Đại biểu Quốc hội đề nghị cân đối nguồn lực tăng lương cơ sở từ 1/1/2023
Chính sách mới - 26/10/2022 20:47 VIỆT HOÀNG
Hậu khai giảng |
Cần cân đối nguồn lực để bảo đảm điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng ngay từ ngày 1/1/2023 là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, theo thống kê của Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường.
Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu ý kiến của đại biểu Quốc hội về tăng lương cơ sở. Ảnh: PHẠM THẮNG |
Chính phủ trình Quốc hội tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng (tăng khoảng 20,8%), thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2023. Như vậy từ thời điểm tăng lương gần nhất (tháng 7/2019) đến tháng 7/2023 là 4 năm. Điều này dẫn đến người hưởng lương từ ngân sách nhà nước gặp rất nhiều khó khăn.
Do vậy, hiện nay mong muốn của người hưởng lương là kiến nghị Chính phủ cân đối nguồn lực để bảo đảm điều chỉnh tăng lương cơ sở sớm hơn, từ ngày 1/1/2023, góp phần bảo đảm đời sống cho người hưởng lương.
Tại Kỳ họp 4, Quốc hội khoá XV, Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng/tháng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (tăng khoảng 20,8%) lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức; tăng chi lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội cho đối tượng do Ngân sách nhà nước đảm bảo (khoảng 12,5%) và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi người có công và tăng chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở (khoảng 20,8%).
Nếu được thông qua, việc điều chỉnh này dự kiến thực hiện từ 1/7/2023. Đồng thời, từ ngày 1/1/2023, điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở theo Kết luận số 25-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị.
Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị cần lưu ý việc điều chỉnh tăng trợ cấp cho người có công cần bảo đảm cao hơn chuẩn nghèo đô thị. Có ý kiến cho rằng, việc thực hiện tăng lương cơ sở năm 2023 là cần thiết; nhưng cũng cần điều chỉnh trợ cấp bảo trợ xã hội ở mức cao hơn do hiện tại, mức hỗ trợ (360.000 đồng/người/ tháng) còn khá thấp so với mức chuẩn nghèo ở thành thị và nông thôn và cũng điều chỉnh từ ngày 1/7/2023 để bảo đảm tính thống nhất .
Có ý kiến nhất trí tăng lương tối thiểu, tuy nhiên đề nghị không tăng đồng đều, chỉ tăng cho bộ phận lương thấp, đồng thời phải có đánh giá lại mức sống cơ bản, mức sống tối thiểu theo vùng miền, khu vực. Đề nghị xem xét không tăng lương cơ sở đối với những đơn vị, địa phương có cơ chế đặc thù .
Kỳ họp 4, Quốc hội Khóa XV đang diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: DUY LINH |
Theo phản ánh của Tổng thư ký Quốc hội, có ý kiến đề nghị tăng phụ cấp của cán bộ không chuyên trách cấp xã do mức hỗ trợ hiện tại chưa tạo được sự động viên cho người thực hiện nhiệm vụ.
Đại biểu còn đề nghị làm rõ các cơ quan thanh tra nhà nước có được điều chỉnh tăng lương cơ sở hay không.
Một số vị cho rằng cần xác định thời gian cụ thể thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2024 trong Nghị quyết của Quốc hội, tránh tình trạng trì hoãn, kéo dài việc thực hiện Nghị quyết của Trung ương.
Có ý kiến cho rằng, trong khi chưa thực hiện cải cách tiền lương theo quy định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương về cải cách tiền lương, cần có quy định cụ thể trong việc quản lý, sử dụng nguồn cải cách tiền lương chưa sử dụng, bảo đảm sử dụng hiệu quả, đúng mục đích nguồn lực này.
Theo tờ trình của Chính phủ về đánh giá tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách Nhà nước, phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023 và kế hoạch tài chính ngân sách Nhà nước 3 năm 2023 - 2025, Chính phủ sẽ dành khoảng 60.000 tỉ đồng để tăng lương cho công chức, viên chức và các khoản liên quan đến đời sống an sinh xã hội. Cụ thể là Chính phủ dành 44.000 tỉ đồng điều chỉnh mức lương cơ sở từ mức 1,49 triệu/tháng lên 1,8 triệu/tháng. 3.550 tỉ đồng để tăng lương hưu cho những người nghỉ trước năm 1995 có mức hưởng thấp, tăng trợ cấp Bảo hiểm xã hội, tăng trợ cấp ưu đãi người có công và tăng các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở. Điều chỉnh mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức làm chuyên môn y tế dự phòng và y tế cơ sở từ mức 40% lên 100% dự kiến áp dụng từ 1/1/2023 với nguồn kinh phí khoảng 5.400 tỉ đồng. |
Khi Bộ trưởng đi thực tế 3 giờ sáng nay 17/10/2022, Bộ trưởng NN và PTNT Lê Minh Hoan đi thực tế tại chợ đầu mối Bình Điền ở TP HCM! ... |
Di sản của thầy Park Hôm qua, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã phát thông cáo báo chí về việc không gia hạn hợp đồng với HLV trưởng ... |
Phận cây, mạng người Trước đây, mỗi lần tranh cãi vấn đề chặt cây, luôn luôn có quan điểm đặt mối tương quan giữa mạng người và phận cây. ... |
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới - 21/06/2024 15:03
Tăng quyền chủ động giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn
Một trong những điểm mới trong Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) là quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn Việt Nam.
Chính sách mới - 12/06/2024 09:34
Vô vàn bất cập khi thiếu biên chế công đoàn
Gần 4 năm trước, khi anh Thể được bổ nhiệm làm Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm (Hà Nội), đơn vị có 6 biên chế. Nhưng hơn một năm nay, con số chỉ còn có 5, trong khi công việc ngày càng nặng nề.
Chính sách mới - 14/02/2024 07:06
Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Nhiệm kỳ mới với những chính sách và nhiệm vụ mới, đặt tổ chức Công đoàn đứng trước những thách thức rất lớn về việc làm sao thu hút được nhiều NLĐ tham gia. Điều này đòi hỏi truyền thông công đoàn (TTCĐ) trong giai đoạn mới phải đi trước, đi nhanh, đi thận trọng và đi đến đích; đảm nhiệm cho được vai trò mở đường dẫn lối cho những lĩnh vực khác của công đoàn hoàn thành mục tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ đặc biệt quan trọng, đánh dấu 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn - 11/02/2024 16:00
Đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (CĐVN) diễn ra từ ngày 1-3/12/2023, tại thủ đô Hà Nội. Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, 1.095 đại biểu tham dự Đại hội đã phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao thảo luận sâu sắc các văn kiện trình Đại hội, hoàn thành trọng trách trao gửi của hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) cả nước. Đại hội thành công tốt đẹp là tiền đề quan trọng để các cấp công đoàn (CCCĐ) sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống.
Chính sách mới - 10/02/2024 18:47
6 nội dung hoạt động Tháng Công nhân 2024
Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2024 gồm 6 hoạt động trọng tâm.
Chính sách mới - 29/12/2023 17:56
Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa thay mặt Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn ký ban hành Chương trình số 01/CTr-BCH về “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 – 2028.
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
- Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi