Những điểm mới trong Quyết định số 333/QĐ-TLĐ
Chính sách mới - 17/09/2020 13:30 Nguyễn Hoàng Mai
Làm thêm giờ liên tục, người lao động có được khiếu nại không? Bị điều chuyển công việc không đúng hợp đồng lao động, NLĐ có thể khiếu nại không? |
Các cấp công đoàn cần chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước và của công đoàn về khiếu nại. |
Đây là thời điểm cần thiết phải ban hành một văn bản mới để khắc phục những khiếm khuyết của văn bản cũ, đảm bảo tiếp tục thống nhất với Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011, Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 ngày 20/6/2012 và đảm bảo đáp ứng yêu cầu mới trong triển khai Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 ngày 12/6/2018 và Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XII. Nghiên cứu nội dung QĐ 333 cho thấy tổ chức Công đoàn (CĐ) đang tiếp tục nỗ lực đảm bảo các yêu cầu của việc tăng cường hiểu sâu, nắm vững trong xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung chuẩn bị và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc công tác giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Kèm theo QĐ 333, Quy định Về việc CĐ giải quyết và có tổng số 6 Chương, 35 Điều, nhiều hơn 9 Điều so với Quy định cũ được ban hành kèm theo QĐ 254 (6 Chương, 26 Điều). Về cơ bản, QĐ 333 giữ nguyên tên các Chương và chỉ bổ sung thêm 9 Điều trong Chương III cho phù hợp với Luật Tố cáo 2018.
Công đoàn các cấp căn cứ tình hình thực tế để quy định việc tiếp đoàn viên và người lao động đến kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo. |
So sánh với QĐ 254, QĐ 333 có những điểm mới bổ sung như sau:
Điểm mới thứ nhất, QĐ 333 xác định rõ CĐ giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo là một quy trình cụ thể nên ngay trong tên gọi của Quyết định đã thay thế “Quy định về CĐ giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo” trong QĐ 254 bằng “Quy định về việc CĐ giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo”.
Điểm mới thứ hai, tại Điều 3 của QĐ 333, ngoài việc xác định các đối tượng có trách nhiệm thi hành Quyết định là “Các cấp CĐ, các đơn vị hành chính, sự nghiệp”, QĐ 333 đã thay “doanh nghiệp trong hệ thống CĐ” bằng “đơn vị kinh tế trong hệ thống CĐ”. Việc thay đổi này nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện Quyết định 1712/QĐ-TLĐ Về việc ban hành Quy định cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp của CĐ, ban hành ngày 24//10/2016 và Quyết định 1912/QĐ-TLĐ Về việc ban hành Quy chế quản lý vốn của CĐ Đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế, ngày 19/12/2016.
Điểm mới thứ ba, QĐ 333 không đưa phần mục lục của Quy định vào thành một nội dung trước khi thể hiện nội dung Quy định được ban hành kèm theo. Điều này đảm bảo tính hợp lý, khoa học của nội dung văn bản trong các Quyết định do Tổng Liên đoàn (TLĐ) ban hành.
Điểm mới thứ tư, QĐ 333 khẳng định Uỷ ban kiểm tra CĐ các cấp có thể độc lập về thẩm quyền trong việc giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của CĐ các cấp mà không cần phải có sự uỷ quyền của ban chấp hành hay ban thường vụ (Khoản 4, Điều 3, QĐ 333). Sửa đổi này góp phần tăng thêm tính dân chủ, minh bạch và độc lập trong quá trình thực thi nhiệm vụ của Uỷ ban kiểm tra CĐ các cấp, khắc phục một số vấn đề vướng mắc đã xảy ra ở một vài CĐ các cấp vì ban chấp hành hay ban thường vụ có thể có “cơ hội” gây “khó dễ” cho Uỷ ban kiểm tra CĐ khi văn bản hướng dẫn quy định cần phải có sự uỷ quyền từ họ, điều này làm giảm chất lượng hoạt động của các uỷ ban kiểm tra CĐ.
