Sách giáo khoa và thiết bị giáo dục phải được coi là thiết yếu
game doi thuong - 29/08/2021 17:58 Mỹ Anh
Cho đến nay, nhiều phụ huynh vẫn than phiền vì không thể mua sách giáo khoa cho con. (ảnh GD) |
Sản phẩm thiết yếu hiện thời vẫn đang được quy định là lương thực, thực phẩm, thuốc men… Đó là những quy định trong lúc cấp bách, khi dịch bùng phát diện rộng. Còn, khi chúng ta đã thực hiện giãn cách tới 3 tháng ròng, thì đối với một vài trường hợp, con ốc vít cũng là thiết yếu có thể giúp cả gia đình bớt bao phiền hà. Tức là, tới lúc này, nên mở rộng phạm vi mặt hàng thiết yếu, thậm chí tất cả đều là thiết yếu trừ hàng cấm.
Theo dự kiến, từ ngày mai tới ngày 5/9, các địa phương trên cả nước sẽ tổ chức khai trường. Nhưng, ngay ở Hà Nội, nhiều phụ huynh than phiền vì không thể mua sách giáo khoa cho con em bởi các hàng sách đóng cửa và phụ huynh ra ngoài mua sách cũng không được. Hoặc đặt hàng online cũng được nhưng phải mất thời gian dài mới tới, chắc chắn không kịp khai giảng để các em có sách học. Đấy là ở Hà Nội, nơi sách chưa bao giờ là vấn đề. Còn ở những địa phương xa xôi, nơi mỗi năm đều có phóng sự thầy cô cắm bản vượt nửa ngày đường tới nhà học sinh vận động đi học thì phân phối sách còn khó khăn gấp bội.
Chưa hết, năm nay ở TP.HCM, Sở GD&ĐT thành phố xác định cả học kỳ I học sinh sẽ học online. Các địa phương khác tuy không nói rõ hạn định, nhưng trước tình hình dịch như này, việc học online dài dài là kịch bản nhìn thấy trước. Điều kiện cần của học online là thiết bị kết nối internet. Đó là máy tính bảng, máy tính, điện thoại thông minh… Các mặt hàng này cũng không phải thiết yếu. Chưa kể, việc sửa chữa, cài đặt phần mềm không phải phụ huynh nào cũng làm được. Dịch vụ này cũng vẫn không phải thiết yếu.
Các em học sinh và phụ huynh đang bước vào một năm học đầy thiếu thốn và bất an: Thiếu thốn tương tác trực tiếp với bạn bè, thầy cô; thiếu thốn thiết bị để học tập và thiếu thốn cả sách giáo khoa. Một năm học được chuẩn bị bằng kỳ nghỉ hè từ 30/4 tới 30/8 nhưng đến lúc chuẩn bị khai giảng, thiết bị giáo dục và sách giáo khoa lại trở thành vấn đề nhức nhối như vừa mới phát sinh. Đây là điểm thực sự khó hiểu của công tác quản lý khi chuẩn bị cho năm học mới. Bởi việc tình hình dịch bệnh kéo dài, phức tạp đã nhìn thấy trước rất lâu và có nhiều thời gian để chuẩn bị chứ không phải việc mới ngày một ngày hai.
Trong bối cảnh dịch bệnh, nhiều lĩnh vực bị đình trệ, chúng ta phải hi sinh rất nhiều. Chúng ta cũng phải chứng kiến và cam chịu quá nhiều câu chuyện đau buồn, mất mát trong dịch. Nhưng, thành tựu giáo dục cả mấy chục năm không thể bị ảnh hưởng bởi quy định cứng về mặt hàng thiết yếu. Đành rằng vì dịch, trẻ em không thể “đến trường” theo không gian vật lý thông thường thì chúng phải được “đến trường” bằng thiết bị kết nối internet. Và “ai cũng được học hành” cần được nỗ lực thực thi đầy đủ bằng những giải pháp quyết liệt hơn nữa.
Chúng ta cần “luồng xanh” cho thiết bị giáo dục và sách giáo khoa. Dù Bộ GD&ĐT đã nêu sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu nhưng còn laptop, điện thoại, máy tính bảng… những thiết bị kết nối trực tiếp để học tập thì sao? Và nữa, tiếng nói của riêng Bộ chưa đủ mạnh, cần vào cuộc đồng bộ nhiều bên hơn nữa.
Những lo ngại về mật độ di chuyển, giãn cách cần tính toán nhưng chắc chắn là con em cần có sách và thiết bị khi năm học mới bắt đầu. Bằng không, mọi nỗ lực chúng ta đang làm để làm gì khi những đứa trẻ trong xã hội đang bị mất đi quyền cơ bản nhất: quyền học hành.
Rồi chúng ta sẽ thắng dịch. Nhưng đừng để những vết hằn tổn thương vì dịch lan rộng ra tới cả những đứa trẻ. Mà những mất mát các em phải chịu đâu phải bởi cái gì bất khả. Nó xuất phát từ quy định do người lớn ban hành và thực thi.
Hai con nhỏ bước vào năm học mới, mẹ lên đường chi viện TP. HCM Trước khi nhận lệnh lên đường chi viện cho TP. HCM, điều dưỡng Lê Thị Mỹ Hạnh vừa thu xếp việc gia đình vừa tất ... |
Công nhân xúc động vì bất ngờ nhận được quà từ công đoàn trong mùa dịch Chị N.T.P.T (huyện Châu Thành, tỉnh Long An) làm việc tại Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam (quận Bình Tân TP HCM), cả gia đình ... |
Người dân quyết định chiến thắng này! Câu trên là lời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Đây là một phát ngôn, một câu nói mang đầy tính thuyết phục ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 21/09/2024 15:53
Trái tim người thầy
Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) đã nhận nuôi tất cả các học sinh Làng Nủ dưới 15 tuổi. Thầy sẽ chu cấp tiền học và sinh hoạt cho các em hằng tháng cho tới khi các em 18 tuổi.
game doi thuong - 18/09/2024 13:59
Dựng xây lại Làng Nủ
Theo thông tin mới nhất, Làng Nủ (Lào Cai) mới sẽ được xây cách làng cũ 3km với diện tích 5ha, dự kiến hoàn thành trong 100 ngày. Dựng xây lại Làng Nủ cũng là dấu mốc của giai đoạn tái thiết các địa phương chịu ảnh hưởng kinh hoàng của bão số 3 với tên quốc tế là Yagi.
game doi thuong - 16/09/2024 12:32
Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.
game doi thuong - 14/09/2024 13:54
Làm từ thiện để làm gì?
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố hàng vạn trang sao kê tiền ủng hộ của đồng bào cả nước với người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ miền Bắc. Việc này chưa có tiền lệ, nên nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đã diễn ra.
game doi thuong - 11/09/2024 13:08
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
Hơn 200 người chết và mất tích do lũ chồng bão trong loạt thiên tai chưa từng có đang hoành hành miền Bắc và con số ấy có thể không phải là cuối cùng.
game doi thuong - 09/09/2024 13:22
Xót xa mùi nhựa cây ngập tràn sau bão
Bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại lớn vô cùng với người dân các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, thiệt hại về người, về của không quá nhiều, nhưng cảnh đổ gục của cả vạn cây xanh với nhiều cổ thụ là nỗi xót xa của người dân Thủ đô.