Lao động tự do, sau tai nạn là "khoảng trống" quyền lợi
Công đoàn - 08/05/2020 20:00 Lâm Tới
Sau tai nạn, những người lao động tự do như anh Cương "thiệt đơn, thiệt kép" |
Mặc dù may mắn giữ được mạng sống sau vụ tai nạn ngã giàn giáo, nhưng anh Mai Văn Hà (Hậu Lộc, Thanh Hóa) trở thành người tàn phế, mất khả năng lao động, sức khỏe ngày một giảm sút…
Hơn 4 năm về trước, theo chân một tổ thợ xây người địa phương, anh Hà ra Hà Nội làm việc tại các công trình xây dựng. Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, nhưng “cánh” lao động tự do như anh không được người sử dụng lao động trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân; không được tập huấn kỹ năng về an toàn vệ sinh lao động trên công trường xây dựng. Đặc biệt, vì không ký hợp đồng lao động, anh Hà không được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Anh Hà cho biết: “Cũng như một số anh em lao động ở nông thôn, hồi đó em theo tổ thợ của làng ra Hà Nội làm việc. Các tổ thợ ở quê ra Hà Nội chủ yếu làm các hạng mục phụ do nhà thầu thi công thuê lại. Vì thế, ngoài tiền công thỏa thuận hằng tháng, bọn em không có thêm quyền lợi gì. Không tập huấn, không khám sức khỏe, không bảo hộ. Thực tế, trước đó em cũng chứng kiến thấy một số người bị tai nạn lao động trong lúc leo giàn giáo, nhưng vì cứ nghĩ mình cẩn thận một chút thì sẽ không sao. Ai ngờ …” - anh Hà thở dài.
Theo bố đẻ của anh Hà, thời điểm anh Hà bị tai nạn, cả gia đình tưởng anh không qua khỏi. Lúc đó, ngoài nỗi lo mất con, gia đình còn gánh thêm nỗi lo về tài chính. Phía người sử dụng lao động cũng là người địa phương nên gia đình rất khó xử lý trách nhiệm. Thực tế họ cũng là người làm thuê cho đơn vị thi công, vì thế chỉ có thể hỗ trợ gia đình phần nào chi phí chữa trị. Để giữ được mạng sống cho con trai, gia đình phải vay mượn hàng trăm triệu đồng. Điều đó khiến cho kinh tế gia đình vốn đã khó khăn, lại càng khó khăn hơn.
“Tai nạn lao động là điều không ai mong muốn. Bản thân người bị nạn rất thiệt thòi. Trong trường hợp là lao động tự do như con trai tôi, thì sự thiệt thòi còn lớn hơn. Cháu nó không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… nên chẳng có quyền lợi gì”, bố anh Hà tâm sự.
Anh Phạm Văn Cương (thôn Quỹ Trại, xã Trực Hưng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) cũng là lao động tự do. Anh Cương là thợ cơ khí. Cuối năm 2018, trong một lần thi công mái tôn cho nhà dân, anh bị trượt chân ngã. Hậu quả vụ tai nạn khiến anh chấn thương sọ não. Anh may mắn được đưa đi cấp cứu kịp thời nên giữ được mạng sống, nhưng trở thành người tàn phế. Hiện 2 mắt của anh đã bị hỏng, không nhìn thấy gì. Ngoài ra, anh bị mất nhận thức, khó khăn trong vận động, đi lại nên hằng ngày phải có người trông nom.
Sau vụ tai nạn lao động, anh Cương trở thành người tàn phế |
Chị Tô Thị Hoa - vợ anh Cương cho biết: “Trước khi bị tai nạn lao động, chồng em tự mở xưởng cơ khí nhỏ phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Bản thân anh ấy vừa là chủ, nhưng cũng vừa là thợ. Vì chủ quan nên không mua bảo hiểm y tế tự nguyện. Vì vậy, khi tai nạn lao động xảy ra, gia đình phải vay mượn 300 triệu đồng lo chi phí điều trị và thuốc men. Giờ đây, món nợ này gia đình vẫn chưa trả được hết”.
Thực tế hiện nay có hàng triệu lao động tự do như anh Hà và anh Cương. Họ có thể đang làm một mình, hoặc có thể đang làm thuê cho một cá nhân khác. Tuy nhiên vì chủ quan không mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện (như anh Cương); hoặc không ký, không được ký hợp đồng lao động (như anh Hà) mà dẫn tới việc bị mất quyền lợi khi không may xảy ra tai nạn lao động.
Cập nhật thông tin đến 7h sáng ngày 8/5, Covid-19 đã xuất hiện ở 214 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 3,9 triệu ... |
Chiều nay 7/5, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 công bố đã ghi nhận 17 ca nhiễm mới. Như vậy hiện tại ... |
Khi bắt Loan ‘cá’, lực lượng chức năng thu giữ khoảng 300 triệu đồng tiền mặt. Trong đó có nhiều cọc tiền 1000, 2000, 5000 ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 08/09/2024 09:10
Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường - nơi “truyền lửa” cho giáo viên mới vào nghề
Từ một sinh viên mới ra trường, thiếu kinh nghiệm đứng lớp và vấp phải nhiều khó khăn trong cuộc sống, tôi đã được Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường “uốn nắn” và tiếp thêm niềm tin, sự lạc quan trong sự nghiệp “trồng người”.
Công đoàn - 08/09/2024 07:42
Mái ấm Công đoàn - nghĩa tình đồng đội ở Nhà máy Z173
Nhiều năm qua, Công đoàn cở sở Nhà máy Z173 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) luôn dành sự quan tâm đặc biệt và tập trung triển khai hiệu qua việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên Công đoàn.
Hoạt động Công đoàn - 08/09/2024 07:30
Công đoàn chi hơn 2,7 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn
Đây là một thông tin đáng chú ý được lãnh đạo LĐLĐ quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng cho biết trong Hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn 9 tháng đầu năm 2024 và tổng kết hoạt động công đoàn khối trường năm học 2023-2024 diễn ra ngày 7/9.
Công đoàn - 07/09/2024 20:12
Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng: Kỳ vọng năm học mới
Đó là khẳng định của đồng chí Ngô Văn Sơn, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Lâm Đồng; cũng là quyết tâm của các công đoàn cơ sở thuộc đơn vị này khi bước vào năm học mới 2024 – 2025.
Công đoàn - 07/09/2024 15:56
Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3
Nghiệp đoàn Nghề cá tại các địa phương ven biển nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống bão số 3 (siêu bão Yagi) nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu thuyền.
Hoạt động Công đoàn - 07/09/2024 15:35
Kỳ 2: Khi thầy giáo nghèo ở Tây Nguyên làm... ông Bụt
Thầy K'Rang là công đoàn viên mẫu mực; tạo sự khích lệ và gợi mở cho sự phát triển và tiến bộ của người đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đất Đắk Plao (huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông).
- Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường - nơi “truyền lửa” cho giáo viên mới vào nghề
- Mái ấm Công đoàn - nghĩa tình đồng đội ở Nhà máy Z173
- Công đoàn chi hơn 2,7 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên, người lao động khó khăn
- Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
- Công đoàn Giáo dục tỉnh Lâm Đồng: Kỳ vọng năm học mới