Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thứ tư 03/01/2024 17:32

Một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn trong tình hình mới

Hoạt động Công đoàn - PGS.TS. NGUYỄN SỸ TRUNG, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trải qua hơn 90 năm hình thành, phát triển và sau hơn 36 năm đổi mới đất nước, Công đoàn Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Để tiếp tục phát huy mạnh mẽ và thực chất hơn nữa vai trò của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới hiện nay, đòi hỏi cần phải tiến hành đổi mới toàn diện, đồng bộ cơ cấu, tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức này.

Mục tiêu đề ra

Trong sự nghiệp đổi mới, tổ chức Công đoàn là lực lượng quan trọng trong việc tập hợp đoàn kết rộng rãi công nhân, viên chức, lao động đi đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động. Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam luôn luôn năng động, sáng tạo trong lao động, phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần quan trọng tạo nên những thành tựu vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử, nâng cao vị thế và uy tín nước ta trên trường quốc tế.

Một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn trong tình hình mới
Tọa đàm “Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới” do Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình tổ chức. Ảnh: B.M

Hiện nay trước yêu cầu ngày càng to lớn của sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với mục tiêu: “Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao”. Đây chính là khát vọng và tầm nhìn của Đảng và Nhân dân Việt Nam trong thời đại mới. Để thực hiện được khát vọng và tầm nhìn ấy, đòi hỏi công nhân lao động phải nỗ lực hết mình lao động, sản xuất, đổi mới sáng tạo, Công đoàn Việt Nam phải luôn đồng hành cùng công nhân lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công nhân; đồng thời phải không ngừng đổi mới để xứng đáng với niềm tin của người lao động.

Chính vì vậy, ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, trong đó nêu rõ mục tiêu “Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, có năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới; là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước; làm tốt vai trò cầu nối, giữ mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân, người lao động; xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và người lao động cả nước; góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, là lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước”.

Xuất phát từ tầm quan trọng có tính chiến lược của Công đoàn Việt Nam, cần phải có sự tổng kết đánh giá những thành tựu đạt được, chỉ ra những hạn chế, khó khăn, thách thức của Công đoàn Việt Nam thời gian qua, trên cơ sở đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược và đề xuất phương hướng, giải pháp đổi mới toàn diện cơ cấu, tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn trong tình hình mới

Hội thảo "Giải pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả thu hút, tập hợp đoàn viên của công đoàn cơ sở và vai trò của cán bộ công đoàn các khu công nghiệp tại Việt Nam" do Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh tổ chức. Ảnh: Đ.Trọng.

Xuất phát từ những hạn chế

Hơn 90 năm qua, Công đoàn Việt Nam đã trưởng thành về mọi mặt, có những đóng góp xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Tổ chức Công đoàn được củng cố, phát triển, số lượng đoàn viên và công đoàn cơ sở tăng nhanh, đội ngũ cán bộ phát triển cả về số lượng và chất lượng. Công đoàn mở rộng hoạt động sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước; phối hợp ngày càng hiệu quả với các cấp chính quyền, các tổ chức và người sử dụng lao động, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tiếp tục được đổi mới, đa dạng hoá, hướng về cơ sở. Các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước được phát động rộng rãi, thu hút, khơi dậy động lực của đoàn viên, người lao động, góp phần tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế - xã hội. Công tác tài chính, tài sản công đoàn từng bước được hoàn thiện; hoạt động đối ngoại đạt nhiều kết quả. Công đoàn đã làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với công nhân, người lao động, tích cực tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của Công đoàn còn một số hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Công tác phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở chưa tương xứng với tốc độ phát triển của doanh nghiệp, người lao động; chất lượng đoàn viên chưa cao, hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở còn hạn chế. Mô hình tổ chức, phương thức tập hợp đoàn viên, người lao động có mặt chậm được đổi mới.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn còn bất cập; nhiều nơi thiếu cán bộ chuyên trách, một bộ phận cán bộ năng lực yếu. Hoạt động công đoàn ở một số ngành, địa phương chưa gắn với đặc điểm, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, người lao động và tình hình quan hệ lao động. Hiệu quả tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên, người lao động chưa cao. Vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, phát huy quyền làm chủ của công nhân, người lao động có mặt còn hạn chế. Tình hình tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể tuy giảm nhưng còn phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn về an ninh, trật tự.

Thời gian tới, số lượng công nhân, lao động tăng nhanh, hoạt động công đoàn tiếp tục mở rộng và chuyển mạnh sang khu vực ngoài nhà nước. Quá trình phát triển kinh tế thị trường; những cơ hội, thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; việc cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp sẽ tác động sâu sắc đến việc làm, chất lượng nguồn nhân lực, việc thu hút, tập hợp người lao động, … Bối cảnh đó đặt ra yêu cầu cấp bách phải đổi mới mạnh mẽ, thực chất hơn tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam.

Một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn trong tình hình mới

Trao quyết định thành lập Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Thương mại sản xuất giày Hằng Vỹ 2 (Hậu Giang). Ảnh: Văn Sỹ.

Một số giải pháp

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn trong tình mới

Các cấp uỷ và tổ chức Đảng phải thường xuyên lãnh đạo, định hướng để tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ra đời và hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, tuân thủ pháp luật, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp để xâm phạm quyền, lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, gây mất an ninh, trật tự. Cần quan tâm lãnh đạo công tác phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, thành lập tổ chức Công đoàn để tạo tiền đề thành lập tổ chức Đảng, đoàn thể khác. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển đảng viên, quan tâm bồi dưỡng, giới thiệu công nhân, người lao động đủ tiêu chuẩn vào Đảng.

Phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với công đoàn cấp trên trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tổ chức, cán bộ và hoạt động công đoàn cấp mình. Định kỳ hằng năm và khi cần thiết, ban thường vụ hoặc ban chấp hành cấp uỷ làm việc với ban chấp hành công đoàn cùng cấp để nắm tình hình hoạt động, chỉ đạo, định hướng nhiệm vụ thời gian tiếp theo; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, chỉ đạo giải quyết kịp thời các kiến nghị chính đáng của đoàn viên, người lao động.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về về lao động và công đoàn

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về lao động và công đoàn; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 2012. Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động và tổ chức đại diện của người lao động. Cơ quan quản lý nhà nước tích cực phối hợp với công đoàn tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn.

Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và chính quyền các cấp tăng cường phối hợp với công đoàn; xây dựng các chương trình, quy chế phối hợp, kế hoạch hoạt động nhằm chăm lo, bảo đảm quyền lợi của người lao động, hỗ trợ và tạo điều kiện để công đoàn hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, thiết thực, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đông công nhân lao động, doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước. Người đứng đầu chính quyền các cấp định kỳ đối thoại và chỉ đạo giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, người lao động.

Một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn trong tình hình mới
Cán bộ Liên đoàn Lao động tỉnh Cao Bằng tuyên truyền vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở tại Công ty TNHH Ắc quy Green Cao Bằng. Ảnh: Đ.H.

Nhà nước, chính quyền các cấp có cơ chế huy động, bố trí nguồn lực tài chính thỏa đáng để nâng cao phúc lợi xã hội, chăm lo, giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc của người lao động, nhất là nhà ở, trường học, bệnh viện, nơi vui chơi, giải trí, xử lý các tình huống đột xuất ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập...

Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức của Công đoàn Việt Nam

Trong tình hình mới cần tiếp tục nâng cao hiệu quả mô hình tổ chức Công đoàn 4 cấp của công đoàn Việt Nam, kết hợp chặt chẽ giữa công đoàn địa phương và công đoàn ngành; tập trung nâng cao chất lượng công đoàn cơ sở và cấp trên cơ sở, nhất là công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước; công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao... Củng cố, phát triển công đoàn ngành, nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn địa phương; có mô hình phù hợp thu hút, tập hợp, bảo vệ người lao động ở khu vực phi chính thức. Nghiên cứu, điều chỉnh nhiệm vụ của các cấp công đoàn theo hướng tập trung vào các nhiệm vụ cốt lõi, phù hợp với đặc thù từng cấp và sự phát triển của thị trường lao động.

Cần xây dựng mô hình tổ chức Công đoàn theo hướng mở, linh hoạt, năng động nhằm giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, người lao động. Nghiên cứu, tổ chức thí điểm một số mô hình mới, như: Công đoàn ngành, công đoàn tổng công ty trực thuộc theo hướng tập trung, tinh gọn, hiệu quả.

Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn

Xác định rõ nội dung trọng tâm, trọng điểm của hoạt động công đoàn Việt Nam hiện nay, trong đó công đoàn chú ý đến việc bảo vệ lợi ích vật chất cho công nhân, người lao động như việc làm, thu nhập, phúc lợi, bảo hiểm... trên cơ sở đảm bảo hài hòa giữa doanh nghiệp và người lao động, tránh mâu thuẫn, xung đột,

Tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước theo hướng đổi mới, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, lĩnh vực; biểu dương, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích, quan tâm đến cán bộ công đoàn cơ sở, tập thể và người lao động trực tiếp; chú trọng phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến, mô hình hoạt động sáng tạo, hiệu quả. Chủ động, tích cực mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhằm học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ nguồn lực, thúc đẩy đổi mới, nâng cao vị thế của Công đoàn Việt Nam trên trường quốc tế.

Một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn trong tình hình mới

Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần TKG TaeKwang Vina (Đồng Nai) thăm hỏi và lắng nghe ý kiến người lao động tại nơi làm việc. Ảnh: CĐ TKG.

Phải tiếp tục đổi mới hơn nữa phương thức hoạt động theo hướng khoa học, sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng đoàn viên, người lao động; phát huy dân chủ gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hướng về cơ sở, coi trọng công tác phối hợp, nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin. Tích cực đổi mới phương pháp, tác phong công tác của cán bộ công đoàn, nhất là cấp cơ sở; kiên quyết chống quan liêu, hình thức và bệnh thành tích…

Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, vận động đoàn viên, người lao động; tập trung phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở

Nghiên cứu, triển khai các phương thức, mô hình tập hợp đoàn viên, người lao động thích ứng với tình hình mới; đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động để thu hút, tập hợp, định hướng cho công nhân, người lao động.

Tăng cường vận động, thuyết phục để người lao động nâng cao hiểu biết, tự nguyện tham gia, thành lập, xây dựng công đoàn ở cơ sở, người sử dụng lao động bảo đảm quyền của người lao động được tham gia và hoạt động trong tổ chức Công đoàn theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp.

Đổi mới quy trình, thủ tục kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở theo hướng linh hoạt, chủ động, kịp thời, thiết thực. Tập trung thành lập công đoàn cơ sở, nhất là ở các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước, nơi có đông người lao động, nơi tiềm ẩn phức tạp trong quan hệ lao động.

Tài liệu tham khảo

1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021.

3. Bộ Chính trị: Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.

Đổi mới hoạt động công đoàn vì lợi ích của người lao động và phát triển bền vững Đổi mới hoạt động công đoàn vì lợi ích của người lao động và phát triển bền vững

Đổi mới hoạt động công đoàn vì đoàn viên, nhà giáo, người lao động (NLĐ), vì sự nghiệp đổi mới giáo dục là mục tiêu ...

Một số định hướng, giải pháp đổi mới hoạt động tổ chức Công đoàn Một số định hướng, giải pháp đổi mới hoạt động tổ chức Công đoàn

Để tiếp tục phát huy mạnh mẽ và thực chất hơn nữa vai trò của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, theo chúng ...

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu nhằm xây dựng, củng cố tổ chức Công ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn Quảng Bình huy động các nguồn lực chăm lo Tết

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Quảng Bình huy động các nguồn lực chăm lo Tết

Công đoàn tỉnh Quảng Bình đang tập trung nguồn lực tài chính công đoàn và các nguồn lực xã hội để chăm lo đoàn viên, người lao động (NLĐ) khó khăn trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.

Tập trung nguồn lực để nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

Tập trung nguồn lực để nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn

Đó là nội dung chính trong phát biểu của đồng chí Nguyễn Văn Danh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh tại hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, phát động phong trào thi đua chào mừng kỉ niệm 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam vào chiều ngày 25/12/2023.

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai dẫn đầu Cụm thi đua năm 2023

Công đoàn -

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai dẫn đầu Cụm thi đua năm 2023

LĐLĐ tỉnh Gia Lai được suy tôn là đơn vị xuất sắc, dẫn đầu Cụm thi đua 10 LĐLĐ tỉnh khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên năm 2023.

Đón năm mới trong căn nhà mới

Hoạt động Công đoàn -

Đón năm mới trong căn nhà mới

Gia đình anh Tạ Văn Bốn - Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Văn An, tỉnh Bắc Giang hạnh phúc khi được đón năm mới trong căn nhà mới.

Gần 24.000 đoàn viên, người lao động được chăm lo tại các KCN Đà Nẵng

Hoạt động Công đoàn -

Gần 24.000 đoàn viên, người lao động được chăm lo tại các KCN Đà Nẵng

Trong năm 2023, gần 24.000 đoàn viên, người lao động (NLĐ) được Công đoàn Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp (KCNC&CKCN) Đà Nẵng chăm lo với tổng số tiền hơn 6,4 tỷ đồng. Năm 2024, hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ tiếp tục được chú trọng.

Mục tiêu thêm 1 triệu đoàn viên năm 2024: khó nhưng không phải không có giải pháp

Hoạt động Công đoàn -

Mục tiêu thêm 1 triệu đoàn viên năm 2024: khó nhưng không phải không có giải pháp

Để thực hiện tốt một trong 3 khâu đột phá, phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ 2023 - 2028 cả nước có 15 triệu đoàn viên, Tổng LĐLĐ Việt Nam đặt mục tiêu phát triển 1 triệu đoàn viên trong năm 2024.

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo?

Đồng chí Hoàng Liên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ đầy tâm huyết và trách nhiệm về hoạt động công đoàn ở nơi có đông đồng bào có đạo.
3 phương án nghỉ Tết Âm lịch 2024 cho người lao động tại doanh nghiệp Tôi công nhân

3 phương án nghỉ Tết Âm lịch 2024 cho người lao động tại doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể tự quyết định lựa chọn một trong 3 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Kết quả kiểm tra, giám sát của công đoàn các cấp năm 2023 Infographic

Kết quả kiểm tra, giám sát của công đoàn các cấp năm 2023

Năm 2023, công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn các cấp đã có những chuyển biến tích cực và đã đạt được những kết quả cụ thể.
Bản tin công nhân: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới

Bản tin công nhân ngày 02/1/2024 gồm những nội dung chính sau đây: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới; Tình hình lao động, việc làm quý IV/2023 khởi sắc; Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm...
Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường Bàn Phúc lợi

Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường

Trong chương trình Talk Bàn Phúc lợi số 6 với chủ đề Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường, các khách mời sẽ chia sẻ về những phúc lợi, chế độ lương thưởng hấp dẫn để giữ chân đoàn viên, người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đọc thêm

Hiệu quả từ mô hình tổ tự quản khu nhà trọ công nhân

Hoạt động Công đoàn -

Hiệu quả từ mô hình tổ tự quản khu nhà trọ công nhân

Giai đoạn 2018-2023, mô hình "Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân" đã được triển khai nhân rộng và phát huy hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn TP. HCM.

Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Hoạt động Công đoàn -

Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Ngày 27/12, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Kết quả hoạt động Công đoàn Hà Tĩnh năm 2023

Hoạt động Công đoàn -

Kết quả hoạt động Công đoàn Hà Tĩnh năm 2023

Năm 2023, phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn Hà Tĩnh đã đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Tăng cường phối hợp phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc

Hoạt động Công đoàn -

Tăng cường phối hợp phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc

Các cấp công đoàn cần quan tâm đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhất là việc nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến cho phù hợp với từng địa bàn, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của công nhân lao động.

Ấm tình công đoàn trên hành trình Tết 2024

Hoạt động Công đoàn -

Ấm tình công đoàn trên hành trình Tết 2024

Gần 3.000 đoàn viên, người lao động sẽ được trở về quê đón Tết bên gia đình và người thân nhờ Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2024.

LĐLĐ tỉnh Đắk Nông làm trưởng cụm thi đua năm 2024

Hoạt động Công đoàn -

LĐLĐ tỉnh Đắk Nông làm trưởng cụm thi đua năm 2024

Ngày 22/12, tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Cụm thi đua 10 Liên đoàn Lao động tỉnh khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2024.

Góp ý kiến để công đoàn tham gia giám sát hiệu quả

Công đoàn -

Góp ý kiến để công đoàn tham gia giám sát hiệu quả

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Công đoàn tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát, thực trạng và giải pháp”.

Thích ứng để phát triển: Mấu chốt trong bối cảnh mới của tổ chức Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

Thích ứng để phát triển: Mấu chốt trong bối cảnh mới của tổ chức Công đoàn

Đó là nội dung chính trong phát biểu của đồng chí Kha Văn Tám - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An tại chương trình làm việc giữa LĐLĐ tỉnh với lãnh đạo Ban Quản lý và Công đoàn KKT Đông Nam về hoạt động của tổ chức Công đoàn.

Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam bàn 9 nội dung quan trọng

Công đoàn -

Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam bàn 9 nội dung quan trọng

Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ Nhất (khoá XIII) cho ý kiến về 9 nội dung quan trọng nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Công đoàn đề xuất lương tối thiểu năm 2024 tăng 6,5 - 7,3%

Công đoàn -

Công đoàn đề xuất lương tối thiểu năm 2024 tăng 6,5 - 7,3%

Tại phiên họp thứ hai của Hội đồng Tiền lương quốc gia, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất 2 phương án điều chỉnh lương tối thiểu năm 2024.