“Cuộc chiến” hoa hồng của người nông dân
game doi thuong - 09/01/2024 18:21 MỸ ANH
Mọi chuyện bắt đầu khi một chủ vườn hoa ở Mê Linh năm qua đã thắng lớn khi bán hàng dựa trên nền tảng mạng xã hội. Hình ảnh những vườn hồng đẹp đẽ cùng với những thông tin chia sẻ về cách trồng hoa, chăm hoa khiến anh chóng nổi tiếng trên mạng xã hội. Từ đó, những khóm hoa hồng “giá gốc” đã được bán tới mọi miền Tổ quốc. Anh là một hình mẫu đẹp của người nông dân trong kỷ nguyên số khi đã biết nương theo nền tảng mà làm giàu từ hình ảnh quê hương, tạo cảm xúc cho người xem rồi bán hàng.
Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản vậy. Gần đây, anh đã đăng đàn than thở về các hộ kinh doanh khác cũng như những người ảnh hưởng khác ở Mê Linh đang “phá giá” trước vụ hoa Tết. Những khóm hoa mà theo anh, chỉ tính riêng công, giống, phân bón, thuốc… đã cao hơn giá bán 15 ngàn đồng của các kênh khác. Và anh đã nhân danh cả vùng hoa Mê Linh lên tiếng về sự giảm sốc của những đồng hương mình đang tạo ra các nguy cơ mất Tết của người nông dân.
Ở chiều ngược lại, những hộ kinh doanh hay những người hỗ trợ bán hàng ở các hộ kinh doanh khác đang bán với giá “chấp nhận lỗ” cũng lên tiếng phân trần, rằng họ hướng tới người tiêu dùng và người tiêu dùng sẽ là bên quyết định mua hàng dựa trên quyền lợi về giá chứ không liên quan gì tới người nông dân. Rằng hoa hồng vốn không có giá sàn để bảo họ phá giá. Và rằng, họ sẵn sàng bán lỗ vì vô vàn lý do, hoàn cảnh, họ không có trách nhiệm phải theo mức giá của những người bán hàng khác.
Đi kèm với những clip “đấu khẩu” về vấn đề đạo đức, những cơ sở kinh doanh khóm hồng 15 ngàn đã kỳ công phỏng vấn rất nhiều chủ vườn hoa. Theo đó, những chủ vườn hoa vẫn cám ơn những clip về hoa hồng 15 ngàn đồng và họ vẫn có lãi vì “năm nay buôn bán khó quá”. Họ cũng không quên nhắn gửi người xem rằng thương yêu người nông dân thì cứ mua hàng, đừng bận tâm một vài người càm ràm về mức giá quá thấp…
Thực tế, chiêu phá giá “sập sàn” để cạnh tranh độ tương tác, cạnh tranh lượng người mua từ đó lấy dữ liệu, hưởng lợi từ thuật toán mạng xã hội là cách làm khá phổ biến khi kinh doanh online. Theo đó, để đạt được một lượng mua hàng cùng sự quan tâm nhất định, những chủ kênh sẵn sàng bán giá hòa vốn, thậm chí lỗ để đạt được sự phổ cập trên các nền tảng. Chi phí này họ tính vào chi phí marketing. Sau đó, khi đã đạt độ phủ rồi họ mới tính bài toán khác về giá để thu lãi.
Trong câu chuyện của những người trồng hoa ở Mê Linh, tất cả thông tin từ hai phía đều rất mâu thuẫn. Không ai có thể khẳng định vựa hoa của Hà Nội đang bị ảnh hưởng thế nào từ những “cuộc chiến” vô tiền khoáng hậu này. Các vấn đề đạo đức đặt ra cũng vô cùng mong manh bởi mục tiêu bán hàng, lợi nhuận của các nhóm nông dân khác nhau, với mức đầu tư khác nhau, công nghệ khác nhau tất nhiên sẽ khác nhau.
Và giờ đây, người nông dân không còn chỉ chăm chú về cây về giống và về giá bán với thương lái. Họ còn phải đối mặt với những bài toán phức tạp hơn về nội dung, về chi phí marketing, và cả về thuật toán các nền tảng.
Những điều mới mẻ này có giá trị gì không? Tôi cho là vô cùng giá trị. Bởi giờ đây, những người nông dân với các cách truyền tải khác nhau, đã có thể bán hàng bằng giá mình tự quyết thay vì thương lái. Họ hoàn toàn có thể bán khóm hồng 15 ngàn đồng để thu lợi ít ngắn hạn và thu lợi nhiều dài hạn. Và, họ vẫn có thể bán những khóm hoa hồng gấp đôi giá trên nếu họ thực sự chăm chút về chất lượng cây trồng để bán một thứ sản phẩm hạng sang hơn.
Và với điều này, “drama” hoa hồng không phải là điều gì quá đau lòng hay gây bức xúc. Nó chỉ đơn giản là một cuộc chơi mới, sòng phẳng và tự quyết cho người nông dân. Ở đó, người trồng hoa và cả người tiêu dùng đều có lợi.
Đó là một “cuộc chiến” mà các bên cùng thắng nếu biết tư duy cởi mở về thị trường.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 16/09/2024 12:32
Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.
game doi thuong - 11/09/2024 13:08
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
Hơn 200 người chết và mất tích do lũ chồng bão trong loạt thiên tai chưa từng có đang hoành hành miền Bắc và con số ấy có thể không phải là cuối cùng.
game doi thuong - 04/09/2024 16:58
Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai!
Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…
game doi thuong - 02/09/2024 14:21
Tết Độc lập
Trong cuộc đời mình, vào những năm tháng làm nghề phóng viên, có lúc là báo hình, có lúc là báo viết, tôi từng được đón mừng ngày Quốc khánh ở nhiều địa phương trong nước, có năm còn đón mừng ngày lễ ở một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
game doi thuong - 28/08/2024 14:46
Lừa đảo hơn nấm sau mưa. Lỗi tại ai?
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
game doi thuong - 26/08/2024 11:46
Để lại gì cho đời
Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và những thứ anh để lại đã cứu sống 4 người và khiến 2 người thấy ánh sáng mặt trời.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Signetics (Hàn Quốc) đầu tư 100 triệu USD vào xây dựng nhà máy bán dẫn tại Vĩnh Phúc
- VNVC chủ lực tiêm vắc xin an toàn trong chiến dịch bao phủ vắc xin sởi tại TP.HCM
- Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
- Chỉ tiêu công tác đối thoại, thương lượng tập thể của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028
- Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính qua 6 điểm tựa Việt Nam