Những người giữ “kho tài sản ngoài trời", chống chọi với mưa bão, dịch bệnh
Công đoàn - 08/06/2020 15:58 Hà Vân
Cây gãy đổ là nỗi buồn của người trồng rừng |
Trong số 15 công ty lâm nghiệp hạch toán phụ thuộc, Tổng Công ty Giấy Việt Nam có 6 công ty nằm trên địa bàn tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Đặc thù của vùng này có địa hình đồi núi dốc, thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với cây keo - loài cây có khả năng chống chọi với sâu bệnh, bão lốc cao.
Được các nhà khoa học khuyến cáo rằng sau nhiều chu kỳ trồng cùng một loại cây thì đến khoảng chu kỳ thứ 4, thứ 5 sẽ phát sinh loại nấm mốc, sâu bệnh rất khó xử lý nên trong 3 năm trở lại đây, Tổng Công ty đã chuyển đổi một số diện tích trồng keo sang trồng cây bạch đàn năng suất cao HD-3229 nhập khẩu từ Trung Quốc.
“Kế hoạch năm nay của chúng tôi là trồng 300ha cây bạch đàn. Nhưng dịch bệnh Covid-19 đã làm thay đổi kế hoạch này do Trung Quốc phải đóng cửa biên giới để kiểm soát dịch bệnh, không nhập khẩu được cây giống đúng thời vụ. Tổng Công ty phải chuyển đổi lại, trồng cây keo, dẫn đến chậm kế hoạch. Nếu vụ mùa xuân không trồng được, mùa hè mới chuyển sang trồng thì cây sinh trưởng chậm và năng suất giảm rất nhiều” - ông Nguyễn Xinh - Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Giấy chia sẻ.
Ngành Giấy nhiều năm khó khăn do sự phát triển của công nghệ thông tin khiến thị trường tiêu thụ ngày càng hẹp lại. Các công ty lâm nghiệp tại Hà Giang và Tuyên Quang được thành lập cách đây 40 - 50 năm từ thuở khai hoang phục hóa vùng cao theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Khi thành lập, mỗi công ty lâm nghiệp có khoảng hơn 1.000 lao động nhưng nay chỉ còn 50 - 100 người/công ty.
Cán bộ công đoàn Công Thương Việt Nam và Công đoàn Tổng Công ty Giấy Việt Nam thăm người lao động của Công ty Lâm nghiệp Ngòi Sảo (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang). |
Giá trị gia tăng trong sản xuất lâm nghiệp kết tinh chủ yếu ở nguồn nhân lực: công trồng rừng, công chăm sóc, bảo vệ rừng. Nếu không may bị thiên tai tàn phá, tài sản của người người trồng rừng mất trắng.
Công ty Lâm nghiệp Ngòi Sảo hiện quản lý 2.100 ha đất rừng trên địa bàn 6 xã của huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. Đồng chí Trương Phúc Thành - Giám đốc Công ty chia sẻ: Nếu không bị thiên tai, cây không gãy đổ, rừng năng suất, công nhân lâm nghiệp không nghèo. Nhưng rừng là “cái kho tài sản ngoài trời”, không rào giậu nên dễ bị chặt trộm, thiên tai, dịch bệnh. Chỉ cần mất khoảng 30ha (mỗi ha trị giá 50 triệu đồng) là coi như mất trắng. Năm qua, thiên tai đã khiến toàn Công ty thiệt hại 80ha rừng, trị giá khoảng 3 tỷ đồng. Mỗi khi mưa bão, cả giám đốc và công nhân đêm thức trắng vì lo.
Chị Dương Thị Mùi (sinh năm 1986, dân tộc Pu - Y, sống tại thôn Nắc Con, xã Yên Lâm, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) nhận trồng 10ha rừng. Chồng mắc bệnh hiếm, một mình chị chèo chống gia đình. Liên tiếp các trận mưa bão năm 2019 và đầu năm 2020 khiến 3 ha rừng gãy đổ, vườn cam hư hỏng, chị Mùi lâm vào cảnh rất khó khăn.
Trao quà cho người lao động |
Nghề trồng rừng vất vả nhất là công đoạn xử lý thực bì, cuốc hố, vác phân NPK, gánh cây giống lên đồi để trồng. Mỗi ha rừng, công nhân phải vác 2 tạ phân bón, khoảng 2.000 bầu cây (mỗi bầu nặng 250g). Với đàn ông khỏe mạnh, trong điều kiện địa hình đồi thấp chỉ mất vài tiếng đồng hồ là xong. Nhưng với phụ nữ hoặc những công nhân từ 45 – 46 tuổi trở đi là rất nặng nhọc.
