Phát huy vai trò đổi mới sáng tạo của giảng viên trong đào tạo trực tuyến
Kinh tế - Xã hội - 11/12/2021 16:41 TS. Mai Thị Hường - TS. Hoàng Bích Hồng, Trường Đại học Lao động - Xã hội
Buổi học trực tuyến qua livestream của sinh viên ngành Dược, Đại học Đông Á (TP. Đà Nẵng). |
Trong 2 năm qua, ngành Giáo dục đã phải đối mặt với những hệ quả tiêu cực do đại dịch để lại. Song, đây cũng là cơ hội để các cơ sở giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng tạo ra những thay đổi trong cách thích ứng, vận hành, quản trị xã hội, mà một trong số đó là việc chuyển đổi hình thức dạy và học truyền thống sang hình thức dạy, học và thi trực tuyến. Điều này đã và đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với ngành Giáo dục nói chung và đối với giảng viên nói riêng.
Cơ hội và thách thức trong đào tạo trực tuyến
Dịch bệnh Covid-19 với việc hạn chế tụ tập đông người và các yêu cầu về giãn cách xã hội đã gây ra những trở ngại trong việc giảng dạy trên lớp. Để thích nghi với tình hình dịch bệnh, ngành Giáo dục nói chung, đào tạo đại học nói riêng đã nhanh chóng chuyển đổi sang hình thức .
Dạy học trực tuyến (online), dạy học lai ghép (Hybrid), dạy học phối hợp (blended) trực tuyến với trực tiếp (trực diện) là giải pháp được nhiều quốc gia và các tổ chức giáo dục lựa chọn trong thời kỳ Covid-19.
Trong đó, dạy học trực tuyến phương pháp giảng dạy khá phổ biến hiện nay, tuy giáo viên cần áp dụng một cách có định hướng để truyền tải kiến thức đến học sinh, sinh viên một cách linh hoạt, giúp cho người học theo được mạch bài giảng đạt được mục tiêu của bài học và môn học...
Đến nay, Việt Nam có 79,7% học sinh học trực tuyến. Ở bậc đại học, có trên 50% cơ sở giáo dục dạy học từ xa, trong đó nhiều trường áp dụng trực tuyến hoàn toàn, một số cơ sở kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp.
Dạy học trực tuyến đã giúp rút ngắn thời gian thực dạy khi học sinh trở lại trường học; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh. Hình thức dạy học này cũng giúp giáo viên, học sinh làm quen và tăng cường hơn các kỹ năng công nghệ thông tin, thích ứng với những hình thức học tập mới của giáo dục tiên tiến trong thời đại công nghệ 4.0.
Theo đó hình thức học tập trực tuyến chưa bao giờ có cơ hội phát triển lớn như lúc này. Theo kết quả nghiên cứu (của Kelly, 2021) khảo sát 1.469 sinh viên và 1.286 giảng viên và nhà quản lý tại 856 trường tại Hoa Kỳ công bố vào tháng 5/2021 cho thấy, sau đại dịch, 73% sinh viên cảm thấy thích lấy một số khóa học trực tuyến và 63% thích các khóa học kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp. Trong khi đó, có 53% thích dạy trực tuyến và 57% thích các lớp kết hợp.
Trong xu hướng xuất hiện một thế hệ người học mới gắn với sự ra đời và phát triển vượt bậc của công nghệ số, việc lựa chọn tiếp tục hay dừng lại trong dịch bệnh đã buộc người học phải thực hiện những trải nghiệm trực tuyến, từ đó đã làm giảm đáng kể rào cản tâm lý của người học, phụ huynh, giảng viên và các nhà lãnh đạo đại học trước đây đối với đào tạo trực tuyến; tạo ra đại học thời kỳ công nghệ số. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì những thách thức đặt ra đối với ngành Giáo dục nói chung và đối với những người làm công tác giảng dạy nói riêng vẫn còn rất lớn.
Buổi "Tập huấn sử dụng UEL - E-LEARNING" cho toàn bộ giảng viên thỉnh giảng của Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh). |
Thứ nhất, về cơ sở hạ tầng. Đây là rào cản kỹ thuật lớn nhất hiện nay trong đào tạo trực tuyến nói chung, vì cơ sở hạ tầng là điều kiện cần cho việc thực hiện hoạt động này. Sự thiếu thốn về máy móc, thiết bị của người học và người dạy, sự hạn chế về cũng như băng thông của hệ thống internet là những vấn đề ảnh hưởng quyết định tới chất lượng giảng dạy trực tuyến.
Thứ hai, rào cản về tâm lý. Đối với một số trường đại học lớn có các hệ đào tạo quốc tế như Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc gia thì trước khi có dịch bệnh, các trường này đã triển khai hình thức đào tạo trực tuyến kết hợp với các trường đại học khác trên thế giới. Do vậy, bản thân người học và người dạy đã được làm quen với việc sử dụng công nghệ số để giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, với đa số các trường đại học còn lại, nhiều giảng viên và sinh viên đều cảm thấy bỡ ngỡ.
Thêm vào đó, người học và người dạy cho rằng đây chỉ ra là giải pháp tạm thời trong tính hình dịch bệnh, nên đã có tâm lý chủ quan và chờ khi hết dịch để quay trở lại giảng dạy theo hình thức truyền thống. Do đó không có động lực cho việc thích ứng với những thay đổi trong giảng dạy trực tuyến.
Thứ ba, hạn chế về giám sát và tương tác. Đó là giám sát và tương tác giữa người học và người dạy trong giảng dạy trực tuyến. Nhiều khó khăn xuất hiện trong việc quản lý lớp học so với giáo dục truyền thống theo kiểu “mặt đối mặt”. Cơ chế tương tác đều được thực hiện trên hệ thống nền tảng số, do đó đòi hỏi tính chủ động và sáng tạo của cả người dạy và người học thay vì một môi trường mang tính khuôn khổ và chế tài như trong lớp học trực tiếp truyền thống.
Thứ tư, hạn chế năng lực và trình độ của người học và người dạy. Hạn chế này trước hết trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển đổi phương pháp dạy học hiện đại. Dạy và học trực tuyến đòi hỏi cả người dạy và người học cần có những kỹ năng nhất định trong việc sử dụng các ứng dụng phần mềm cũng như những nền tảng số bên cạnh đòi hỏi về cơ sở hạ tầng.
Do đó, bài giảng có trở nên sinh động và hấp dẫn hay không cần có những khả năng chuyển đổi nội dung bài giảng theo hướng sinh động và tăng cường tính tương tác thay vì việc chỉ trình chiếu bài giảng đơn điệu, người học xem nó một cách thụ động.
Hình thức dạy học trực tuyến giúp giáo viên, học sinh làm quen và tăng cường hơn các kỹ năng công nghệ thông tin, thích ứng với những hình thức học tập mới của giáo dục tiên tiến trong thời đại công nghệ 4.0. Ảnh minh họa. |
Phát huy vai trò đổi mới, sáng tạo của giảng viên trong bối cảnh mới
Giáo dục là một ngành nghề đặc biệt vì sản phẩm của giáo dục không chỉ nằm ở số lượng người học được đào tạo mà quan trọng là mức độ đáp ứng giữa chất lượng đào tạo với nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy, mặc dù cơ sở hạ tầng là rất quan trọng, song vốn trí tuệ và nguồn nhân lực (đội ngũ giảng viên) mới là điều kiện then chốt thúc đẩy thành công của ngành Giáo dục đại học trong tương lai.
Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong bối cảnh mới, giảng viên cần phát huy tinh thẩn chủ động học tập nâng cao trình độ. Phương thức giảng dạy tốt nhất chính là “làm gương”, do đó với vai trò là người dạy, giảng viên cần phải làm gương trong việc chủ động tiếp nhận những phương thức giảng dạy và đào tạo mới thông qua chủ động học tập kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, công nghệ thông tin để có thể thành thạo trong việc thực hiện các thao tác kỹ thuật phục vụ bài giảng trực tuyến.
Thêm vào đó, với những thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội, các tiêu chuẩn về nghề nghiệp cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Theo tiêu chuẩn kiểm định về giáo dục đại học hiện nay, thang đánh giá năng lực của người học cũng được phân bổ một cách cụ thể và chi tiết hơn theo thang đo của Bloom (1956), trong đó sự sáng tạo mới là cấp độ cao nhất trong các cấp độ nhận thức của người học.
|
Do đó, trong bối cảnh giảng dạy mới, việc kiểm tra mức độ ghi nhớ hay tuân thủ theo hình thức truyền thống có thể trở nên khó khăn khi thiếu các cơ chế giám sát đối với người học. Thay vào đó, giảng viên có thể đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá từ các bài thi truyền thống thành các hình thức kiểm tra, đánh giá mang tính phỏng vấn trực tiếp như thi vấn đáp, phân tích tính huống hoặc cho sinh viên thực hiện các kế hoạch và bài tập nhóm hoặc tham luận về một chuyên đề được học.
Điều này không những khắc phục được những đòi hỏi về cơ chế giám sát khi sinh viên làm bài thi online mà còn tăng cường tính chủ động và tương tác giữa người dạy và người học, là cơ hội để người học được trải nghiệm kỹ năng giao tiếp và phỏng vấn phục vụ cho hoạt động tuyển dụng sau này.
Những nỗ lực và sáng tạo của người dạy cũng cần sự hỗ trợ từ phía các cơ sở giáo dục đại học cũng như các tổ chức có liên quan, để xây dựng được hệ thống giáo dục trực tuyến đồng bộ, chất lượng và hiệu quả trong thời đại mới, như nâng cấp hệ thống phần mềm, đa dạng hóa các nền tảng phục vụ giảng dạy trực tuyến, xây dựng hệ thống nền tảng phụ trợ để người dạy và người học tương tác, tiếp cận bên ngoài những giờ học trực tuyến.
Ngoài ra cần tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng cho giảng viên, cán bộ làm công tác giảng dạy để thích ứng được với những yêu cầu trong đào tạo trực tuyến; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến phong phú, đa dạng và tạo điều kiện cho giảng viên và người học truy cập miễn phí để phục vụ cho việc tiếp cận thông tin phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu,...
Công đoàn Quân đội: Đổi mới, sáng tạo vì quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động Sáng ngày 30/11/2021, tại Tổng cục Chính trị (TCCT) Bộ Quốc phòng đã diễn ra Hội nghị trực tuyến Tổng kết, trao giải "Hội thi ... |
Công tác tuyên giáo đã làm nổi bật vai trò của Công đoàn Nghệ An trong các hoạt động Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trưởng Ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh Nghệ An cho biết: “Trong năm 2021, dù đối mặt với ... |
Công đoàn Khu Kinh tế tỉnh Tây Ninh: Phát huy tốt vai trò của tổ chức Công đoàn Công đoàn Khu Kinh tế (KKT) tỉnh Tây Ninh hiện quản lý 195 công đoàn cơ sở với hơn 100.000 nghìn đoàn viên với chức ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 17:13
PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
Tổng cộng 2.500 lít nhiên liệu sẽ được PVOIL gửi tặng tới các vận động viên, thành viên Ban Tổ chức, Ban Điều hành của Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:27
Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9
Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch đấu giá biển số ô tô phiên đấu giá thứ năm, với 388.389 biển số được đưa lên sàn.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:25
Bốn mẫu xe nhận ưu đãi mạnh tay từ Toyota Việt Nam và các đại lý trong tháng 9
Khách hàng có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn lên tới 100% lệ phí trước bạ khi kết hợp ưu đãi từ Chính phủ, Toyota Việt Nam và tại hệ thống đại lý trong tháng 9 này.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 06:58
Mercedes-Benz S-Class mới sẽ có bản xăng lẫn điện
Hãng xe Đức dự kiến sẽ hợp nhất hai dòng sedan hạng sang chủ lực là S-Class (động cơ đốt trong) và EQS (điện) thành một dòng xe vào năm 2030.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:02
Ra mắt Ford Territory Sport giá 909 triệu đồng
Ford Territory Sport mang khác biệt về ngoại hình như lại có trang bị tương tự như phiên bản Titanium X.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:00
Hướng dẫn tẩy ố kính ô tô: Đảm bảo tầm nhìn rõ ràng
Kính ô tô bị ố không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
- Thầy giáo Lê Minh Hoàng- Chủ tịch Công đoàn năng động
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024