Chiều 10/9, LĐLĐ quận 8, TP. HCM đã tổ chức hội nghị chuyên đề triển khai các quyết định của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc ban hành quy định, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo cho cán bộ công đoàn. |
Điểm mới thứ năm, QĐ 333 đã khắc phục việc QĐ 254 chưa bám sát vào phạm vi thuộc thẩm quyền giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của CĐ trong quan hệ Lao động - CĐ. QĐ 333 đã điều chỉnh “quy chế tiếp công dân” trong Khoản 8, Điều 4, QĐ 254 thành “quy chế tiếp cán bộ, đoàn viên và người lao động” (Khoản 8, Điều 4, QĐ 333) và khẳng định “Những khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước và người sử dụng lao động liên quan đến quan hệ lao động, quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên CĐ và người lao động khi gửi đến tổ chức CĐ thì CĐ có trách nhiệm tham gia giải quyết” (Điều 13, QĐ 333). Tiếp tục tại Khoản 1, Điều 28, QĐ 333 cũng đã giới hạn “Tố cáo liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên và người lao động trong quan hệ lao động”. Việc sửa đổi phạm vi như trên giúp cho cán bộ CĐ xác định và làm đúng thẩm quyền trong quá trình giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Điểm mới thứ sáu, QĐ 333 đã sửa Khoản 1, Điều 6, và Khoản 2, Điều 8, QĐ 254 bằng việc bỏ cụm từ “và người lao động” mà chỉ giữ lại “đoàn viên thuộc quyền quản lý...” để làm đúng với thẩm quyền của CĐ bằng việc khẳng định ngoài đoàn viên thì người lao động không thuộc quyền quản lý trực tiếp của CĐ cấp đó.
Điểm mới thứ bảy, QĐ 333 đã cụ thể hoá 20 nội dung viện dẫn các nội dung của Luật Khiếu nại, tập trung chủ yếu ở Chương II và Chương III, vào trong Quy định hướng dẫn cán bộ CĐ chứ không chỉ định hướng hoạt động theo viện dẫn Điều luật như QĐ 254. QĐ 333 đã giúp tiết kiệm thời gian tra luật cũng như vận dụng, áp dụng pháp luật của cán bộ CĐ trực tiếp tham gia vào hoạt động này.
Điểm mới thứ tám, QĐ 333 đã trao cho cán bộ CĐ quyền tự chủ rất lớn, giảm thiểu các công việc không thuộc thẩm quyền, giúp đảm bảo tiến độ giải quyết và nâng cao chất lượng tham gia giải quyết khiếu nại. Thứ nhất, đổi tên Điều 12, QĐ 254 từ “Thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại” thành Điều 12, QĐ 333 là “Trưng cầu giám định”. Theo đó, CĐ có thẩm quyền sẽ ra quyết định trưng cầu giám định đối với các nội dung khiếu nại phức tạp, xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung khiếu nại mà không cần phải thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại. Thứ hai, khiếu nại vụ việc dân sự, hình sự không thuộc thẩm quyền tham gia giải quyết của CĐ thì QĐ 333 quy định “CĐ hướng dẫn người khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết” (Khoản 2, Điều 15, QĐ 333) chứ không quy định như Khoản 2, Điều 15, QĐ 254 (hướng dẫn “chuyển đơn đến người có thẩm quyền giải quyết và việc chuyển đơn chỉ thực hiện một lần”).
Điểm mới thứ chín, QĐ 333 tập trung làm rõ nội dung hướng dẫn tại Chương III về: Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo; Thời hạn giải quyết tố cáo và xử lý ban đầu thông tin tố cáo; Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo; CĐ tham gia giải quyết tố cáo. Đây cũng là một trong hai nội dung chính của Quy định này. Việc bổ sung thêm 9 điều vào Chương III tại QĐ 333 là việc làm rất cần thiết để giúp cán bộ CĐ dễ dàng thực hiện trách nhiệm của mình trong giải quyết và tham gia giải quyết tố cáo theo Luật Tố cáo 2018.
Trên đây là chín điểm mới về QĐ 333 (2020) so với QĐ 254 (2014). Nhìn chung, QĐ 333 đã cơ bản khắc phục được tất cả những hạn chế trong cách hướng dẫn cán bộ CĐ giải quyết và tham giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi thẩm quyền.
Trong bối cảnh chịu tác động bởi toàn cầu hoá như hiện nay, việc TLĐ đã ban hành và triển khai nhanh chóng các văn bản hướng dẫn mới, kịp thời thay thế các văn bản cũ sẽ giúp cho cán bộ CĐ có được định hướng, chỉ dẫn sát thực góp phần nâng cao chất lượng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên CĐ và người lao động. Các hoạt động này của TLĐ cần được tiếp tục quan tâm và phát huy hơn nữa, góp phần duy trì và phát triển vị thế của TLĐ.
Tài liệu tham khảo: Quốc hội, Luật số: 02/2011/QH13, Luật Khiếu nại. Quốc hội, Luật số: 12/2012/QH13, Luật CĐ. Quốc hội, Luật số: 25/2018/QH14, Luật Tố cáo. Tổng LĐLĐ Việt Nam, Điều lệ CĐ Việt Nam Khoá XII. Tổng LĐLĐ Việt Nam, Quyết định số 254/QĐ-TLĐ, Quyết định 254 ban hành Quy định về CĐ giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngày 05/3/ 2014. Tổng LĐLĐ Việt Nam, Quyết định số 1712/QĐ-TLĐ, Quyết định 1712 ban hành Quy định cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp của CĐ, ngày 24/10/2016. Tổng LĐLĐ Việt Nam, Quyết định số 1912/QĐ-TLĐ, Quyết định ban hành Quy chế quản lý vốn của CĐ Đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế, ngày 19/12/2016. Tổng LĐLĐ Việt Nam, Quyết định số 333/QĐ-TLĐ, Quyết định 333 ban hành Quy định về CĐ giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngày 28/2/2020. |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 17/9 |
Quỹ "bảo hiểm thất tình" |
Bỏ túi “bí kíp” săn việc mùa Covid-19 để nhanh chóng thoát cảnh thất nghiệp! |
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới - 24/09/2024 18:45
Mức hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có công văn về việc chăm lo, hỗ trợ, đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng cơn bão số 3, lũ lụt năm 2024.
Chính sách mới - 21/06/2024 15:03
Tăng quyền chủ động giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn
Một trong những điểm mới trong Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) là quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn Việt Nam.
Chính sách mới - 12/06/2024 09:34
Vô vàn bất cập khi thiếu biên chế công đoàn
Gần 4 năm trước, khi anh Thể được bổ nhiệm làm Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm (Hà Nội), đơn vị có 6 biên chế. Nhưng hơn một năm nay, con số chỉ còn có 5, trong khi công việc ngày càng nặng nề.
Chính sách mới - 14/02/2024 07:06
Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Nhiệm kỳ mới với những chính sách và nhiệm vụ mới, đặt tổ chức Công đoàn đứng trước những thách thức rất lớn về việc làm sao thu hút được nhiều NLĐ tham gia. Điều này đòi hỏi truyền thông công đoàn (TTCĐ) trong giai đoạn mới phải đi trước, đi nhanh, đi thận trọng và đi đến đích; đảm nhiệm cho được vai trò mở đường dẫn lối cho những lĩnh vực khác của công đoàn hoàn thành mục tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ đặc biệt quan trọng, đánh dấu 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn - 11/02/2024 16:00
Đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (CĐVN) diễn ra từ ngày 1-3/12/2023, tại thủ đô Hà Nội. Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, 1.095 đại biểu tham dự Đại hội đã phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao thảo luận sâu sắc các văn kiện trình Đại hội, hoàn thành trọng trách trao gửi của hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) cả nước. Đại hội thành công tốt đẹp là tiền đề quan trọng để các cấp công đoàn (CCCĐ) sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Chính sách mới - 10/02/2024 18:47
6 nội dung hoạt động Tháng Công nhân 2024
Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2024 gồm 6 hoạt động trọng tâm.