Không để hàng hóa “té nước theo lương", khiến người lao động mừng ít, lo nhiều
Kinh tế - Xã hội - 17/06/2024 20:04 TRẦN LƯU
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: "Không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý" |
Dự kiến từ ngày 1/7 tới, sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII).
Theo đó, tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp), đặc biệt là viên chức giáo dục và y tế sẽ hưởng mức lương cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức.
Đây là mức tăng đáng kể so với con số tăng bình quân mỗi năm 7% khi chưa thực hiện cải cách tiền lương.
Dự kiến tổng nguồn ngân sách Trung ương dành để thực hiện cải cách tiền lương khoảng 132 nghìn tỷ đồng; nguồn tích lũy của ngân sách địa phương khoảng trên 430 nghìn tỷ đồng.
Như vậy ngân sách đã bố trí 562 nghìn tỷ đồng đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Giá cả thị trường đang được kiểm soát tốt. Ảnh: Tr.L. |
Tăng lương là niềm vui với bất kỳ người lao động nào
Theo tính toán của Chính phủ, để thực hiện cải cách tiền lương, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499 nghìn tỷ đồng. Trong đó, chi cho cải cách tiền lương là 470 nghìn tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu là 11,1 nghìn tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18 nghìn tỷ đồng.
Lâu nay, thu nhập thấp, đời sống bấp bênh luôn là nỗi lo canh cánh của người lao động. Thế nên, thông tin được tăng lương là niềm vui với bất cứ người lao động nào.
Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn không ít lo ngại trước mỗi đợt tăng lương lại có tình trạng hàng hóa “té nước theo lương", khiến người lao động mừng ít, lo nhiều dù ai cũng mong muốn có thể sống được bằng chính đồng lương của mình.
Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy, từ đầu năm 2024 đến nay, công tác quản lý, điều hành giá tiếp tục đối mặt với nhiều áp lực do biến động nhanh, phức tạp từ bối cảnh thế giới và khu vực. Xung đột quân sự, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục diễn biến phức tạp, gia tăng các rủi ro về an ninh năng lượng, an ninh lương thực, lạm phát, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu; giá xăng dầu, các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất biến động khó lường.
Bình quân 5 tháng đầu năm nay, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm 2023. Trong mức tăng này, có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
Đáng chú ý, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 8,7% do trong năm học 2023-2024 một số tỉnh, thành phố tăng mức học phí, làm CPI chung tăng 0,54 điểm phần trăm.
Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,87%, tác động làm CPI chung tăng 0,37 điểm phần trăm do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế từ ngày 17/11/2023.
Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,49%, làm CPI chung tăng 1,03 điểm phần trăm, do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao. Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,6%, tác động làm CPI chung tăng 0,07 điểm phần trăm.
BHXH các quận, huyện ở TP. HCM phối hợp với Công an hướng dẫn người hưởng ghi vào phiếu khảo sát nhu cầu, phương thức nhận chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng qua tài khoản. Ảnh: BHXH TP. HCM |
Xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, tăng giá
Trước tình hình trên, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm soát giá cả thị trường, kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới, tình hình cung cầu giá cả hàng hóa chiến lược trên thị trường quốc tế để kịp thời cảnh báo các nguy cơ và đề xuất biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.
Bên cạnh đó là có phương án giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với người nghèo và những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước những tác động từ việc điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu; xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý…
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, cho rằng, muốn giữ được giá, phải đáp ứng quan hệ cung - cầu. Đây là điều Chính phủ rất quan tâm, đặc biệt với các hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm. Với những mặt hàng Nhà nước không định giá, phải niêm yết, kê khai và kiểm tra thường xuyên.
Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, một lần nữa, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đưa ra thông điệp tăng lương và ổn định giá, khi ông yêu cầu không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý, “thành thói quen”, làm mất đi ý nghĩa của việc tăng lương. Và để bình ổn thị trường, phải đảm bảo thông suốt việc cung ứng, lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ; kiểm tra việc niêm yết giá tại các chợ truyền thống.
Theo các chuyên gia, việc tăng lương sẽ chỉ thực sự có ý nghĩa khi giá cả hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ, tăng lương không tạo ra lạm phát kỳ vọng. Thực tế từ nhiều lần tăng lương cơ sở trước đây cho thấy, lương chưa tăng giá cả đã chạy trước, “lương đuổi theo giá”, nên việc tăng lương không mang nhiều ý nghĩa, chủ yếu là để bù đắp phần chi phí giá cả tăng lên.
Những tháng còn lại của năm 2024, áp lực lạm phát vẫn thường trực, đặc biệt là việc đứt gãy chuỗi cung ứng vận tải biển làm chi phí vận tải tăng lên, một số mặt hàng dịch vụ theo yêu cầu cơ cấu giá thành đòi hỏi phải tăng giá… Do đó, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phải đề ra những giải pháp và kịch bản phù hợp, phối hợp tốt, không để tăng giá, đáp ứng được yêu cầu hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu, có tác động lớn đến chỉ số CPI.
5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa đề xuất Chính phủ ban hành nghị định điều chỉnh tăng 6% lương tối ... |
Tăng lương giúp người lao động “lăn xả với công việc” Báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có 2 nội dung quan trọng được đông đảo công nhân, ... |
Công nhân thuỷ nông Bắc Giang kiến nghị tiền lương cần phù hợp với nghề nặng nhọc Tại Hội nghị “Gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang với công nhân lao động”, công nhân ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 03/09/2024 15:00
Phân luồng giao thông để hạn chế ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ lễ 2/9
Hôm nay (3/9) là ngày cuối trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, người dân từ các địa phương quay trở lại thành phố lớn để làm việc. Như thường lệ, lưu lượng phương tiện giao thông ngày này gia tăng đột biến tại các khu vực bến xe, tuyến cao tốc và các cửa ngõ thành phố lớn.
Kinh tế - Xã hội - 03/09/2024 07:26
Rao bán Suzuki Jimny cũ giá 1,4 tỷ đồng
Giải thích việc bán chiếc Suzuki Jimny đã qua sử dụng đắt gấp rưỡi xe mới, người bán cho hay tiền độ xe hết 500 triệu.
Kinh tế - Xã hội - 03/09/2024 07:15
Thực hư thông tin người có bằng B1 không được điều khiển ô tô từ 1/1/2025
Nhiều trang báo điện tử, các Fanpage Facebook đưa tin "Giấy phép lái xe hạng B1 không được điều khiển ô tô từ 1/1/2025", gây xôn xao dư luận. Vậy thực hư thông tin này như thế nào?
Kinh tế - Xã hội - 02/09/2024 08:00
TP HCM đón “siêu” trung tâm khám chữa bệnh hạng sang lớn nhất Việt Nam
Tọa lạc tại Quận 7 với diện tích “khủng” 24.000m2, Trung tâm Khám chữa bệnh Tâm Anh sở hữu hệ thống thiết bị, công nghệ hiện đại đẳng cấp quốc tế, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu hùng hậu.
Kinh tế - Xã hội - 02/09/2024 00:00
Những mẫu xe mới sắp ra mắt trong tháng 9/2024 tại Việt Nam
Những mẫu xe mới sắp ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 9/2024 hầu hết đều là ô tô gầm cao của các thương hiệu quen thuộc, duy nhất một là xe Trung Quốc.
Kinh tế - Xã hội - 01/09/2024 13:30
Honda Dream 50 - phiên bản hoài cổ của Honda RC110
Honda Dream 50 thua xa RC110 về sức mạnh, nhưng bù lại đẹp hơn, nhiều boong hơn, thích hợp với tôi, một người thích xe đua nhưng không dám đua xe.
- Bí quyết vượt chỉ tiêu phát triển đoàn viên chỉ sau hơn nửa năm
- Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
- Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa
- Phân luồng giao thông để hạn chế ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ lễ 2/9
- Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc