ĐBQH Võ Mạnh Sơn góp ý một số nội dung dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
Kinh tế - Xã hội - 15/06/2022 10:08 HOÀNG DŨNG (tổng hợp)
Đại biểu Võ Mạnh Sơn - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Quốc hội. |
Góp ý về hành vi bạo lực gia đình (HVBLGĐ) tại Điểm b, khoản 1, Điều 4, đại biểu Võ Mạnh Sơn đề nghị bổ sung yếu tố cưỡng ép tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, xem xét thêm các hành vi lợi dụng phong tục, tập quán biến tướng gây ra bạo lực gia đình như tục bắt vợ đưa vào hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là vi phạm Luật PCBLGĐ.
Đại biểu đề nghị bổ sung quy định giải thích từ ngữ, làm rõ các nội dung về đối tượng liên quan HVBLGĐ của những người sống với nhau như vợ chồng, người đã ly hôn và những đối tượng có quan hệ huyết thống, trong đó những đối tượng đã ly hôn hoặc sống với nhau như vợ chồng.
Tại khoản 2, Điều 8 dự thảo có nêu "Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình" là tháng cao điểm các cơ quan, tổ chức, gia đình cùng triển khai hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình tạo thành chuỗi sự kiện trên toàn quốc.
Về vấn đề này, đại biểu Võ Mạnh Sơn cho rằng, đây là Tháng hành động quốc gia, đề nghị không nên để Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quyết định mà nên để Chính phủ quyết định do tính chất quan trọng của Tháng hành động, qua đó huy động các cấp, các ngành, toàn xã hội tham gia tích cực các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình. Đại biểu đề nghị nguồn tài chính, khắc phục hậu quả bồi thường thiệt hại cho nạn nhân cần được quan tâm nhiều hơn.
Đại biểu Võ Mạnh Sơn nêu thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, bạo lực gia đình ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số diễn ra phức tạp, công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở khu vực này gặp nhiều khó khăn. Đại biểu cũng chỉ rõ, một trong những nguyên nhân chính của tình trạng trên là do nhận thức, kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình của người dân và các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình ở khu vực này là rất cần thiết.
Thống nhất cao với 7 nhóm hình thức thông tin, tuyên truyền, giáo dục tại Điều 16 dự thảo Luật, đại biểu Võ Mạnh Sơn cho rằng, hình thức ký cam kết hộ gia đình không có bạo lực gia đình tích cực tham gia phòng, chống bạo lực gia đình là một trong những hình thức thông tin truyền thông, giáo dục có hiệu quả. Đại biểu đề nghị bổ sung thêm khoản 8, Điều 16 các hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục khác có nội dung phòng, chống bạo lực gia đình về xử lý mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình.
Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Quốc hội. |
Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên: Cần quy định rõ hơn mối quan hệ giữa hòa giải với việc xử lý người có HVBLGĐ
Để góp phần hoàn thiện dự thảo Luật PCBLGĐ, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai góp ý về vấn đề hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại Điều 20. Theo đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai, công tác hòa giải có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp cho các bên có thể hòa giải tự nguyện, giải quyết cá nhân với nhau các mâu thuẫn, tránh các xung đột. Tuy nhiên, quy định về hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình cần quan tâm một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, hòa giải có thể chỉ hiệu quả đối với các mâu thuẫn nhỏ nhưng không áp dụng đối với các trường hợp bạo lực diễn ra trầm trọng và kéo dài. Luật Hòa giải cơ sở năm 2013 cũng đã quy định rõ về phạm vi hòa giải. Theo đó, việc hòa giải ở cơ sở phải được tiến hành với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ trường hợp vi phạm pháp luật phải truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính. Do đó, đề nghị Ban Soạn thảo dự thảo Luật PCBLGĐ rà soát các quy định đảm bảo thống nhất với Luật Hòa giải cơ sở, đồng thời đảm bảo tính nghiêm minh và răn đe trong xử lý các vụ việc bạo lực gia đình.
Thứ hai, cần quy định rõ hơn mối quan hệ giữa hòa giải với việc xử lý người có HVBLGĐ. Dự thảo Luật đã đưa ra nguyên tắc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình, không thay thế biện pháp xử lý người có HVBLGĐ quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 20. Tuy nhiên, có những trường hợp nạn nhân của bạo lực gia đình sau khi tham dự hòa giải, nhất là hòa giải do gia đình, dòng họ tiến hành vì nhiều nguyên nhân họ có thể bỏ qua những chuyện đã xảy ra. Điều này ảnh hưởng đến việc xác minh, xử lý người có HVBLGĐ. Do đó, cần cân nhắc thời điểm tiến hành hòa giải, một là hòa giải, ngăn ngừa bạo lực gia đình khi phát hiện mâu thuẫn, tranh chấp mà chưa phát sinh hành vi này; hai là hòa giải sau khi người có HVBLGĐ đã bị xử lý theo quy định của pháp luật để ngăn chặn hành vi tái diễn đối với trường hợp đã xảy ra bạo lực gia đình nhưng chưa bị xử lý; đề nghị cân nhắc không áp dụng hòa giải để đảm bảo tính khách quan trong xử lý HVBLGĐ.
Thứ ba, cần làm rõ giá trị pháp lý của kết quả hòa giải theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Kết quả hòa giải vụ việc ngoài tòa án được tòa án xem xét, giao quyết định công nhận kết quả hòa giải thành và được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự. Trong trường hợp đó, việc xử lý người có HVBLGĐ sẽ phụ thuộc vào kết quả hòa giải. Như vậy, khó đảm bảo tách bạch mối quan hệ giữa việc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình và việc xử lý người có HVBLGĐ.
Đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai đề nghị cần bổ sung các quy định đảm bảo việc hòa giải không bị lợi dụng để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về vi vi phạm hình sự.
Đại biểu Lý Anh Thư – Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang: Quy định rõ về một số HVBLGĐ
Đại biểu Lý Anh Thư – Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Quốc hội. |
Tham gia thảo luận tại hội trường, đại biểu Lý Anh Thư tán thành cao với Tờ trình và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội về sự cần thiết ban hành Luật PCBLGĐ.
Đi vào một số nội dung cụ thể, đại biểu chỉ ra rằng tại điểm q, khoản 1 Điều 4 có quy định hành vi “có khả năng và phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính mà không đóng góp; cưỡng ép thành viên gia đình đóng góp tài chính quá khả năng của họ” là một trong những hành vi bạo lực gia đình.
Đại biểu phân tích, trong thực tiễn hiện nay chưa có văn bản nào của pháp luật quy định cụ thể về nghĩa vụ đóng góp tài chính trong gia đình, ai là người đóng góp chính trong gia đình, phải đóng góp như thế nào, đóng góp bao nhiêu, gia đình nào phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính, những thành viên trong gia đình phải đóng góp là những ai? Do đó, khó có căn cứ để xác định việc không đóng góp tài chính là một HVBLGĐ. Đại biểu đề nghị nếu quy định về điều khoản này thì cần phải có một cơ chế, các quy định pháp luật bổ sung một cách cụ thể, rõ ràng thì mới có thể thi hành trên thực tiễn.
Về điều khoản trách nhiệm của người có HVBLGĐ, tại khoản 4, Điều 12 dự thảo Luật quy định: Người có HVBLGĐ chủ động khắc phục hậu quả đã gây ra cho người bị bạo lực gia đình; bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho người bị bạo lực gia đình và người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình. Quy định này đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại giữa người có HVBLGĐ và người bị bạo lực gia đình, người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần xác định rõ những người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình gồm những ai, nguồn lực tài chính dùng bồi thường thiệt hại này là tài sản chung hay tài sản của riêng?
Về xử lý tin tố giác về bạo lực gia đình, Điều 28 của dự thảo Luật quy định quy trình xử lý, xác minh tin báo, tố giác về bạo lực gia đình, tuy nhiên, quy định này còn nặng về thủ tục hành chính, trong khi HVBLGĐ là những hành vi chất có tính chất manh động, người bạo lực thường không kiềm chế được cảm xúc, hành vi, nhiều trường hợp dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.
Do vậy, đại biểu này cho rằng dự thảo Luật đều cần bổ sung thêm quy định, ngay sau khi nhắn tin tố giác về bạo lực gia đình, cơ quan có thẩm quyền cần xử lý ngay, căn cứ vào tình hình thực tế, mức độ vi phạm, sắp xếp chỗ tránh nạn cho người bị bạo lực, sau đó thì mới tiến hành quy trình xử lý người bị bạo lực theo quy định.
Về biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, đại biểu cho rằng đây là việc cần tiến hành sớm, tuy nhiên, nội dung này trong dự thảo Luật còn hạn chế, chủ yếu là tập trung vào công tác thông tin, tuyên truyền. Đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần chú trọng vào việc nâng cao ý thức cho người dân trong phát hiện, kịp thời ngăn chặn bạo lực gia đình, thay vì chỉ quy định về quyền và nghĩa vụ như hiện nay thì cần quy định thêm chế tài cho trường hợp biết mà im lặng, không hành động, thực hiện tố giác theo quy định. Đồng thời cần quy định rõ về cách thức bảo vệ người báo tin tố giác bạo lực gia đình, để họ được an toàn, tránh trường hợp bị trả thù, qua đó khuyến khích người khác tích cực tham gia vào hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình.
Người "cõng" cát và xi măng xây trường học ở vùng cao Kỹ sư Nguyễn Bình Nam - người đã dành trọn cả tuổi thanh xuân để biến những ước mơ trở thành hiện thực cho những ... |
Kết quả và những kinh nghiệm từ Tháng Công nhân ở Lâm Đồng Tháng Công nhân năm 2022 khép lại với nhiều hình ảnh đẹp về tổ chức Công đoàn Việt Nam; góp phần vào sự thành công ... |
“Cùng em đến trường” - “Thương hiệu” của Công đoàn Thừa Thiên Huế Thời gian qua, Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế luôn lắng nghe tiếng nói của công nhân lao động (CNLĐ) để đổi mới nội dung, ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 06/09/2024 14:03
Triệu hồi hơn 630 xe Lexus vì có nguy cơ cháy nổ
Toyota Việt Nam vừa phát đi thông tin triệu hồi 634 xe Lexus vì liên quan đến bơm nhiên liệu có thể hỏng.
Kinh tế - Xã hội - 06/09/2024 14:01
Cộng đồng nhận xét gì khi Hyundai Santa Fe 2024 lộ hình ảnh trước ngày ra mắt 20/9?
Hai chiếc xe Hyundai Santa Fe 2024 màu trắng và màu đen đã lộ diện trên đường phố Quảng Bình vào ngày hôm nay. Chiếc xe này sẽ ra mắt thị trường Việt Nam vào ngày 20/9 tới đây.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 17:13
PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
Tổng cộng 2.500 lít nhiên liệu sẽ được PVOIL gửi tặng tới các vận động viên, thành viên Ban Tổ chức, Ban Điều hành của Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:27
Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9
Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch đấu giá biển số ô tô phiên đấu giá thứ năm, với 388.389 biển số được đưa lên sàn.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:25
Bốn mẫu xe nhận ưu đãi mạnh tay từ Toyota Việt Nam và các đại lý trong tháng 9
Khách hàng có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn lên tới 100% lệ phí trước bạ khi kết hợp ưu đãi từ Chính phủ, Toyota Việt Nam và tại hệ thống đại lý trong tháng 9 này.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 06:58
Mercedes-Benz S-Class mới sẽ có bản xăng lẫn điện
Hãng xe Đức dự kiến sẽ hợp nhất hai dòng sedan hạng sang chủ lực là S-Class (động cơ đốt trong) và EQS (điện) thành một dòng xe vào năm 2030.
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
- Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động
- Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy