Giáo viên vùng cao xứ Nghệ đến từng nhà chống ‘tái mù chữ’ cho học sinh mùa dịch
Đời sống - 23/02/2020 13:16 Duy Ngợi
Nhiều thầy cô nơi rẻo cao xứ Nghệ vẫn âm thầm đến từng nhà giao bài tập, củng cố kiến thức cho học sinh trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh: T.M |
Từ cuối tuần trước, sau khi có quyết định cho học sinh tạm nghỉ học của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Nghệ An, Phòng GD & ĐT huyện Tương Dương đã có chỉ đạo sát sao về việc tổ chức ôn tập cho học sinh ở các nhà trường trong thời điểm phòng chống dịch Covid-19. Với đặc thù của huyện miền núi cao, điều kiện người dân còn nhiều khó khăn nên ngoài việc dạy học, Phòng GD&ĐT cũng đã khuyến khích các trường đưa ra giải pháp riêng để học sinh có thể vui chơi lành mạnh ở nhà.
Trong đợt nghỉ dài này, nhiều huyện vùng cao xứ Nghệ lo lắng học sinh sẽ tái mù chữ, đặc biệt là với học sinh lớp 1. Thế nên, dù học sinh được tạm nghỉ học nhưng các trường đặt ra mục tiêu vừa “chống dịch” nhưng cũng “chống mù chữ”. Trong đó giải pháp thiết thực nhất của các thầy cô là “đi từng nhà, rà từng đối tượng” để phụ đạo bồi dưỡng thêm cho học sinh.
Thầy giáo Nguyễn Văn Thanh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lượng Minh cho biết: "Toàn trường có tất cả 8 điểm trường, nơi xa nhất cách trung tâm xã tới 20km và cách trở bởi lòng hồ thủy điện Bản Vẽ. Trong dịp nghỉ dài ngày phòng dịch Covid-19, sợ các em quên hết kiến thức, chiều chủ nhật tuần trước nhà trường đã hội ý, chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng nội dung ôn tập cho các em. Đồng thời, từ thứ 2 tuần này, các thầy cô sẽ xuống từng bản để giao bài tập và chữa bài cho học sinh. Một số giáo viên do ở xa nhà còn tự nguyện cắm bản 24/24h và thường xuyên sâu sát bài vở để học sinh không quên bài".
Một giáo viên Trường Tiểu học Mai Sơn (huyện Tương Dương, Nghệ An) trên đường đến từng nhà học sinh giao bài tập trong dịp nghỉ học dài ngày do Covid-19 - Ảnh: T.M |
Do dạy học nơi "sơn cùng, thủy tận", nhiều giáo viên ở hai điểm trường Cà Moong, Xốp Cháo (Trường Tiểu học Lượng Minh) phải ngồi thuyền cả tiếng đồng hồ vượt lòng hồ thủy điện Bản Vẽ để tới tận nhà củng cố kiến thức cho các em học sinh - Ảnh: T.M |
Cô Phạm Thị Hồng Nhung (SN 1994), giáo viên điểm trường Cà Moong – Trường Tiểu học Lượng Minh chia sẻ: “Đây là năm đầu tiên em về công tác ở điểm trường xa xôi, cách trở bậc nhất của xã, thêm nữa học sinh ở đây 100% là con em đồng bào Khơ Mú nên việc dạy học gặp rất nhiều khó khăn. Dịp này học sinh phải nghỉ học dài ngày. Để các em không quên sách vở, các thầy cô đã băng rừng, vượt lòng hồ Bản Vẽ, đến từng nhà giao bài tập cho các em làm”.
Cô Nhung cho biết, điểm trường Cà Moong có tất cả 84 học sinh. Các thầy, cô cắm bản ở đây đã đến từng nhà, thậm chí lên tận nương rẫy gọi học trò về để giao bài tập. “Sau khoảng thời gian dài không được đến trường nên khi thấy thầy cô lên, các em học sinh rất vui mừng. Có em học sinh còn hỏi cô sao nghỉ học lâu vậy? Chúng em nhớ trường, nhớ lớp lắm! Tuy đi lại cách trở, vất vả nhưng khi nghe được những lời đó của học trò, các thầy cô cũng ấm lòng. Cứ vậy, từ đầu tuần tới nay, các thầy cô lại đến từng nhà giao bài tập cho các em làm và kiểm tra, chữa bài làm của các em hôm trước. Việc này giúp các em vẫn giữ được thói quen ôn bài hằng ngày”, cô Nhung chia sẻ.
Một buổi bổ trợ kiến thức tại nhà học sinh của giáo viên Trường Tiểu học Lượng Minh - Ảnh: T.M |
Là trường học đóng trên địa bàn xã biên giới nhưng trong thời gian học sinh nghỉ học phòng dịch, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Mai Sơn (huyện Tương Dương) vẫn túc trực tại các điểm trường để hướng dẫn ôn tập, phụ đạo cho học sinh. Cứ cách ngày, các thầy, cô giáo nơi đây lại đến từng nhà học sinh để giao bài và hướng dẫn các em học sinh yếu.
Trong quãng đời đi dạy của cô Ngân Thị Khay (SN 1989), công tác ở điểm trường Huồi Tố - Trường Tiểu học Mai Sơn, việc học sinh phải nghỉ học dài ngày là một điều hy hữu. Cô Khay trải lòng: "Sau kỳ nghỉ Tết nửa tháng, học sinh đã trở lại lớp trong tình trạng ngơ ngác. Để củng cố được kiến thức cho các em thật sự rất vất vả. Nay các em nghỉ thêm tuần nữa, chúng tôi xem đây như kỳ nghỉ hè thứ hai và nếu không đốc thúc việc học cho các em thì ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập".
“Do nhà ở xa cả trăm cây số nên chúng tôi phải đi từ chiều Chủ nhật để sáng thứ 2 quét dọn, vệ sinh trường lớp. Sau đó, các thầy cô trong trường đi đến từng nhà để giao bài tập, đồng thời kèm cặp cho các em học sinh học lực còn yếu. Trong quá trình đến từng nhà phụ đạo học sinh chống tái mù chữ, các thầy cô gặp khá nhiều khó khăn vì bố mẹ các em thường đi làm ăn xa, để con cái cho ông bà chăm sóc. Tuy nhiên, bằng tình yêu nghề chúng tôi vẫn cố gắng dành thêm thời gian để gần gũi, chỉ dạy các em”, cô Khay nói.
Những buổi "lên lớp" tại nhà giúp các em học sinh củng cố kiến thức trong dịp nghỉ phòng dịch kéo dài - Ảnh: T.M |
Bà Võ Tuyết Chinh - Phó phòng GD&ĐT của huyện Tương Dương cho biết: "Tương Dương là huyện rộng nhất tỉnh và giao thông đi lại rất khó khăn, cách trở nhưng hưởng ứng chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, các trường đã chỉ đạo giáo viên đến từng bản để ra bài tập và chữa bài cho các em. Nhiều giáo viên còn mang theo sách truyện và các sách tham khảo để học sinh có sách đọc thêm ở nhà, tránh tình trạng đi chơi, khó phòng tránh dịch".
Xúc động hình ảnh những người thầy gieo chữ trong mùa dịch nơi rẻo cao xứ Nghệ - Ảnh: T.M |
Được biết, đến thời điểm này, đa phần học sinh trên địa bàn huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đều đã nhận được bài tập ở nhà từ giáo viên với nhiều hình thức khác nhau. Việc làm ý nghĩa này đang được những giáo viên thuộc các trường ở vùng khó, vùng sâu, vùng xa của Nghệ An triển khai, đã phần nào giúp học sinh được ôn tập thường xuyên, bổ trợ kiến thức trong kỳ nghỉ dài ngày để phòng chống dịch Covid-19.
Một ngày sau đám tang anh Đỗ Xuân Hợp, nam công nhân tử nạn trong lúc làm việc vào ngày 19/2 vừa qua tại Công ... |
Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19), Bộ Y tế đã ban hành khuyến cáo ... |
Theo thông tin từ Hồ Bắc (Trung Quốc), một người đàn ông 70 tuổi tại tỉnh này bị nhiễm chủng mới của virus corona (nCoV) ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
- Signetics (Hàn Quốc) đầu tư 100 triệu USD vào xây dựng nhà máy bán dẫn tại Vĩnh Phúc
- VNVC chủ lực tiêm vắc xin an toàn trong chiến dịch bao phủ vắc xin sởi tại TP.HCM
- Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
- Chỉ tiêu công tác đối thoại, thương lượng tập thể của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028
- Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính qua 6 điểm tựa Việt Nam