“Còn đam mê, nhiệt huyết ắt sẽ có sáng tạo trong hoạt động công đoàn”
Công đoàn - 19/11/2023 08:00 YẾN NHI
Đó là chia sẻ của đồng chí Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty CP TKG Taekwang Vina, tỉnh Đồng Nai trên Talk Công đoàn.
Trở thành Chủ tịch Công đoàn sau sự cố tranh chấp lao động
Anh Phúc kể, năm 2010, TKG Taekwang Vina xảy ra hai cuộc ngừng việc lao động tập thể lớn vào đầu năm và cuối năm.
“Đây là một sự chấn động trong tập đoàn. Chưa có đơn vị nào một năm lại xảy ra hai cuộc tranh chấp lao động lớn như vậy. Từ sự cố đó, chủ doanh nghiệp hiểu rằng muốn “bình yên” thì nhất định phải xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa; cần có một đối tác đủ tin tưởng để thương lượng. Còn người lao động cũng cần một “nơi” để gửi gắm tâm tư, bảo vệ được quyền lợi chính đáng cho họ. Và những điều này hoàn toàn trùng với mục tiêu của tổ chức Công đoàn. Và năm 2011, tại Đại hội Công đoàn cơ sở, tôi đã được người lao động và doanh nghiệp lựa chọn giữ cương vị Chủ tịch Công đoàn”, anh Phúc chia sẻ.
Đồng chí Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty CP TKG Taekwang Vina ((thứ sáu, từ phải) cùng lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Đồng Nai tặng quà cho đoàn viên dịp Tết Quý Mão 2023. Ảnh: NVCC |
Thời điểm đó, anh Phúc vừa vui nhưng cũng vô cùng lo lắng bởi anh hiểu được trách nhiệm trên đôi vai cán bộ công đoàn rất nặng nề. Anh ngày đêm trăn trở với câu hỏi: “Làm sao xây dựng được mối quan hệ lao động hài hòa ổn định và tiến bộ khi vừa xảy ra 2 cuộc tranh chấp lao động lớn như thế?”
“Tôi hiểu rất rõ ổn định là doanh nghiệp cần, tiến bộ là điều người lao động và công đoàn muốn. Tiến bộ ở đây là phải làm sao đời sống của NLĐ ngày một tốt hơn, phúc lợi ngày một tốt hơn; cuộc sống ngày càng phải ổn định hơn. Thực sự tôi trăn trở rất nhiều”, anh Phúc cho hay.
Từ niềm trăn trở đó, anh Phúc đã tự đặt quyết tâm cho mình phải hiện thực hóa được tất cả những điều đó cho đoàn viên, người lao động.
Anh đã tự học hỏi thêm các kỹ năng, trau dồi kiến thức pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội... Anh tham gia khóa học chuyên về hoạt động công đoàn tại trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Thế rồi, bằng cái tâm và sự thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, người lao động, những mô hình chăm lo dành cho đoàn viên công ty đã ra đời và duy trì hiệu quả cho đến tận ngày hôm nay.
“Các mô hình này không mang tính thời điểm mà được duy trì lâu dài, mang lại nhiều lợi ích cho NLĐ. Chẳng hạn, đến nay mô hình Siêu thị công nhân đã duy trì trên 12 năm và phục vụ cho hàng trăm ngàn lượt công nhân. Khi công nhân cần mua các mặt hàng thiết yếu nhưng chưa có tiền mặt thì có thể đến siêu thị công nhân để mua hàng, đến kỳ nhận lương sẽ thanh toán”, anh Phúc chia sẻ.
Bên cạnh đó, một trong những mô hình được nhiều công nhân đánh giá rất cao, đó là mô hình Trường mầm non tư thục Thái Quang Taekwang Vina tại P. Long Bình (TP. Biên Hòa). Trường có diện tích 7.500m2, được xây theo hình chữ S, gồm 18 phòng học cùng các phòng chức năng: thư viện, âm nhạc, vận động phát triển thể chất, hội họa... với kinh phí đầu tư hàng chục tỷ đồng.
“Ngôi trường ra đời đã đáp ứng được nhu cầu của phần đông nữ công nhân đang làm việc tại công ty, để cha mẹ của trẻ yên tâm làm việc. Công nhân có con gửi ở trường được công ty hỗ trợ 60% học phí. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng vật chất cho công nhân khi phải đi làm xa quê. Từng không gian lớp học đến bữa ăn cho con công nhân luôn phải đảm bảo sạch sẽ và chất lượng để cha mẹ yên tâm công tác”, anh Phúc cho biết.
Kỹ năng là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công của hoạt động công đoàn
Hơn 10 năm làm công đoàn, theo anh Phúc, để mang lại nhiều quyền lợi cho người lao động quan trọng nhất vẫn là kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng thương lượng, đàm phán và thuyết phục được doanh nghiệp bỏ tiền để tham gia cùng Công đoàn chăm lo cho đoàn viên và NLĐ.
