Sáng kiến bảo vệ quyền lợi của người lao động phi chính thức
Người lao động - 21/08/2020 16:54 Công Thụ
Công nhân làm việc tại xưởng may - Ảnh: Oxfam |
Mặc dù công nhân nhà máy thường được trả lương cao hơn một chút so với mức lương tối thiểu, nhưng số tiền này không đủ để trang trải tất cả các chi phí của công nhân và gia đình. Do đó công nhân cần phải làm thêm giờ đáng kể.
Đặc biệt, một bộ phận làm việc theo hợp đồng lao động ngắn hạn, không được hưởng các chương trình bảo trợ xã hội. Đối tượng này còn được gọi là lao động phi chính thức trong các cơ sở chính thức.
Do đó, họ ít được pháp luật bảo vệ, các quyền như thương lượng được trả lương cao hơn, tiếp cận với các biện pháp bảo trợ xã hội khi thất nghiệp, ốm đau... bị hạn chế rất nhiều.
Một khu nhà trọ công nhân tại TP HCM - Ảnh: N.N |
Công nhân ở diện này thường đối mặt với điều kiện sống và làm việc kém, thu nhập thấp và bấp bênh, thời gian làm việc dài, không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục.
Tổ chức Oxfam Việt Nam – một phần của mạng lưới toàn cầu gồm các chi nhánh và dự án phát triển của Oxfam hoạt động tại hơn 90 quốc gia đem lại tác động lớn hơn trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo và đấu tranh cho bình đẳng, đã đưa ra các sáng kiến nhằm đảm bảo công nhân, người lao động phi chính thức ở Việt Nam được tiếp cận với bảo trợ xã hội.
Chị Minh, công nhân may, chụp ảnh cùng gia đình trước hiên nhà - Ảnh: Đỗ Mạnh Cường/OxfamAUS |
Tất cả các sáng kiến này nhằm đạt được ba mục tiêu tổng thể.
Thứ nhất, tăng cường số lượng các tổ chức đại diện tiếng nói cho đối tượng lao động này, đặc biệt trong các cuộc thảo luận về bảo trợ xã hội.
Thứ hai, liên kết các tổ chức phi chính phủ địa phương, các tổ chức đoàn thể, tổ chức tư vấn, viện nghiên cứu, các tổ chức phát triển và các cơ quan Chính phủ, như Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhằm giúp các hoạt động về quyền của công nhân ngắn hạn trở nên hiệu quả hơn.
Xếp hàng lấy đồ ăn, các công nhân mất hơn nửa số giờ nghỉ trưa - Ảnh do công nhân cung cấp/CDI |
Thứ ba, các chính sách bảo trợ xã hội về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các dịch vụ xã hội cơ bản (như giáo dục và chăm sóc sức khỏe) cần được cải thiện và tăng cường thực thi các chính sách này.
Bên cạnh đó, xã hội, cộng đồng cũng đóng vai trò mạnh mẽ trong quá trình hoạch định, giám sát và thực hiện tốt hơn các chính sách bảo trợ xã hội.
Chị Mai, công nhân may và hai con trai - Ảnh: Đỗ Mạnh Cường/OxfamAUS |
Tại Việt Nam, Oxfam làm việc với một số tổ chức phi chính phủ (NGO) để tổ chức các hoạt động vận động công nhân tiếp cận với bảo trợ xã hội. Oxfam và các đối tác NGO đã cung cấp đầu vào cho một số luật và chính sách có ảnh hưởng đến người lao động, bao gồm Luật An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp và chính sách phổ cập bảo hiểm y tế. Một số cuộc đối thoại chính sách cũng đã được tổ chức để người lao động có cơ hội nói lên mối quan tâm của họ một cách trực tiếp. |
Liên quan BN 785: Các trường hợp F1 là công nhân KCN Thăng Long 2 đã hết hạn cách ly Hiện tại 4 trường hợp F1 là công nhân KCN Thăng Long 2 liên quan đến BN 785 cách ly tại Trung tâm Y tế ... |
Công nhân chơi gì sau những giờ làm việc căng thẳng? Đằng sau máy móc, dây chuyền sản xuất và những giờ làm việc căng thẳng là đời sống tinh thần vô cùng phong phú của ... |
Apple ngừng lắp ráp iPhone tại Việt Nam vì chưa đủ điều kiện sống cho công nhân Đó là nội dung bài báo được đăng trên Apple Insider đang thu hút nhiều người quan tâm. Theo đó, đại diện Apple đã đi ... |
Nỗi đau của nữ công nhân có con ngoài giá thú Chấp nhận phải nghe những lời xỉa xói của người dân trong xóm là đứa chửa hoang… Chị Nguyễn Thị N. – công nhân Công ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 17/09/2024 12:40
Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.
Đời sống - 17/09/2024 09:52
Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.
Người lao động - 15/09/2024 08:02
Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than
Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.
Người lao động - 13/09/2024 15:40
Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
- VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ
- Hành trình 14 năm chinh phục khách hàng Việt của Nissan Navara
- Công ty CP Gỗ Quảng Phát tuyển gần 50 lao động tại Quảng Bình
- Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024
- Suzuki Swift ngừng bán tại Việt Nam?