Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

e magazine
22/12/2023 10:15
Góp ý kiến để công đoàn tham gia giám sát hiệu quả

22/12/2023 10:15

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Công đoàn tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát, thực trạng và giải pháp”.

Góp ý kiến để công đoàn tham gia giám sát hiệu quả

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Công đoàn tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát, thực trạng và giải pháp”.

Quyền giám sát của công đoàn: phối hợp tham gia hay quyền độc lập?

Chức năng tham gia, phối hợp kiểm tra, thanh tra, giám sát của công đoàn được quy định tại Điều 10 Hiến pháp 2013, Điều 14 Luật Công đoàn năm 2012.

Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ghi nhận vai trò tham gia giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn là một “quyền độc lập”, theo quy định tại khoản 1 Điều 6.

Tuy nhiên, quy định hiện hành chưa hoàn toàn thống nhất trong việc ghi nhận quyền giám sát của tổ chức Công đoàn trên phương diện là một “quyền tham gia” (phối hợp, bị động) hay là “quyền độc lập” (chủ động).

Thực chất, cơ chế giám sát và phản biện xã hội chỉ thực sự phát huy được hết giá trị khi các chủ thể được trao quyền chủ động tham gia trực tiếp vào quá trình kiểm soát quyền lực Nhà nước. Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là đại diện cho tiếng nói của một bộ phận người dân cần được ghi nhận thẩm quyền tương xứng với vai trò và năng lực vốn có.

Đối với tổ chức Công đoàn, yêu cầu “nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội” góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị. Liệu hoạt động giám sát nên là một “quyền tham gia” hay nên là một “quyền độc lập”?

Trên thực tế, ghi nhận ở mức độ nào sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng phát huy những năng lực vốn có trên phương diện là một chủ thể kiểm soát quyền lực Nhà nước.

Cho ý kiến về chức năng tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát của Công đoànToàn cảnh Hội thảo khoa học “Công đoàn tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát, thực trạng và giải pháp”. Ảnh: T.C

"So sánh với các quy định cụ thể, có thể thấy quyền giám sát hiện nay được quy định là một quyền độc lập chủ động. Các cách thức thực hiện cho dù có bao gồm hình thức tham gia phối hợp giám sát với các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác nhưng các hoạt động chủ trì việc thực hiện chiếm đa phần và trọng tâm hơn. Điều này dù chưa thống nhất và thực sự tương đồng với tinh thần điều chỉnh của Điều 10 Hiến pháp 2013 nhưng vẫn là các cơ sở pháp lý có hiệu lực trực tiếp điều chỉnh giám sát hiện nay của tổ chức Công đoàn. Sự không trùng khớp về mặt quy định hiện nay dẫn đến vấn đề tư cách quyền của tổ chức Công đoàn trở nên không rõ ràng và thiếu tính đồng bộ", đồng chí Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam nêu tại Hội thảokhoa học “Công đoàn tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát, thực trạng và giải pháp”, sáng 21/12.

Hội thảo nhằm tiếp thu ý kiến đóng góp từ lý luận và thực tiễn, làm căn cứ để Tổng LĐLĐ Việt Nam xây dựng, hoàn thiện cơ chế trong Luật Công đoàn (sửa đổi), trình Quốc hội xem xét.

Đối chiếu với nghiên cứu khoa học hiện nay, các công trình hầu hết chưa khai thác vấn đề này một cách độc lập, chuyên sâu về tổ chức Công đoàn, cả về quy định pháp luật cho đến thực tiễn áp dụng. Trong khi đó, trước yêu cầu “nâng cao hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội” của tổ chức Công đoàn, việc xác định, nghiên cứu tư cách, cách thức thực hiện quyền sẽ có đóng góp những phát hiện quan trọng cho công tác hoàn thiện pháp luật và đáp ứng những người đòi hỏi của thực tiễn.

Cần đồng bộ hành lang pháp lý và nâng cao năng lực cán bộ công đoàn

Nhiều cán bộ công đoàn, cán bộ thanh tra, nhà khoa học nêu quan điểm tại hội thảo, rằng vai trò của công đoàn tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát đã thể hiện rõ qua những đóng góp trên thực tế và cần được tiếp tục ghi nhận tại các đạo luật, trong đó có Luật Công đoàn.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn - Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, từ năm 2016 đến 2022, cơ quan này đã phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mở các chiến dịch thanh tra, tập trung vào lĩnh vực có nhiều nguy cơ gây mất an toàn lao động, các vấn đề bức xúc, được dư luận xã hội quan tâm (xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, bảo hiểm xã hội).

Việc triển khai chiến dịch được thực hiện thống nhất giữa Trung ương và địa phương và luôn có sự phối hợp giữa 3 bên: đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị đại diện cho người sử dụng lao động và đơn vị đại diện cho người lao động).

Cho ý kiến về chức năng tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát của Công đoànLĐLĐ huyện Tân Yên (Bắc Giang) tham gia đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật tại một số doanh nghiệp trên địa bàn. Ảnh: Đ.L

Đại diện Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh, tất cả các vụ tai nạn lao động được thống kê đều được điều tra, và thành phần luôn có cán bộ công đoàn.

Cơ quan thanh tra của ngành LĐ-TB&XH ghi nhận tổ chức Công đoàn tham gia hiệu quả vào việc giám sát theo Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị.

Đơn cử Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An, năm 2023 thực hiện giám sát tại 14 doanh nghiệp, phát hiện 11 doanh nghiệp vi phạm pháp luật lao động, đã kiến nghị doanh nghiệp thực hiện, đồng thời có văn bản gửi Thanh tra Sở LĐ-TB&XH tỉnh đưa vào kế hoạch thanh tra trong những năm tiếp theo. Điều này chứng tỏ hoạt động giám sát của công đoàn đã góp phần tăng cường hiệu lực của nhà nước, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

Nêu thực tế từ cơ sở, đồng chí Cáp Văn Huynh - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, nhiệm kỳ 2018 - 2023, các cấp công đoàn tỉnh đã chủ trì, phối hợp thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát 1.600 đơn vị, doanh nghiệp về thực hiện Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội…

Riêng LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh tham gia kiểm tra tại 70 doanh nghiệp do Sở LĐ-TB&XH và Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ trì; công đoàn tham gia giám sát với Hội đồng Nhân dân tỉnh, Mặt trận Tổ quốc đồng cấp tại 45 đơn vị, doanh nghiệp; chủ trì giám sát theo Quyết định 217 của Bộ Chính trị Khoá XI và Hướng dẫn số 726 ngày 2/6/2014 của Tổng LĐLĐ Việt Nam tại 38 đơn vị, doanh nghiệp. Qua giám sát thu được trên 342 triệu đồng nợ bảo hiểm xã hội và trên 170 triệu đồng kinh phí công đoàn.

Cho ý kiến về chức năng tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát của Công đoànĐồng chí Cáp Văn Huynh - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: T.C

Qua thực tiễn tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát, đồng chí Cáp Văn Huynh nêu hạn chế: việc tham gia chủ yếu ở cấp tỉnh, một số cấp trên trực tiếp cơ sở, nhất là cấp cơ sở chưa thực sự chủ động, tích cực trong việc phối hợp thực hiện. Nội dung kiểm tra, giám sát chưa sâu, chưa kiên quyết kiến nghị chính quyền, cơ quan chức năng xử lý hành vi vi phạm của đơn vị sử dụng lao động.

Từ năm 2018, để khắc phục tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo gây phiền hà doanh nghiệp, UBND tỉnh đã ban hành công văn yêu cầu trong một năm không thực hiện thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp nếu trước đó doanh nghiệp đã được các cơ quan, đơn vị, đoàn thanh tra, kiểm tra thuộc tỉnh thanh tra, kiểm tra. Điều này đã hạn chế số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra.

Đồng chí Cáp Văn Huynh cho rằng cần có quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về thành phần đại diện của công đoàn khi cơ quan chức năng thực hiện thanh tra đơn vị, doanh nghiệp thực hiện các chính sách có liên quan đến đoàn viên, người lao động. Kiên quyết đề nghị các cơ quan chức năng xử lý đúng theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Đại diện LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh cũng nhấn mạnh cần tập trung đào tạo cán bộ công đoàn hiểu biết pháp luật, ngoài ra có chế độ chính sách đối với công nhân, viên chức, lao động có năng lực thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Để nâng cao vai trò công đoàn trong tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát, đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn - Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH kiến nghị, công đoàn cần lựa chọn cán bộ có năng lực công tác, trình độ chuyên môn và có uy tín để phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở, LĐLĐ tỉnh.

Cần tăng cường sự phối hợp giữa các Ban của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trường Đại học Công đoàn, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động trong việc xây dựng bộ tài liệu, tổ chức tập huấn đến toàn bộ hệ thống công đoàn về công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH cũng cho rằng các thành viên đoàn điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đại diện công đoàn các cấp cần có chính kiến, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Trong trường hợp cần thiết cần có sự tư vấn của các Ban thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, 2 trường đại học thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật An toàn và Vệ sinh lao động, các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Y tế, bộ, ngành liên quan về việc tham gia điều tra bệnh nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn.

Một số đại biểu cho rằng cần kiến nghị đồng bộ quy định của Đảng và quy định của pháp luật để tạo hành lang pháp lý, để cơ chế công đoàn tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hiệu quả.

Thực hiện: HÀ VY

Xem phiên bản di động