Ngôi nhà của bạn sẽ "lột xác" nhờ 5 bước đơn giản này
Đời sống - 25/08/2019 06:54 Ý Yên (tổng hợp)
Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy thoải mái khi sống trong một ngôi nhà lộn xộn - Ảnh: Livia Cetti/ nytimes |
1. Xác định mục tiêu
Bạn có thể sắm một số vật dụng mới để thay thế cho những thứ đã cũ, nhưng trước khi làm điều đó phải xác định mục tiêu: Bạn là ai và bạn muốn sống trong một không gian như thế nào?
Mỗi người đều có mong muốn khác nhau tùy theo sở thích. Chẳng hạn một nơi yên tĩnh lấy cảm hứng từ Thiền hay một không gian giống như phòng trưng bày nghệ thuật... Vì thế trước khi bắt tay vào công việc, bạn phải chia sẻ và đi đến thống nhất với những thành viên trong gia đình về ý tưởng đó.
"Bước đầu tiên là không động gì vào đồ đạc trong nhà. Hãy xem bạn thích một không gian tràn đầy năng lượng hay một không gian nhẹ nhàng", cô Laura Cattano, một chuyên gia ở New York cho biết.
Còn nhà thiết kế nội thất Clodagh thì đưa ra một ví dụ cụ thể: Nếu như bộ sưu tập nội thất cổ của bố mẹ khiến bạn khó chịu, trong khi một khách sạn Nhật Bản với không gian tối giản khiến bạn cảm thấy thư giãn, thì bạn đã có phương án thiết kế cho mình.
2. Sắp xếp lại đồ đạc
Sắp xếp đồ đạc một cách ngăn nắp không phải là việc đơn giản. Hãy bắt đầu bằng cách mạnh dạn loại bỏ những thứ mà bạn cho rằng không cần thiết, chẳng hạn quần áo, hành lý, sách báo, dụng cụ... đã cũ.
"Luôn phải làm những việc dễ trước", Cattano nói.
Với những món đồ bạn đang còn phân vân thì hãy để sang một bên, đừng để chúng làm gián đoạn việc dọn dẹp.
3. Có những thứ nên cất đi, có những thứ nên bày ra
Mục đích của việc sắp xếp nhà cửa không phải là để cất đi mọi thứ đồ đạc, mà phải cân nhắc lựa chọn, có những món đồ nên cất trong tủ, cũng có những món đồ nên được bày biện ra ngoài.
Các vật dụng không dùng đến có thể được cất gọn trong tủ, ngăn kéo hoặc các hộp. Điều này sẽ giúp các món đồ trang trí như bình hoa, chân nến, tranh ảnh, sách... nổi bật trên kệ.
Vicente Wolf, một nhà thiết kế nội thất ở New York nói rằng: "Càng ít đồ trong phòng thì bất cứ thứ gì bạn đặt ở trên kệ đều trở nên nổi bật. Chúng trở nên quan trọng hơn."
Nếu bạn sưu tập đồ gốm, đồ cổ, mặt nạ châu Phi hay bất cứ thứ gì khác, hãy nhóm chúng lại với nhau để bày biện, sẽ tạo hiệu ứng tuyệt vời.
4. Cất đồ gần nơi sử dụng
Khi bạn cất đồ đạc, hãy nhớ rằng sẽ có lúc bạn sử dụng lại chúng. Nếu những món đồ được cất gần nơi sử dụng, nó sẽ giúp bạn tìm thấy và sử dụng dễ dàng.
Sách, tạp chí để ở nơi đọc sách. Xoong, chảo nên đặt cạnh bếp...
5. Thói quen ngăn nắp
Mỗi ngày trôi qua, căn nhà của chúng ta luôn đối mặt với sự lộn xộn bởi nhiều thứ: Hóa đơn, giày dép, quần áo, túi xách, chìa khóa....
Nếu bạn không quy định những vị trí để đặt những thứ đó, chúng sẽ tràn lan khắp nhà.
Và, hãy cố gắng đặt chúng đúng chỗ mỗi khi trở về nhà.
Thiết kế cầu thang theo phong thủy để ngôi nhà thêm vượng khí |
Làm thế nào để có một vườn sinh thái trong khuôn viên nhà bạn? |
Mua căn hộ chung cư đừng quên những yếu tố phong thủy sau đây |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
- Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
- Vào Đảng để thấy được trách nhiệm và cống hiến
- Công đoàn ngành Giáo dục TP Đà Nẵng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3
- Chủ động tìm kiếm đối tác, ký thỏa thuận mang lại phúc lợi tài chính cho người lao động ngành Y tế
- LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế phát động hỗ trợ các địa phương thiệt hại do bão số 3