Những năm gần đây, nhiều công nhân trồng rừng có xu hướng muốn nghỉ hưu sớm. Tuy nhiên, theo đồng chí Đàm Ngọc Tân - Chủ tịch Công đoàn Đội 54, Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên: “Những công nhân trực tiếp chắc chắn không đủ sức khỏe để làm việc đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của nhà nước vì nghề trồng rừng là nghề nặng nhọc”.
Từ năm 2018, Tổng Công ty đổi mới quản lý hoạt động lâm nghiệp: Chuyển đổi từ khoán chu kỳ sang khoán công đoạn. Việc khoán chu kỳ như trước kia cần nhiều vốn nên người lao động phải vay mượn rất nhiều. Từ khi thực hiện khoán công đoạn đến nay, hằng tháng người lao động có lương để trang trải sinh hoạt. Một phần tích lũy làm vốn để tái đầu tư vào rừng, giảm gánh nặng về vốn. Thu nhập của công nhân trồng rừng còn khiêm tốn ở mức 4 - 5 triệu đồng/tháng.
Thăm gia đình công nhân Sì Thanh Cường (Công ty Lâm nghiệp Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) |
Theo đồng chí Nguyễn Xinh - Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Giấy Việt Nam: Công nhân lâm nghiệp còn khó khăn nhưng họ rất lạc quan và sống rất chân tình. Thấu hiểu khó khăn của NLĐ, nhiều năm qua, Công đoàn Tổng Công ty Giấy Việt Nam luôn chắt chiu, dành tối đa nguồn lực với mong muốn chăm lo cho người lao động được nhiều hơn nữa.
Covid-19: Cập nhật thông tin 7h sáng ngày 8/6, số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt quá 7 triệu người với hơn 405 nghìn ... |
Nhà ở cho công nhân, nhất là công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất là một vấn đề lớn, đòi hỏi sự chung ... |
Mặc dù đã định hướng được phương án sẵn sàng khai thác trở lại các đường bay quốc tế nhưng các hãng hàng không vẫn phải ... |
Tin cùng chuyên mục
Phát triển đoàn viên - 02/09/2024 13:27
Thợ cắt tóc, thợ may và giáo viên tư thục vào nghiệp đoàn
“Vận động lao động phi chính thức tham gia tổ chức Công đoàn nhằm mang lại quyền lợi cho người lao động, đóng góp vào hệ thống an sinh xã hội. Đồng thời, giúp tăng cường sức mạnh của tập thể người lao động, góp phần nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới”, đó là nhận định của đồng chí Trần Thị Minh Nguyệt - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế.
Công đoàn - 02/09/2024 10:12
Công đoàn Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân thắp sáng niềm đam mê nghề giáo trong tôi
Cầm trên tay quyết định luân chuyển công tác về dạy Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân (thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau), tôi cảm thấy mình nhỏ bé, yếu ớt, một cảm giác lo sợ bất an, muốn gục ngã. Thế nhưng Công đoàn trường đã cho tôi niềm tin để vững bước.
Hoạt động Công đoàn - 02/09/2024 07:39
Công đoàn Công ty Greystone Data System Viet Nam - nơi gửi gắm tin yêu của lao động trẻ
Tôi là Nguyễn Thị Ngọc Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty Greystone Data System Viet Nam (TP. Hồ Chí Minh). Sau nhiều năm tháng làm việc ở công ty có 100% vốn nước ngoài này, tôi mới nghiệm ra: ngay cả những người xa lạ cũng có thể làm thay đổi cuộc sống và mang đến nhiều điều đẹp đẽ, kì diệu cho ta. Đó là Mái nhà Công đoàn.
Hoạt động Công đoàn - 02/09/2024 06:55
Nhiệm vụ “thượng khẩn” của đồng chí Hoàng Quốc Việt trong dịp Quốc khánh đầu tiên
Thực hiện nhiệm vụ Bác Hồ giao, đồng chí Hoàng Quốc Việt cùng các cán bộ của 2 Xứ ủy giải quyết hàng loạt những công việc cấp bách.
Hoạt động Công đoàn - 01/09/2024 18:38
Người thầy độc thân mà không cô đơn nhờ "Mái ấm Công đoàn"
Thầy Nguyễn Minh Thành (SN 1965), đoàn viên Trường THCS Đồng Rùm, xã Tân Thành (Tân Châu, Tây Ninh) là tấm gương sáng trong sự nghiệp trồng người, vượt qua hoàn cảnh khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, được học sinh yêu mến.
Vòng tay Công đoàn - 01/09/2024 06:00
Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"
Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng “nối vòng tay lớn”, tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực”... Cùng với tài đức của các thầy thuốc, y bác sĩ, tôi đã được tái sinh cuộc đời thứ hai.