Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Mua nhà chung cư, người dân đau đáu nỗi lo bỏ tiền mua nước... bẩn!

Đời sống - Q.H

Mua nhà chung cư, người dân đau đáu nỗi lo bỏ tiền mua nước bẩn; nỗi lo này càng lớn khi hàng loạt vụ nước sinh hoạt nhiễm bẩn liên tục xảy ra gần đây.
mua nha chung cu nguoi dan dau dau noi lo bo tien mua nuoc ban
Cư dân khu đô thị Linh Đàm xếp hàng mua nước sạch chiều tối ngày 16/10/2019 sau sự cố nước sông Đà nhiễm dầu thải. Ảnh tuoitre.vn

Mua nhà chung cư, người dân đau đáu nỗi lo bỏ tiền mua nước bẩn là tâm lý phổ biến của người dân Hà Nội thời gian qua. Tình trạng thiếu nước sạch hoặc không có nước sạch để sử dụng tại nhiều chung cư trên địa bàn thành phố là nỗi ám ảnh của hàng nghìn người dân.

Thực tế, nhà chung cư đang được xem là giải pháp hữu hiệu cho dân cư đô thị, vừa làm tăng mỹ quan, vừa giải quyết tình trạng thiếu nhà ở. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nước sạch tại các khu chung cư là vấn đề nổi cộm, được người dân đặc biệt quan tâm.

Đơn cử, cuộc khủng hoảng nước sạch khu đô thị gần đây do hệ thống nước sạch Sông Đà bị nhiễm dầu thải ở khu vực phía Tây Hà Nội. Mặc dù biết nước bị nhiễm dầu thải, nhưng công ty này vẫn tiếp tục bán nước bẩn cho người dân sử dụng, bất chấp mối nguy hại đến sức khoẻ con người. Khiến cho cuộc sống của gần 250.000 hộ dân hoang mang, lo sợ, cuộc sống bị đảo lộn vì thiếu nước sạch.

mua nha chung cu nguoi dan dau dau noi lo bo tien mua nuoc ban
Nước có nàu đen kịt tại chung cư HUD3 Tower, Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội trong sự cố nổi tiếng nước mặt sông Đà bị nhiễm dầu thải. Ảnh baomoi.com

Chị Hạnh sống tại tòa nhà HH1A (Khu đô thị Linh Đàm) cho biết, buổi sáng 10/10 chị phát hiện ra nước có mùi lạ, hôi tanh, sặc mùi clo, nhưng chị không nghĩ là nó nghiêm trọng nên gia đình vẫn dùng bình thường. Con chị mới được 5 tháng tuổi, sau mấy ngày sử dụng nước bẩn, da nổi mẩn ngứa khắp người, con khó chịu và khóc suốt đêm. Chị phải mua nước Lavie để dùng.

Theo thông báo của thành phố Hà Nội ngày 15/10, nước máy sông Đà đã bị nhiễm độc, hàm lượng styren trong nước vượt ngưỡng từ 1,3 - 3,6 (Styren thuộc nhóm các chỉ tiêu giám sát mức độ C, mức giới hạn theo QCVN 01:2009/BYT là 20 mg/lít). Các cơ quan chức năng khuyến cáo người dân chỉ nên dùng nước để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống.

Sự cố nước nhiễm dầu vừa được xử lý xong thì mới đây, đường ống truyền tải nước sạch sông Đà lại bị rò rỉ, nước chảy tràn ra đại lộ Thăng Long khiến 280.000 hộ dân Hà Nội bị dừng cấp nước từ 17h ngày 20/11.

mua nha chung cu nguoi dan dau dau noi lo bo tien mua nuoc ban
Công nhân Công ty Viwaco thau rửa bể nước các tòa chung cư cũng như xúc rửa hệ thống đường ống, bể chứa do công ty này quản lý sau sự cố nước nhiễm dầu thải. Ảnh tienphong.vn

Cách đây 5 năm, hàng ngàn cư dân chung cư Nam Đô Complex, quận Hoàng Mai (thành phố Hà Nội) cũng phải dùng nước sinh hoạt nhiễm thạch tín (Asen) cao gấp 2 lần so với quy định chuẩn của Bộ Y tế.

Trở lại vụ nước nhiễm bẩn dầu thải Sông Đà vừa qua, tại chung cư CT12 Văn Phú (Hà Đông), nước có màu vàng đục, nhiều cặn bẩn. Tình trạng nước vàng, thậm chí có màu đen, xuất hiện ở rất nhiều hộ nhưng không cùng lúc khiến 300 hộ sống tại chung cư lo ngại tình trạng này diễn ra lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ở cụm chung cư The Sparks Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội), nước máy cũng có mùi lạ giống chất tẩy rửa. Hiện tượng này xuất hiện từ ngày 10/10. Nhiều cư dân sống trong chung cư Hồ Gươm Plaza (phường Mỗ Lao, Hà Đông) cũng liên tiếp phản ánh việc phát hiện nước có mùi hắc rất… đáng sợ.

Chia sẻ với báo chí PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh khẳng định, mùi khét chúng ta ngửi được chính là mùi khét của kim loại nặng bị bào mòn trong quá trình vận hành, đây là chất độc. Nếu nước ăn có dầu thải, bất luận là loại dầu nào đều gây độc.

Ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề hết sức bức thiết hiện nay, khi cơ quan chức năng, doanh nghiệp buông lỏng khâu kiểm soát chất lượng nước thì bất cứ lúc nào sự cố cũng có thể xảy ra. An ninh nước sạch quốc gia đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Hiện nay, hầu như nước sinh hoạt tại các chung cư sử dụng chủ yếu lấy từ ba nguồn là nước mặt (sông, suối, ao, hồ…), nguồn nước cung cấp chính (giếng đào, giếng khoan) và nước mưa. Trong đó, nguồn nước mặt phải đối diện tình trạng nước bẩn thải tràn lan khi các doanh nghiệp, nhà máy cung cấp nước sạch… chưa xử lý đúng cách.

Những vụ việc nêu trên cho thấy có quá nhiều lỗ hổng về quản lý nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước mặt. PGS. TS. Bùi Thị An, Viện trưởng Tài nguyên môi trường & Phát triển cộng đồng cho biết, hệ thống pháp luật hiện quy định khá đầy đủ về môi trường, ô nhiễm, xử lý môi trường. Vấn đề quy hoạch, điều kiện, tiêu chuẩn của vùng nước vào đầu nguồn, khi lấy nước mặt thì thế nào và lấy nước ngầm được thực hiện ra sao… đã có hết trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhưng chúng ta chưa thực hiện quyết liệt.

mua nha chung cu nguoi dan dau dau noi lo bo tien mua nuoc ban
Công nhân Công ty Môi trường thau rửa bể nước ngầm tòa nhà Golden Land 275, Nguyễn Trãi, Hà Đông sau vụ nước nhiễm dầu thải. Ảnh news.zing.vn

Về quy hoạch nguồn nước, PGS. An cho biết, đang kiến nghị cần có sự giám sát của Quốc hội đối với các vấn đề liên quan nguồn nước, bắt đầu từ quy hoạch và sau đó là chất lượng nước. Đây là những việc lớn nhưng lại thiếu sự giám sát, kiểm tra. Thậm chí, cơ quan quản lý cũng chưa bao giờ báo cáo Quốc hội là ở đâu thực hiện đúng quy hoạch, các công việc của công ty kinh doanh nước có đúng quy hoạch, quy chuẩn không? Trong khi trách nhiệm của họ là phải kiểm tra và báo cáo, thậm chí là báo cáo định kỳ hoặc đột xuất do hoạt động kinh doanh nước là kinh doanh có điều kiện nên rất đặc thù. Khi xảy ra vụ việc Công ty nước sạch sông Đà cung cấp nước nhiễm bẩn thì mới thấy lỗ hổng về quản lý.

“Ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nguồn nước là vấn đề vô cùng nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận bởi nó gắn liền sự sống của con người và sự phát triển của đất nước. Theo tôi, cần loại bỏ các nhà đầu tư không đủ năng lực, không trung thực hoặc gian dối trong kinh doanh”, PGS. An cho biết.

Thiết nghĩ, cần có một sự ràng buộc cao hơn về trách nhiệm của nhà cung cấp nước sạch. Các cơ quan chức năng cũng cần giám sát chặt chẽ việc quản lý các khu đô thị, giám sát hoạt động sản xuất nước sạch, trách nhiệm giải trình, khắc phục hậu quả, đặc biệt là bồi thường thiệt hại cho người dân ra sao,... để người dân yên tâm sống tại nơi mà mình bỏ tiền ra mua tài sản và dịch vụ, hay nói cách khác là chất lượng dịch vụ xứng với giá trị đồng tiền mà khách hàng bỏ ra.

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Người lao động -

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Người lao động -

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Đời sống -

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Đời sống -

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Người lao động -

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Người lao động -

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão Tôi công nhân

Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Đón xem Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 14/9/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích? An toàn, vệ sinh lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

game doi thuong
: Làm từ thiện để làm gì? Video

game doi thuong : Làm từ thiện để làm gì?

Từ thiện tuyệt nhiên không phải cuộc đua lòng tốt với sự khoe mẽ xem ai nhiều hơn để tranh giành ảnh hưởng, kiếm danh, kiếm lợi. Từ thiện cho lòng mình nhẹ bớt với nỗi đau nội tâm khi đọc tin trước, cho người khác sau.

Đọc thêm

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Đời sống -

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm

Đời sống -

Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Người lao động -

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Đời sống -

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi

Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.

Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”

Người lao động -

Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.

“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”

Đời sống -

“Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”

"Siêu bão" Yagi sắp tiến vào Việt Nam được dự đoán có cường độ lớn nhất trong 10 năm trở lại đây.

Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh

Đời sống -

Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.

Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?

Người lao động -

Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?

Trước đề xuất bổ sung ngày nghỉ lễ Quốc khánh đến hết 5/9, hoặc nghỉ thêm ngày 5/9 để người lao động có thể đưa con đến trường khai giảng, nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra.