Hỗ trợ sản xuất, chăm lo đời sống người lao động
An toàn, vệ sinh lao động - 06/07/2021 18:00 TS. Nguyễn Anh Thơ - Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH
Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Phó trưởng ban Chỉ đạo quốc gia và các thành viên của đoàn công tác liên ngành đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các nhà trọ cho công nhân tại huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) |
Ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh đến sản xuất, đời sống
Đến ngày 21/6/2021, thế giới ghi nhận 180 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có gần 4 triệu ca tử vong. Số ca mắc và tử vong tiếp tục có xu hướng giảm trên phạm vi toàn cầu nhưng tại Đông Nam Á, dịch vẫn diễn biến phức tạp, số mắc mới gia tăng tại 7/11 quốc gia. Tại Việt Nam ghi nhận 13.258 ca mắc, trong đó 11.559 ca ghi nhận trong nước, 5.229 người khỏi bệnh, ra viện và 66 ca tử vong. Riêng đợt dịch lần thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay đã ghi nhận 10.406 ca mắc, trong đó có 9.989 ca trong nước, 417 ca nhập cảnh, 2.878 ca đã khỏi bệnh, 31 ca tử vong. Có 20/42 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới, 7 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát.
Thống kê đến 20h ngày 20/6/2021, có 5.840 công nhân lao động mắc Covid-19, trong đó có 01 ca đã tử vong; có 37.702 người lao động là F1, 125.126 người lao động là F2 và có 262.035 , khu vực phong tỏa. Như vậy, đã có hàng vạn doanh nghiệp và hàng trăm nghìn lao động đã bị ảnh hưởng trực tiếp trong đợt dịch lần thứ 4 này.
Riêng tỉnh Bắc Giang, từ ngày 1/5/2021 đến nay, toàn tỉnh có 4.719 người mắc Covid-19, 2.532 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải tạm dừng hoạt động. Số người lao động phải tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương là hơn 13,5 nghìn người, trong đó hơn 10 nghìn lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương từ 30 ngày liên tục trở lên. Số người lao động phải ngừng việc trong các đơn vị phải tạm dừng hoạt động là hơn 199 nghìn người, trong đó số người lao động phải ngừng việc từ 30 ngày liên tục trở lên là hơn 168 nghìn người. Tỉnh Bắc Ninh có 374 người lao động mắc Covid-19, 2.643 người lao động là F1, 9.432 người lao động là F2 và 41.793 người lao động đang phải cách ly tại nhà, khu vực phong tỏa. Nhiều tỉnh thành khác cũng đang có hàng chục, hàng trăm người lao động mắc Covid-19 và hàng chục nghìn người lao động là F1, F2 phải cách ly tại nhà, khu vực phong tỏa.
Lấy mẫu xét nghiệm Sars-Cov-2 cho công nhân Công ty Solen, Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7 (TP. HCM) |
“Lọc dịch” ngay từ cổng doanh nghiệp, khu công nghiệp
Tỉnh Bắc Giang hiện có 146 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp được hoạt động trở lại, chiếm 40,6% tổng số doanh nghiệp trong 4 khu công nghiệp; tổng số lao động được phê duyệt đi làm trở lại là hơn 22,5 nghìn lao động.
Tại tỉnh Nghệ An, nơi mới bắt đầu có dịch bùng phát , hầu hết các doanh nghiệp đã xây dựng bảng đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại công ty; kế hoạch ứng phó khẩn cấp khi có bệnh nhân nhiễm bệnh. Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam đã hỗ trợ 36 máy sát khuẩn tay tự động, khẩu trang và dung dịch sát khuẩn cho các doanh nghiệp.
Tại Công ty TNHH Matrix thuộc Khu công nghiệp Bắc Vinh, tỉnh Nghệ An (có hơn 800 công nhân); trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn cho người lao động và duy trì sản xuất kinh doanh, công ty đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng, chống dịch. Hiện công ty đã kích hoạt hệ thống phòng, chống dịch với các quy định nghiêm ngặt bằng việc bố trí cán bộ y tế phụ trách các phân xưởng để theo dõi sức khỏe công nhân. Công ty cũng thay đổi thời gian làm việc theo 2 tốp vào xưởng, tốp thứ nhất vào trước 15 phút rồi mới đến tốp sau, giờ ăn ca cũng chia thành 2 đợt. Ngoài ra, 100% công nhân, lao động của công ty được kiểm tra thân nhiệt, yêu cầu đeo khẩu trang, thực hiện sát khuẩn ngay từ cổng ra vào công ty.
Sở Y tế, Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam kiểm tra việc phòng, chống COVID-19 tại Công ty TNHH Masan MB, khu công nghiệp Nam Cấm (Nghi Lộc-Nghệ An) |
"Lọc" dịch bệnh ngay từ cổng đang là biện pháp được nhiều công ty tại các khu kinh tế, khu công nghiệp ở Nghệ An và cả nước thực hiện nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, các biện pháp giãn cách làm việc, giãn cách thời gian ăn ca, bố trí vách ngăn cho công nhân từ bàn ăn đến phân xưởng, mua sắm máy khử khuẩn tự động… cũng đang được thực hiện đồng bộ, quyết liệt.
Hầu hết doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên cả nước đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, lập kế hoạch, cam kết với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp huyện và thành lập các Tổ an toàn Covid-19, . Đây là những sáng kiến từ Bắc Ninh, Bắc Giang, nơi đợt dịch lần thứ tư xâm nhập vào các nhà máy, khu công nghiệp. Theo đó, nhiệm vụ của "Tổ an toàn Covid-19" là tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định tại nơi làm việc, nơi sản xuất. Bên cạnh đó, nếu khi phát hiện các trường hợp công nhân nghi ngờ bị mắc bệnh như: Sốt, ho, đau họng, hội chứng cúm... thì báo cáo ngay cho lãnh đạo và bộ phận y tế của công ty để tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm kịp thời. "Tổ an toàn Covid-19" là mắt xích quan trọng để thực hiện mục tiêu kép: Vừa sản xuất vừa phải đảm bảo công tác phòng dịch an toàn cho mình và cho mọi người xung quanh.
Ban Quản lý KCN các tỉnh, thành phố cũng phối hợp chặt chẽ với các huyện, thị xây dựng kịch bản ứng phó với từng tình huống cụ thể khi phát hiện các ca F0, F1, F2, F3.
Công nhân Công ty Fuhong, khu công nghiệp Đình Trám (Bắc Giang) hiện đã trở lại làm việc. |
Tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đang bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, người sử dụng lao động cơ bản đều chi trả 100% lương tối thiểu vùng trở lên cho người lao động trong 14 ngày đầu nghỉ phòng, chống dịch. Riêng tỉnh Bắc Giang có 440 doanh nghiệp xây dựng kế hoạch trả lương cho gần 194 nghìn công nhân lao động ngừng việc do bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19…
Sẽ có thêm chính sách chăm lo, hỗ trợ khó khăn cho người lao động
Bộ LĐ-TB&XH, Tổng LĐLĐ Việt Nam đang báo cáo, tham mưu cho Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ có chính sách, cơ chế hỗ trợ nhân dân, người lao động, các đối tượng yếu thế cả nước gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; có chính sách gia hạn miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân chịu thiệt hại bởi dịch Covid-19; tiếp tục thực hiện chính sách cho phép các doanh nghiệp tạm dừng đóng vào quỹ hữu trí và tử tuất và miễn đóng vào Quỹ Bảo hiểm Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong một thời gian nhất định đối với đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Công nhân Công ty CP may Minh Anh - Kim Liên (Nghệ An) nghiêm túc thực hiện công tác phòng, chống dịch trong giờ làm. Ảnh: Quỳnh Trang |
Để hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp với mục tiêu "sản xuất để chống dịch, chống dịch để sản xuất"; các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực đề ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ, phương án để hỗ trợ doanh nghiệp sớm phục hồi lại sản xuất, ổn định việc làm cho người lao động. Trước những khó khăn đó, Bộ LĐ-TB-XH, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tham mưu xây dựng các chính sách hỗ trợ người lao động và chủ sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để trình Chính phủ phê duyệt trong thời gian sớm nhất. Chính phủ đã và đang quyết liệt hoàn thiện và sớm ban hành các chính sách hỗ trợ thực chất, đi vào cuộc sống, giúp cho người lao động và người sử dụng lao động, giúp nền kinh tế, xã hội cả nước sớm phục hồi, thực hiện thành công mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế.
Từ ngày 01/7/2021, ai dễ bị xóa hộ khẩu nhất? Từ ngày 01/7/2021, Luật Cư trú năm 2020 chính thức được áp dụng với nhiều quy định mới. Một trong những điểm đáng chú ý ... |
119 công nhân nhiễm và nghi nhiễm, Công ty Nidec Sankyo Việt Nam cần được hỗ trợ 119 ca nhiễm và nghi nhiễm, hơn 1.000 trường hợp F1 khiến Công ty TNHH Nidec Sankyo Việt Nam (Công ty Nidec Sankyo) ở Khu ... |
Con trai nữ công nhân tử vong do Covid-19 nhận được hàng trăm triệu đồng tiền hỗ trợ Con trai chị Đào Thị Minh (sinh năm 1983, nữ công nhân tử vong do Covid-19) đã tiếp tục nhận được hỗ trợ của các ... |
Tin cùng chuyên mục
An toàn, vệ sinh lao động - 06/09/2024 19:30
"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
An toàn, vệ sinh lao động - 01/09/2024 17:53
"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 16:35
Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá
Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 07:16
Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động
Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.
An toàn, vệ sinh lao động - 16/08/2024 06:00
Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Siêu bão Yagi: Người lao động có được nghỉ làm không? Chế độ lương ra sao?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”