Nguyễn Đức Cảnh - nhà báo cách mạng, nhà lý luận chính trị lỗi lạc
Đảng với công nhân - 01/10/2024 06:06 Nhà giáo Nguyễn Đức Lâm
93 năm: Từ Tạp chí “Công hội đỏ” đến “Lao động và Công đoàn” |
Cách đây 95 năm (1/10/1929 - 1/10/2024) Tạp chí Công hội Đỏ (tiền thân của Tạp chí Lao động và Công đoàn) xuất bản số đầu tiên, do lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh phụ trách. Để tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, game doi thuong trân trọng giới thiệu bài viết của nhà giáo Nguyễn Đức Lâm - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường THPT Đông Thụy Anh, tỉnh Thái Bình, cháu nội tộc đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. |
Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin trong giai cấp công nhân
Được tôi luyện, vô sản hóa trong hàng ngũ công nhân, đặc biệt là được học tập “Đường kách mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, nên đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sâu sắc. Qua những việc làm cụ thể, đồng chí đã truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin sâu rộng trong giai cấp công nhân.
|
Cụ thể, tháng 9/1927, Nguyễn Đức Cảnh và Lý Hồng Nhật được cử sang Quảng Châu, Trung Quốc gặp Tổng Bộ Thanh niên Cách mạng đồng chí hội dự lớp huấn luyện chính trị (có hơn 10 người) do các đồng chí Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn giảng dạy. Đó là các bài giảng với tựa đề “Đường kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc. Sau lớp huấn luyện chính trị, Nguyễn Đức Cảnh và Lý Hồng Nhật đã ly khai Quốc dân đảng, tự nguyện gia nhập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội.
Cuối năm 1927, đồng chí làm việc tại cơ quan in đặt tại cơ sở cách mạng ở phố Chợ Đuổi (nay là phố Tuệ Tĩnh, Hà Nội) với nhiệm vụ tuyên truyền vận động cách mạng, đặc biệt là truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm giác ngộ quần chúng.
Tháng 2/1928, đồng chí được Kỳ bộ Tổng Bộ Thanh niên Cách mạng đồng chí hội cử làm Bí thư Tỉnh bộ Tổng Bộ Thanh niên Cách mạng đồng chí hội Hải Phòng. Sau đó được đề bạt Ủy viên BCH Kỳ bộ và được cử làm Bí thư Khu bộ Hải Phòng, Kiến An (gồm cả khu mỏ Mạo Khê, Uông Bí, Vàng Danh, Hòn Gai, Cẩm Phả…).
Thực hiện “vô sản hóa”, đồng chí trực tiếp vào làm thợ quai búa ở xưởng cơ khí Ca-Rông, làm phu khuân vác ở bến cảng Hải Phòng… Cuối năm 1928, phong trào đấu tranh cách mạng khá mạnh ở Bắc Kỳ, đồng chí đã viết tập tài liệu 16 trang với tiêu đề “Tổ chức Công hội” nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin - tài liệu đã được tổ chức bí mật in ấn lưu hành trong công nhân.
Ngày 28/7/1929, đồng chí triệu tập Đại hội đại biểu công nhân các tỉnh ở Bắc kỳ, quyết định thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ, bầu Ban chấp hành gồm 3 đồng chí, do Nguyễn Đức Cảnh làm Hội trưởng lâm thời, quyết định xuất bản Báo Lao động và Tạp chí Công hội Đỏ. Đồng chí trực tiếp phụ trách cả báo và tạp chí của Công hội. Sau một thời gian nỗ lực chỉ đạo và triển khai thực hiện, ngày 1/10/1929, Tạp chí Công hội Đỏ đã xuất bản số đầu tiên.
Tháng 1/1930, đồng chí cùng Ban Tuyên truyền của Đảng xuất bản cuốn “Sự nghiệp cách mạng của V.I.Lênin”. Cuốn sách in bằng thạch, khổ 12 x 16 cm, bìa trong cuốn sách in hình V.I.Lênin do Nguyễn Đức Cảnh trực tiếp vẽ minh họa. Đây cũng là cuốn sách đầu tiền viết về V.L.Lênin được ấn hành tại Việt Nam.
Mục đích của Ban Tuyên truyền và Nguyễn Đức Cảnh khi xuất bản cuốn sách là nhằm tuyên truyền cho quần chúng nhân dân hiểu rõ về vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với cách mạng vô sản.
Trong cuốn sách có đoạn: “Chủ nghĩa cách mạng trên thế giới bây giờ rất nhiều, duy chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa chân chính hơn cả, là chủ nghĩa thật có thể mưu sự sung sướng cho thợ thuyền, dân cày và tất cả các người bị bóc lột đè nén; chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới làm cho xã hội khỏi phải chia ra từng giai cấp, giai cấp nọ áp bức giai cấp kia; chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới làm cho loài người khỏi sự khổ sở do sự áp bức người với người mà ra; chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin mới làm cho cách mạng vô sản thành công được”.
Giá trị của tác phẩm “Công nhân vận động”
Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh viết rất nhiều tài liệu, truyền đơn, viết bài cho các báo “Đồng lòng tranh đấu”, “Cờ đỏ”, “Tin tức”, “Người lao khổ”, “Lao khổ” hay “Công nông binh”… với các bí danh khác nhau: Trọng, Quý, Vũ, Úy … Các tác phẩm này đã góp phần tích cực cổ động quần chúng, để ngọn lửa cách mạng dâng cao, làm nên những thắng lợi của phong trào cách mạng.
Đặc biệt, tác phẩm “Công nhân vận động”, trước tác được lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh viết trong tù, trước ngày nhận án chém. Đây là những đúc kết kinh nghiệm hoạt động, những tâm huyết của đồng chí muốn truyền lại cho các cán bộ công đoàn tiếp bước. Đồng chí cũng đã thể hiện rất rõ các luận cứ của mình: Định nghĩa chữ vô sản giai cấp; Điều kiện và tính chất của người vô sản; Những nét đặc thù của giai cấp công nhân Việt Nam; Làm thế nào mà giai cấp công nhân Việt Nam có thể lãnh đạo được cách mạng? Phương pháp vận động công nhân…
Một trang của Tạp chí Công hội Đỏ, năm 1929. Ảnh: Tư liệu |
“Công nhân vận động” là tập tài liệu quý, báo cáo lại với Đảng tình hình công nhân và đúc rút kinh nghiệm thực tế, có tính tổng kết cao làm phong phú thêm lý luận vận động công nhân, chỉ đạo đấu tranh của Đảng. “Công nhân vận động” đã cho chúng ta thấy Nguyễn Đức Cảnh là nhà hoạt động công vận đầy tài năng, tâm huyết, người đặt nền móng lý luận về công tác vận động công nhân của Đảng.
“Công nhân vận động” khẳng định cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đối với phong trào công nhân, Công đoàn Việt Nam, đồng thời thể hiện tư duy lý luận sắc bén, trí tuệ sáng suốt và nghị lực phi thường của một nhà báo cách mạng trẻ tuổi thời kỳ mới thành lập Đảng.
Từ truyền thống gia đình, quê hương
Hun đúc lên một lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh của giai cấp công nhân Việt Nam, có thể nói, đó là truyền thống của dòng họ khoa bảng, gia đình trí thức yêu nước nồng nàn. Dòng họ Nguyễn Đức ở Diêm Điền có nhiều cụ cùng thời cha của Nguyễn Đức Cảnh thi cử đỗ đạt nhưng không ra làm quan, chỉ làm nghề dạy học và làm thuốc chữa bệnh giúp dân.
Nguyễn Đức Cảnh được thừa hưởng gen di truyền từ ông bà, cha mẹ thông minh, tài hoa mà nhân hậu và yêu quê hương, đất nước, thương yêu những người dân nghèo thời phong kiến và đế quốc thực dân đô hộ.
Nguyễn Đức Cảnh được những người bạn tốt của cha nuôi dưỡng, học hành trở thành người thanh niên trí thức yêu nước. Sự trưởng thành, giác ngộ trong hoạt động của tổ chức thanh niên học sinh yêu nước đã đưa Nguyễn Đức Cảnh đến với cách mạng, với giai cấp công nhân.
Sáng ngày 01/10//2024, Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp cùng Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Nhà báo Nguyễn Đức Cảnh với Báo chí Cách mạng Việt Nam”. Chương trình diễn ra đúng ngày kỷ niệm 95 năm Ngày Tạp chí Công hội Đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn) xuất bản số đầu tiên (1/10/1929 – 1/10/2024) – do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm Tổng biên tập. Tọa đàm nhằm tôn vinh những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh với nền Báo chí Cách mạng Việt Nam; đồng thời cung cấp thêm nhiều thông tin, phát hiện mới về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đặc biệt là trên phương diện báo chí. Trong khuôn khổ chương trình, Tạp chí Lao động và Công đoàn trao tặng tượng chân dung đồng chí Nguyễn Đức Cảnh cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam để bổ sung thêm hiện vật tại phòng trưng bày giai đoạn báo chí 1925-1945. |
Tự hào Công đoàn Việt Nam Mỗi tháng Bảy về, từng cán bộ công đoàn lại rộn lên bao suy nghĩ. Đó là tháng có Ngày kỷ niệm thành lập Công ... |
Công hội Đỏ: Tạp chí nghiên cứu lý luận đầu tiên trong dòng báo chí cách mạng Việt Nam Tạp chí Công hội Đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn), "Cơ quan truyền bá lý luận của Công hội Đỏ trong ... |
- Vượt lên số phận, sống cuộc đời ý nghĩa nhờ vòng tay Công đoàn
- 4 cách tiết kiệm tiền lương giúp công nhân giàu lên từng ngày
- 95 năm Tạp chí Lao động và Công đoàn: Hành trình của sự nỗ lực và sáng tạo không ngừng
- Nguyễn Đức Cảnh - nhà báo cách mạng, nhà lý luận chính trị lỗi lạc
- Giải thưởng Huỳnh Ngọc Huệ: Tôn vinh đoàn viên có thành tích xuất sắc