Phương án "3 tại chỗ": Hé lộ bất cập nhưng không thực hiện người lao động sẽ mất việc
An toàn, vệ sinh lao động - 28/08/2021 19:33 Nhật Minh
Cần phải có phương án thay thế “3 tại chỗ”
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã đến thăm Công ty Pepperl+ Fuchs Việt Nam |
Tại tỉnh Bình Dương, một số doanh nghiệp triển khai phương án “3 tại chỗ” hay “1 cung đường, 2 điểm đến” nhưng vẫn không đảm bảo an toàn, để dịch bệnh xuất hiện và phải dừng sản xuất.
Nhiều ý cho rằng, ở Bắc Ninh, Bắc Giang, đặc điểm các khu công nghiệp này ít người. Trong khi ở phía Nam có những khu công nghiệp có tới hàng nghìn, chục nghìn công nhân. Ở miền Nam, người lao động đến từ rất nhiều tỉnh, thành phố khác nhau chứ không như ở miền Bắc. Do vậy, để người lao động ở tại chỗ lâu quá thì ảnh hưởng đến tâm lý của họ. Bởi vì, rất nhiều người không thể ở 1 chỗ lâu được mà phải di chuyển về thăm nhà. Ngoài ra, ở TP HCM cũng như 19 tỉnh phía Nam, chuỗi cung ứng về logistic, hệ thống vận tại bị đứt gãy nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ".
Hơn nữa, chi phí để thực hiện phương án “3 tại chỗ” quá cao, nhiều doanh nghiệp không chịu được.
Mô hình "3 tại chỗ" của Công ty TNHH Nidec Sankyo |
Chủ tịch HĐQT Vissan Nguyễn Phúc Khoa cho rằng: “Mô hình 3 tại chỗ nếu chi phí trong thời gian ngắn 1-2 tuần, thậm chí 20 ngày doanh nghiệp còn chịu được, một tháng trở lên khó duy trì. Vì hiện nay, điều kiện cơ sở vật chất của nhiều đơn vị không đảm bảo để thực hiện mô hình này trong thời gian dài. Theo tôi, để cải thiện tâm lý người lao động, khuyến khích công nhân trở lại làm việc sau khi phát hiện F0 tại đơn vị, thành phố cần thực hiện tiêm vắc-xin tại chỗ cho công nhân tại công ty”.
Chưa kể, một số quy định của các địa phương còn khác nhau. Nếu có trường hợp bị mắc Covid-19 trong bất kì khu vực nào đó thì mỗi một nơi lại quy định một kiểu. Có nơi cho đóng cửa ngay cơ sở sản xuất đó trong khi họ đã chuẩn bị rất tốn kém để có thể tạo ra phương án “3 tại chỗ”.
Phương án "3 tại chỗ" đã giúp nhiều doanh nghiệp không bị đứt gãy sản xuất |
Tốn kém, hàng loạt các điều kiện kèm theo…đó chính là rào cản cho việc thực hiện phương án “3 tại chỗ”. Do vậy, nhiều chủ động không làm nữa. Một số doanh nghiệp đề xuất, cần phải có phương án thay thế cho “3 tại chỗ”.
Đại diện Công ty First Solar Việt Nam cho rằng: “Nên xem xét theo hướng để doanh nghiệp tự quản lý, tự chịu trách nhiệm nếu để dịch bệnh lây lan. Doanh nghiệp nào đảm bảo phòng, chống dịch sẽ được hoạt động, trường hợp không đảm bảo thì phải dừng”.
Linh hoạt bổ sung các phương án khác cho doanh nghiệp
Công nhân "3 tại chỗ" của Công ty TNHH Thực phẩm Asuzac- KCX Tân Thuận |
Trước hàng loạt những bất cập nêu trên, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết: “Ngày 6/8/2021, Bộ Công thương đã có văn bản do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ký gửi Bộ Y tế, trong đó có rất nhiều đề xuất, kiến nghị, thậm chí là sửa đổi các quy định từ trước đến nay của Bộ Y tế liên quan đến hoạt động sản xuất, nhất là sản xuất trong các trung tâm công nghiệp. Hoặc nếu có F0 thì xử lý thế nào? Không bắt người lao động ở liền suốt một thời gian dài; họ cũng có thể được ra ngoài nhưng phải theo quy định”.
Sản xuất là tốt và phải làm. Đó là mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra nhưng trước hết phải chống dịch. Vì thế Bộ Y tế có vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa ra các quy định phù hợp để có thể vừa chống dịch vừa tiếp tục sản xuất.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế để có thể ban hành sớm nhất văn bản mang lại hiệu quả thiết thực vửa vừa đảm bảo sản xuất công nghiệp, phát triển kinh tế”, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
Đại diện Công ty Pepperl+ Fuchs Việt Nam, báo cáo tình hình "3 tại chỗ" với Phó Thủ tướng Lê Văn Thành |
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cũng đã có Công văn 2844/LĐTBXH-PC hướng dẫn một số vướng mắc trong việc thực hiện chính sách.
Theo đó, với doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo phương châm "3 tại chỗ" nhưng một số người lao động không đồng ý với phương án lưu trú theo yêu cầu "3 tại chỗ" của doanh nghiệp thì những trường hợp này, hai bên người lao động và doanh nghiệp thống nhất để xác định theo một trong các cách sau:
Doanh nghiệp cho người lao động ngừng việc và trả lương ngừng việc cho người lao động theo quy định. Khi đó, người lao động được hỗ trợ chính sách ngừng việc khi đáp ứng đủ các điều kiện theo Quyết định 23.
Thống nhất với người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc hai bên thỏa thuận nghỉ không hưởng lương.
Các trường hợp khác như: Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định của địa phương, doanh nghiệp thuộc các trường hợp sau đây phải tạm dừng sản xuất: Doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện "3 tại chỗ" và phải dừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian thực hiện quy định đó của địa phương; Doanh nghiệp nằm trong khu cách ly y tế nên khó khăn về cung ứng nguyên liệu, xuất hàng, thì được xem là phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống Covid-19 và được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định.
Nhật ký F0: "Trong cuộc chiến này tôi không chỉ có một mình" "Trong cuộc chiến này tôi không chỉ có một mình. Tất cả mọi người đều ở bên cạnh, chỉ là dịch bệnh, giãn cách, tình ... |
“Thuyền trưởng không phải người quyền lực, mà là nhiều áp lực nhất” Anh Vương Tuấn Anh – Thuyền trưởng tàu Vinaship Pearl (Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship) cho biết, nói chính xác thì thuyền ... |
Người trực "đường dây nóng" hỗ trợ công nhân và câu chuyện sẻ chia trong đại dịch Mẹ con nữ công nhân - bệnh nhân Covid-19 H Rốp BYĂ (quê ở ấp B.hra Êa Hning, xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin, tỉnh ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 15/09/2024 08:02
Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than
Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.
Người lao động - 13/09/2024 15:40
Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?
An toàn, vệ sinh lao động - 06/09/2024 19:30
"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
An toàn, vệ sinh lao động - 01/09/2024 17:53
"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 16:35
Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá
Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).
- VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ
- Hành trình 14 năm chinh phục khách hàng Việt của Nissan Navara
- Công ty CP Gỗ Quảng Phát tuyển gần 50 lao động tại Quảng Bình
- Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024
- Suzuki Swift ngừng bán tại Việt Nam?