“Công đoàn lựa chọn thời điểm phù hợp gửi yêu cầu thương lượng và tiến hành thực hiện thương lượng. Tại các phiên thương lượng, Chủ tịch Công đoàn cơ sở chủ động trình bày các nội dung và thuyết phục doanh nghiệp, vừa mềm dẻo vừa cương quyết để đạt được mục tiêu đã đề ra, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo người lao động. Đặc biệt, các buổi thương lượng có thể kéo dài cho đến khi thống nhất các nội dung do Công đoàn đề xuất”, anh Phúc cho hay.
Bằng chứng là sau hơn 10 năm làm Chủ tịch Công đoàn anh Phúc đã đàm phán, thương lượng, ký kết được những thỏa ước lao động tập thể mang lợi khoảng 1.200 tỷ đồng cho người lao động mỗi năm. Nhiều năm liền thoả ước lao động tập thể của Công ty Taekwang Vina được Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai xếp loại A.
Đồng chí Đinh Sỹ Phúc (bên phải) tham gia chương trình Talk Công đoàn. Ảnh: Văn Quân |
Có thể kể ra như, tăng thêm tiền lương cho người lao động từ 110% đến 150% khi làm việc theo ca, trả tiền làm việc những ngày phép năm 400%; có các loại phụ cấp, trợ cấp chuyên cần, đi lại, nhà ở, sinh hoạt phí, phụ cấp thâm niên... bình quân trên 1,6 triệu đồng/người/tháng; thưởng Tết 150% tháng lương cho toàn thể người lao động…
Nhìn lại quá trình làm công đoàn của mình, anh Phúc luôn cảm thấy mình may mắn vì được sự tin yêu của người lao động và anh cũng đáp lại niềm tin ấy bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ.
“Cho đến thời điểm này, hơn 31.500 người lao động của Taekwang Vina đều là đoàn viên và họ đều tự nguyện tham gia tổ chức Công đoàn mà không cần vận động. Điều ấy chứng tỏ những gì tổ chức Công đoàn thực sự ý nghĩa và thiết thực đối với họ. Và tôi sẽ không bao giờ dừng lại ở đó, vẫn luôn nỗ lực, chỉ cần mỗi lần mình đàm phán mà được thêm một tý quyền lợi cho người lao động là làm. Và thành công lớn chính là nhờ mỗi lần “thêm một tý” đó”, anh Phúc tâm niệm.
“Cho nên có lẽ điều tôi sợ nhất là không còn được sự tin yêu của người lao động nữa”, anh Phúc cười hiền.
Cùng lắng nghe những chia sẻ của đồng chí Đinh Sỹ Phúc trong chương trình .
Nâng cao kỹ năng là vấn đề quan trọng nhất của cán bộ công đoàn ở các công ty Hơn 5 năm sau khi nghỉ hưu, ông Đặng Văn Chương, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Nam có dịp ngồi ... |
"Niềm vui của người lao động thôi thúc tôi phải nỗ lực nhiều hơn nữa" Đó là chia sẻ của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên – Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ ... |
Cán bộ công đoàn phải “nói được, làm được” Đó là nhận xét của Thạc sĩ Cao Xuân Tịnh, Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Ngôi trường này cùng ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 10/09/2024 08:02
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) từ lâu là một biểu tượng của sự tận tụy và đầy tình người. Trong đó, Công đoàn Bệnh viện 108 là người bạn đồng hành không thể thiếu, là cây cầu kết nối và là điểm tựa vững chắc cho tất cả các cán bộ, nhân viên của bệnh viện.
Hoạt động Công đoàn - 10/09/2024 07:52
Cô La Thị Thắm, giáo viên Trường Mầm non Yến Lạc, thị trấn Yến Lạc (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) đã vươn lên trong nghịch cảnh, trở thành tấm gương vượt khó của Công đoàn trường.
Hoạt động Công đoàn - 09/09/2024 17:25
LĐLĐ tỉnh Phú Thọ nhanh chóng rà soát, nắm bắt tình hình vụ sập cầu Phong Châu. Thời điểm hiện tại chưa có công nhân lao động trong danh sách nạn nhân.
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Hoạt động Công đoàn - 09/09/2024 09:56
Cô Đinh Thị Vui, giáo viên dạy môn Mĩ thuật Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân (thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) có cuộc đời nhiều sóng gió, nhưng nhờ sự đùm bọc của tổ chức Công đoàn đã giúp gia đình cô “cập bến bờ hạnh phúc”.
Hoạt động Công đoàn - 09/09/2024 08:14
Cô giáo Trần Thị Thúy Vân – Khối trưởng khối 5, Trường Tiểu học Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là một trong những đoàn viên Công đoàn tiêu biểu, một tấm gương điển hình trong việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.