Công nghiệp Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng tăng trưởng
Kinh tế - Xã hội - 28/12/2021 09:58 An Bình
Giai đoạn từ 2011 - 2015, Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV đặt mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2015, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp; trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI.
Chính sách của tỉnh trong giai đoạn này là tập trung thu hút các dự án FDI sử dụng công nghệ sạch, giá trị gia tăng lớn, tiết kiệm đất, hướng tới các dự án sử dụng công nghệ cao, các dự án công nghiệp hỗ trợ, đẩy mạnh thu hút các dự án trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ nhằm hiện đại hóa nền kinh tế, tạo ra sự phát triển bền vững.
Năm 2015, tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp và làm việc với hàng trăm nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu tư và tham dự nhiều hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh. Đặc biệt làm tốt công tác chăm sóc các nhà đầu tư tại chỗ, tạo dựng hình ảnh và sức hấp dẫn của địa phương đối với nhà đầu tư, kết quả thu hút đầu tư của Vĩnh Phúc tiếp tục tăng cao, vượt xa kế hoạch đề ra.
Hết năm 2015, toàn tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 71 dự án mới, trong đó, có 45 dự án DDI với tổng vốn đăng ký 9,8 nghìn tỷ đồng, tăng 96% về vốn so với năm 2014; 26 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 481 triệu USD, tăng 140% kế hoạch.
Khuôn viên xanh của Công ty Cổ phần Thép Việt Đức tại KCN Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. |
Giai đoạn 2016 - 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI nâng cao tiêu chí đặt ra là “Phấn đấu xây dựng Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, du lịch của vùng và cả nước, cơ bản hoàn thành khung đô thị tiến tới trở thành thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI”.
Chính sách của tỉnh tập trung thu hút dự án đầu tư vào các khu công nghiệp hiện có; ưu tiên các dự án có quy mô lớn, công nghệ cao. Chủ động quỹ đất để xây dựng các khu công nghiệp mới theo yêu cầu của thị trường, phù hợp quy hoạch được duyệt. Từng bước thành lập mới và xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc, Tam Dương II, Sông Lô 1, Chấn Hưng... để tạo quỹ đất phát triển công nghiệp.
“Kể từ năm 2016 đến nay, về cơ bản, Vĩnh Phúc đã chuyển sang thu hút FDI theo chiều sâu. Chúng tôi chỉ chấp nhận những dự án FDI chất lượng cao, tạo tác động lan toả và hướng tới giải quyết việc làm cho lao động có tay nghề.” – ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết.
Cơ cấu kinh tế năm 2020 là công nghiệp - xây dựng chiếm 61,59, tăng 2,39% so với năm 2015. Tăng trưởng ngành công nghiệp - xây dựng đạt 10,61%/năm. Kinh tế ngoài khu vực nhà nước tăng bình quân 9,27%/năm, khu vực kinh tế nhà nước tăng 5,69%/năm. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.
Trong 5 năm, thu hút 2,86 tỷ USD vốn đầu tư từ các dự án FDI và 56,27 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư từ các dự án DDI. Thu hút được 5 dự án ODA đạt 258 triệu USD, đầu tư vào kết cấu hạ tầng, xử lý và quản lý nguồn nước trên địa bàn.
Năm 2019, Vĩnh Phúc đứng thứ 19/63 tỉnh, thành phố; đứng thứ 6 trong các tỉnh Đồng bằng sông Hồng về thu hút đầu tư nước ngoài.
Nhà máy Honda Việt Nam tại Vĩnh Phúc. |
Trong hành trình 25 năm tái lập, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc luôn ở mức cao, có năm tăng trên 20%. Quy mô kinh tế ngày càng lớn, đến năm 2021 đạt 136,2 nghìn tỷ đồng tăng gấp 69,6 lần so với năm 1997 (1,96 nghìn tỷ đồng), tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí ngày càng quan trọng của tỉnh trong vùng và cả nước.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng khá cao, giữ vai trò đầu tàu, động lực cho phát triển kinh tế và giữ tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu GRDP của tỉnh (năm 2021, chiếm đến 63,74%; năm 1997 là 18,4%).
Trong thu hút đầu tư, Vĩnh Phúc trở thành “điểm sáng” của cả nước. Ngay từ khi tái lập, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đã xác định hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư là chìa khóa quan trọng để Vĩnh Phúc phát triển. Từ đó, Đảng bộ, chính quyền các cấp trong tỉnh đã có những hướng đi mang tính đột phá để trở thành “điểm sáng” của cả nước về công tác thu hút đầu tư.
Năm 1997 thời điểm tái lập, tỉnh có 8 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và 1 dự án có vốn đầu tư trong nước (DDI) thì đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh đã có 429 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,1 tỷ USD của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh, trong đó có các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, các quốc gia châu Âu và 824 dự án DDI với tổng vốn đầu tư là gần 110 nghìn tỷ đồng.
Từ chỗ không có khu công nghiệp khi mới tái lập, đến nay tỉnh đã có 19 khu công nghiệp được quy hoạch, trong đó có 14 khu công nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư (có 08 KCN đi vào hoạt động).
Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng, quy mô, cơ cấu và chất lượng. Năm 1997 chỉ có 91 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với số vốn 57 tỷ đồng, đến hết năm 2021, toàn tỉnh có trên 13 nghìn doanh nghiệp (tăng 141 lần so với năm 1997) với vốn đăng ký đạt trên 150 nghìn tỷ đồng. Các doanh nghiệp đang đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, giải quyết việc làm.
Dây chuyền sản xuất tiên tiến hiện đại tại Công ty Cổ phần Prime Vĩnh Phúc. |
Dù đã trải qua nhiều thời kỳ thu hút FDI với định hướng khác nhau, nhưng với phương châm “Tất cả các nhà đầu tư đến Vĩnh Phúc đều là công dân của Vĩnh Phúc”, tỉnh đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư phù hợp với bối cảnh thực tế của địa phương.
Sau 25 năm kể từ khi tái lập đến nay, Vĩnh Phúc đã có những bước chuyển lớn về mọi mặt, thực sự đang dần trở thành “một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người về thăm Vĩnh Phúc năm 1963. Một phần không nhỏ có sự đóng góp của ngành Công nghiệp với định hướng nâng cao chất lượng tang trưởng.
Kết quả ấy có được là nhờ sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện, năng động, sáng tạo và hiệu quả của Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ, sự đoàn kết, đồng lòng và nỗ lực của toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh; sự giúp đỡ và ủng hộ to lớn của Trung ương, các bộ, ban, ngành, địa phương trong toàn quốc và người Vĩnh Phúc đang sinh sống, làm việc trong nước và nước ngoài.
Công nghiệp Vĩnh Phúc: Những ngày đầu tái lập tỉnh Năm 1997, Vĩnh Phúc được tái lập với xuất phát là một tỉnh nghèo, không có khu công nghiệp. Sau gần 10 năm, ngành Công ... |
Công nghiệp Vĩnh Phúc: Vượt qua khủng hoảng, phục hồi và tăng trưởng Vượt qua tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2007, kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và ngành Công nghiệp ... |
Chú trọng công tác quản lý bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc Công tác quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT) tại các Khu công nghiệp (KCN) là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề. Các ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:02
Ra mắt Ford Territory Sport giá 909 triệu đồng
Ford Territory Sport mang khác biệt về ngoại hình như lại có trang bị tương tự như phiên bản Titanium X.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:00
Hướng dẫn tẩy ố kính ô tô: Đảm bảo tầm nhìn rõ ràng
Kính ô tô bị ố không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 11:19
Chạy đua ra mắt xe hybrid, khách Việt tha hồ lựa chọn
Ít nhất có 6 mẫu xe hybrid sẽ ra mắt thị trường Việt Nam cuối năm nay, đến từ nhiều thương hiệu và phân khúc khác nhau.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 10:35
Tự tin vào triển vọng lợi nhuận của Masan Group, SK Group gia hạn quyền chọn bán
Ngày 04/9, SK Group ("SK Group" hay "Công ty") công bố SK Group và Masan Group cùng thống nhất gia hạn thời gian thực hiện quyền chọn bán của SK Group với Masan Group thêm tối đa 5 năm.
Kinh tế - Xã hội - 03/09/2024 15:00
Phân luồng giao thông để hạn chế ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ lễ 2/9
Hôm nay (3/9) là ngày cuối trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh, người dân từ các địa phương quay trở lại thành phố lớn để làm việc. Như thường lệ, lưu lượng phương tiện giao thông ngày này gia tăng đột biến tại các khu vực bến xe, tuyến cao tốc và các cửa ngõ thành phố lớn.
Kinh tế - Xã hội - 03/09/2024 07:26
Rao bán Suzuki Jimny cũ giá 1,4 tỷ đồng
Giải thích việc bán chiếc Suzuki Jimny đã qua sử dụng đắt gấp rưỡi xe mới, người bán cho hay tiền độ xe hết 500 triệu.
- Ra mắt Ford Territory Sport giá 909 triệu đồng
- Hướng dẫn tẩy ố kính ô tô: Đảm bảo tầm nhìn rõ ràng
- "Tham mưu giỏi, phục vụ tốt" góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
- Người lao động có cần nghỉ thêm ngày 5/9 để đưa con đến trường?
- Tết Dương lịch năm 2025, người lao động được nghỉ mấy ngày?