen, hành vi của từng cán bộ, nhân viên ngành Điện lực
Trong ngành Điện lực, công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu, bởi đây là lĩnh vực đặc thù, có mức độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự nghiêm ngặt trong mọi hoạt động liên quan đến vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống điện.
Đời sống - 19/09/2024 06:38
Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão
Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đời sống - 18/09/2024 16:29
Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm
Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.
Người lao động - 17/09/2024 12:40
Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.