Sao lại đổ cho người dân?
game doi thuong - 06/07/2021 14:00 Mỹ Anh
Lao động tự do chật vật mưu sinh khi giãn cách xã hội TP HCM - điều gì sẽ tới? Ráo mồ hôi đã hết tiền và ngày dài giãn cách… |
Ngày 5.7, tiểu thương tại các khu nhà lồng chợ Bình Điền (Quận 8, TPHCM) đều tập trung rất đông tại đây để được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19. (Ảnh VNE) |
Và đây là lời giải thích của ban quản lý chợ, Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Bình Điền trước cảnh tượng vô tiền khoáng hậu hôm qua vừa đăng tải trên VnExpress: "Ý thức của người dân chưa cao nên đã gây ra tình trạng náo loạn tại khu vực phát phiếu. Chúng tôi liên tục phát loa yêu cầu mọi người giãn cách nhưng hầu hết đều không chấp hành. Vì vậy, việc giãn cách đã không được đảm bảo để phòng dịch".
Vâng, lỗi lầm là của dân! Sự mất kiểm soát là tại dân! Và vì dân như thế nên ban quản lý chợ đã phải ra tay phân loại theo nhóm: bốc xếp, lính vựa, chủ vựa, tài xế… để vãn hồi tình hình.
Mà cũng phải nói tiếp, lý do mà người dân tập trung đông và tranh nhau giành giấy xét nghiệm là trong ngày hôm qua 5/7, BQL chợ ra yêu cầu 16h chiều, tiểu thương muốn kinh doanh phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS - CoV-2. Trước đó, chợ phối hợp với lực lượng chức năng xét nghiệm tầm soát 15.000 -17.000 người (đây là có số có thể ước lượng tương đối về số lượng người liên quan phải xét nghiệm hôm qua).
Tức là, trong ngày hôm qua, người dân có thời gian quá ngắn cho một số lượng quá đông. Mà giấy xét nghiệm âm tính lúc ấy là gì? Nó là “giấy thông hành”, là “giấy phép con” để bà con tiếp tục buôn bán, sinh nhai. Nên, việc phân luồng xét nghiệm chỉ được thực thi như giải pháp tình thế chứ không phải ban đầu cùng với thời lượng quá ngắn dẫn tới tình trạng hỗn loạn như trên.
Nói trắng ra, tình cảnh ấy, lỗi phần nhiều nằm ở những người quản lý. Họ có công cụ trong tay để “ra luật” về điều kiện vào chợ. Họ có quyền lực và trách nhiệm phải sắp xếp, cắt đặt buổi xét nghiệm sao cho đảm bảo giãn cách chứ không phải gọi loa và đổ lỗi cho người dân.
Ở phía ngược lại, người dân hoàn toàn bị động. Dân muốn kinh doanh thì phải có giấy xét nghiệm. Dân muốn xét nghiệm thì phải lao vào đám đông mất kiểm soát. Còn dân không muốn lao vào đám đông ấy thì xin mời, ra xét nghiệm dịch vụ với mức phí 200 -700 ngàn đồng tùy loại. Mà phải nhắc lại, giấy xét nghiệm âm tính chỉ đảm bảo cho họ vài ngày. Vài ngày sau, chu trình lặp lại, họ sẽ hoặc phải đưa tiền ra, hoặc vừa lao vào đám đông (nếu vẫn giữ tình trạng như hôm qua). Mà mức phí ấy với người lao động trong thời buổi khó khăn này quá đắt.
Nên, việc nhỡ cũng nhỡ rồi, người có trách nhiệm cần rút kinh nghiệm. Đó là cách hành xử đàng hoàng giữa những ngày giông gió mà cả người dân và quản lý đều đang thấm mệt. “Quả bóng trách nhiệm” tuyệt nhiên không nên chuyền xuống chân người dân - những người đã phải tuân theo mọi luật chơi mà BQL đưa ra.
Câu hỏi tiếp, việc cần giấy xét nghiệm như một loại giấy thông hành gây cảnh tượng ở chợ Bình Điền hôm qua và sự quá tải ở nhiều bệnh viện trong thành phố có cần thiết không?
Không có câu trả lời cuối cùng. Phải khẳng định, việc đảm bảo xét nghiệm âm tính trong một khoảng thời gian để lao động, lưu thông đã được nhiều quốc gia dùng. Vì dù không thể “xét nghiệm cho tương lai” nhưng kết quả xét nghiệm đảm bảo tương đối trước đó, người lao động chưa nhiễm Covid-19. Đồng nghĩa, xác suất “F0 lang thang” sẽ giảm so với không xét nghiệm.
Khách quan mà nói, mô hình xét nghiệm để hạn chế rủi ro có lý để hoạt động chứ không phải người ta “đẻ ra” vô lý như nhiều ý kiến trên mạng. Nhưng cần đặt lại vào bối cảnh của hệ thống y tế TP.HCM lúc này: Nhiều bệnh viện lớn đã phải tạm đóng cửa liên quan tới Covid-19; lực lượng y tế đang có dấu hiệu quá tải khi phải dàn trải khắp nơi vừa truy vết vừa sàng lọc và giờ là cả đảm bảo kết quả âm tính liên tục vài ngày 1 lần cho người lao động. Mà chính người lao động cũng cảm thấy hãi hùng từ sự bào mòn của ví tiền tới đám đông ở một vài viện thời gian gần đây. Trong lúc này, mọi lựa chọn đều có biến số rủi ro. Rủi ro ít, rủi ro nhiều là quyết định của những người quản lý.
Hi vọng, không bao giờ sự cố Bình Điền lặp lại nữa. Sự cố ở đây không phải chỉ là quang cảnh hỗn loạn mà đó còn là phát ngôn đầy hổ thẹn của BQL chợ khi đổ lỗi cho dân!
Nữ công nhân F0 ở Bắc Giang: “Từ lúc sinh đến giờ, em chưa được chạm vào con” “Mang thai ở tuần thứ 38, em rất hoang mang và lo sợ khi hay tin mình là F0”, Nguyễn Thị Minh Ánh (20 tuổi, ... |
TP HCM gian nan mà vẫn ấm áp tình đồng bào Sáng nay, TPHCM đã vượt qua mốc 6200 ca nhiễm chỉ riêng trong đợt dịch này, áp lực đang đè nặng và vắt kiệt sức ... |
Bắc Giang: F0 không rõ nguồn lây đi giao lưu thể thao và uống bia với 15 người Trước khi đi làm trở lại, anh T.V.T. (ở xã Việt Lập, huyện Tân Yên, ) có kết quả xét nghiệm dương ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 23/09/2024 16:29
Sách giáo khoa khổ to giấy đẹp và khoản hối lộ 24 tỷ đồng
Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - nơi in sách giáo khoa nhiều nhất nước vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đề nghị truy tố vì nhận hối lộ 24 tỷ đồng giúp doanh nghiệp trúng thầu gần 1.600 tỷ trái quy định giấy in sách giáo khoa.
game doi thuong - 21/09/2024 15:53
Trái tim người thầy
Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) đã nhận nuôi tất cả các học sinh Làng Nủ dưới 15 tuổi. Thầy sẽ chu cấp tiền học và sinh hoạt cho các em hằng tháng cho tới khi các em 18 tuổi.
game doi thuong - 18/09/2024 13:59
Dựng xây lại Làng Nủ
Theo thông tin mới nhất, Làng Nủ (Lào Cai) mới sẽ được xây cách làng cũ 3km với diện tích 5ha, dự kiến hoàn thành trong 100 ngày. Dựng xây lại Làng Nủ cũng là dấu mốc của giai đoạn tái thiết các địa phương chịu ảnh hưởng kinh hoàng của bão số 3 với tên quốc tế là Yagi.
game doi thuong - 16/09/2024 12:32
Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.
game doi thuong - 14/09/2024 13:54
Làm từ thiện để làm gì?
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố hàng vạn trang sao kê tiền ủng hộ của đồng bào cả nước với người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ miền Bắc. Việc này chưa có tiền lệ, nên nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đã diễn ra.
game doi thuong - 11/09/2024 13:08
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
Hơn 200 người chết và mất tích do lũ chồng bão trong loạt thiên tai chưa từng có đang hoành hành miền Bắc và con số ấy có thể không phải là cuối cùng.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Sách giáo khoa khổ to giấy đẹp và khoản hối lộ 24 tỷ đồng
- Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động
- Làng Nủ sau thảm họa: Hành trình sưởi ấm những trái tim
- Cô Lê Thị Thanh Hảo - Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì giáo viên
- Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?