Người lao động “kêu cứu” vì nhiều tháng không được nhận lương
Phóng sự điều tra - 05/07/2021 18:14 Lê Tuấn
Công ty MVI có nhà máy sản xuất tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Ảnh: mosflyvn.com |
Tập thể làm việc tại Công ty MVI (có văn phòng tại địa chỉ 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM và nhà máy sản xuất đặt tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, phường Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) cho biết: Công ty có hơn 150 lao động, bao gồm nhân viên bộ phận bán hàng tại các siêu thị trên cả nước, nhân viên giới thiệu thị trường, công nhân sản xuất. Nhiều người đã làm việc tại đây một thời gian dài, trong đó đa số đều được hưởng mức lương từ 4,7 - 5 triệu đồng.
Bắt đầu từ tháng 4/2021, người lao động chưa được công ty thanh toán lương. Dù đã cố gắng chờ đợi thêm nhưng đến nay gần 3 tháng vẫn chưa nhận được lương hay được thông báo sẽ có lương trong thời gian cụ thể nào.
Người lao động Công ty MVI chia sẻ về cuộc sống khó khăn đang gặp phải. |
Anh Ngô Hoàng Anh, làm việc tại Công ty MVI cho hay, ngày lĩnh lương là vào mùng 5 hằng tháng, nhưng từ tháng 4/2021 người lao động chưa được công ty thanh toán lương. Công ty lấy lý do là đang chuyển giao giám đốc, vì giám đốc cũ đã có đơn xin nghỉ việc từ hồi giữa tháng 4 nên không ai có thẩm quyền ký duyệt chi lương.
Chị Đ.T.M.P., nhân viên bán hàng của Công ty MVI chia sẻ: "Đến mùng 5/7 là tròn 3 tháng chưa nhận được lương. Tôi phải vay nợ để chi tiêu mấy tháng nay rồi, chờ lương để trả nợ nhưng chưa có dấu hiệu nào là sẽ nhận được tiền. Tôi tha thiết mong sớm được nhận lương và đóng bảo hiểm, chứ nợ nhiều quá mà phải ngồi thế này cả gia đình không biết phải xoay xở thế nào trong thời gian tới”.
Căn phòng trọ chật hẹp, nơi một nữ nhân viên Công ty MVI đang sống. |
Tập thể người lao động còn cho biết, không chỉ nợ lương, đến nay công ty cũng nợ bảo hiểm khiến họ không có thẻ bảo hiểm y tế, ốm đau không dám khám chữa bệnh. Khó khăn chồng chất khó khăn, cuộc sống đang thực sự rơi vào bế tắc, chưa biết có thể cầm cự được bao lâu. Rất nhiều người phải đi vay mượn, cầm đồ để duy trì cuộc sống qua ngày, nhưng bị nợ lương quá lâu khiến không còn biết bấu víu vào đâu.
Họ mong muốn các cơ quan, ban, ngành vào cuộc để giúp đỡ, hỗ trợ người lao động sớm nhận được lương.
Nhiều tháng không được nhận lương khiến đời sống người lao động làm việc tại Công ty MVI bị đảo lộn. |
Theo tìm hiểu của phóng viên, tháng 6/2021, đại diện các bên liên quan đã có buổi làm việc để giải quyết đơn khiếu nại của tập thể người lao động Công ty MVI.
Trong buổi làm việc, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương cho rằng, việc Công ty MVI không trả lương, thưởng cho người lao động là vi phạm quy định của Bộ luật Lao động năm 2019. Vì vậy, yêu cầu công ty lên phương án trả đầy đủ tiền lương và các chế độ cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Đại diện Công ty MVI cho biết, do người đại diện pháp luật - Tổng giám đốc đã có đơn từ chức nên công ty không thể triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Hiện tại công ty gặp khó khăn về tài chính, khả năng chi trả lương và tiền thưởng doanh số cho người lao động tháng 4, tháng 5/2021 là không thể.
Đại diện công ty cũng giải thích rằng nhà đầu tư Malaysia (chiếm 50% vốn đầu tư) không thể sang Việt Nam để cùng việc thay đổi Tổng giám đốc do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Qua buổi làm việc, công ty ghi nhận đề nghị của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương về việc chi trả tiền lương, các chế độ cho người lao động.
Người lao động đang mong chờ tiền lương để trang trải cuộc sống trong lúc dịch bệnh hoành hành. |
Bà Lê Thị Hồng Nhung, Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương cho biết cơ quan này đã nhận được thông tin về vụ việc. Do nhà máy sản xuất của Công ty MVI đặt tại thị xã Tân Uyên nên tỉnh đã yêu cầu Công đoàn thị xã Tân Uyên báo cáo và có hướng dẫn thủ tục cho người lao động.
Trao đổi với PV Cuộc sống an toàn về vụ việc này, ông Đ.Q.M - một thành viên ban lãnh đạo Công ty MVI xác nhận, gần 3 tháng nay công ty chưa thể trả được lương cho người lao động. Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Bình Dương đã có ý kiến là chậm nhất đến ngày 16/6, công ty phải trả toàn bộ lương, thưởng cho người lao động hoặc mời người lao động đến thỏa thuận để giải quyết sự việc và có báo cáo cho Ban quản lý. Tuy nhiên, do người đại diện diện pháp luật đồng thời là Tổng giám đốc đã có đơn xin từ chức, nên công ty không thể triển khai các hoạt động như bình thường.
“Trên giấy tờ pháp lý, hiện công ty vẫn do ông Nguyễn Thân làm đại diện pháp luật và là người sử dụng lao động. Những lãnh đạo khác trong công ty không được ủy quyền và không có thẩm quyền giải quyết vấn đề trả lương, thanh toán bảo hiểm cho người lao động”, ông M. cho biết.
Hộ khẩu ơi, từ biệt nhé! Hôm nay là một ngày rất trọng đại với tất cả mọi công dân Việt Nam, nhưng dường như lại rất ít người để ý ... |
"Nhiều lúc nghĩ quẩn, em nghĩ hai mẹ con chết mới hết làm khổ cả nhà" “Bố mẹ, em trai, các cháu em đều là F0. Cả nhà chồng cũng thành F2 khi em là F1. Trong khu cách ly, em ... |
Cách ly F1 tại nhà: Không khả quan với công nhân lao động ở trọ Nhiều công nhân lao động cho rằng khu nhà trọ của họ không đủ điều kiện theo Bộ Y tế yêu cầu để cách ly ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 14/09/2024 09:42
Lâm Đồng: Công ty CP Môi trường xanh Friendly vẫn chây ì khoản nợ lương công nhân
Đến nay, Công ty Cổ phần Môi trường Xanh Friendly - đơn vị đầu tư vận hành Nhà máy xử lý rác thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn không trả tiền nợ lương đối với người lao động làm việc tại đây.
Phóng sự điều tra - 06/09/2024 15:09
Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
Trước thực trạng khách hàng mất tiền oan và nguy cơ hiện hữu hóa thành “con nợ” của ngân hàng từ những chiếc thẻ ngân hàng không sử dụng, thậm chí thiếu thông tin tư vấn minh bạch, nữ công nhân ở Hải Dương gánh khoản nợ hơn 7,5 triệu đồng từ chiếc thẻ tín dụng được tặng mà chị không sử dụng trong 9 năm, luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner, đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cùng với đó đồng chí Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cũng nêu lên một số ý kiến chung quanh vấn đề này.
Phóng sự điều tra - 04/09/2024 17:07
Bài 7: Cần hành lang pháp lý chung để quản lý thẻ ngân hàng “ngủ đông”
Đó là một trong những ý kiến của bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) về quy trình quản lý, phát hành thẻ ngân hàng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Quan điểm này cũng được đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) nêu lên trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vấn đề phát hành, quản lý, vận hành thẻ ngân hàng hiện nay.
Phóng sự điều tra - 03/09/2024 16:24
Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.
Pháp luật lao động - 01/09/2024 07:31
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi quảng cáo sai sự thật, có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.
Pháp luật lao động - 31/08/2024 08:42
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn
Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.