Công đoàn phải điều hòa tiếng nói chung về “điểm giới hạn lợi ích”
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 22/02/2024 19:08 TRƯỜNG SƠN
Cuộc ngừng việc của công nhân Công ty Viet Glory Vụ hơn 5.000 công nhân VietGlory đình công: Hơn 1.000 công nhân đã đi làm trở lại Người lao động ăn Tết xa nhà vì khó khăn chồng chất |
Thời gian qua, Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra ngừng việc tập thể ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đồng chí Lê Thị Thu Nam - Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, nguyên nhân chính trong phần lớn các cuộc ngừng việc tập thể là do mâu thuẫn lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Những cuộc ngừng việc tập thể đó đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung.
Nhiều công nhân không vào làm việc và đứng bên ngoài Công ty TNHH Billion Max Việt Nam tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế để yêu cầu được thưởng Tết phù hợp. Ảnh: TS. |
“Để hạn chế mâu thuẫn trong quan hệ lao động dẫn đến ngừng việc tập thể thì cần điều hòa được quan hệ lợi ích giữa các bên trong các doanh nghiệp và vai trò của tổ chức Công đoàn rất quan trọng”, đồng chí Nam nhận định.
Nhiều nguyên nhân dẫn tới ngừng việc
Theo đồng chí Lê Thị Thu Nam, nguyên nhân xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể ở doanh nghiệp là việc phát sinh mâu thuẫn giữa các bên, giữa người sử dụng lao động – người lao động không có tiếng nói chung về “điểm giới hạn lợi ích”.
Về phía doanh nghiệp, còn thiếu sót trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động, từ đó tiềm ẩn bức xúc. Người sử dụng lao động tìm cách “lách luật” hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đã được thống nhất ban đầu, lợi dụng “khoảng trống cho phép” của Luật để chèn ép người lao động mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn.
Nhất là thời điểm Tết, doanh nghiệp tự đưa ra mức thưởng Tết, không tham khảo ý kiến, hoặc lấy ý kiến chiếu lệ của một bộ phận, một nhóm người có thu nhập cao trong doanh nghiệp, không công bố công khai tại nơi làm việc. Có nhiều quy định bất hợp lý trong cách tính tiền thưởng…
Bên cạnh đó, doanh nghiệp chưa chú trọng việc đảm bảo điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, bữa ăn ca, bảo hộ lao động, phòng y tế… cho người lao động; định mức lao động quá cao và xây dựng thang bảng lương quá chênh lệch giữa các vị trí việc làm. Xây dựng quy chế lương, thưởng thiếu hợp lý.
Ngoài ra, có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên khác biệt về văn hóa vùng miền, quốc gia, bất đồng về ngôn ngữ, định kiến dân tộc…; chưa xây dựng hoàn chỉnh cơ chế quản lý theo hướng chuyên nghiệp, thuê người quản lý thiếu năng lực, thiếu đạo đức nghề nghiệp, không am hiểu văn hóa nước sở tại nên việc thiết lập, điều hành hệ thống, quy trình quản lý tại doanh nghiệp còn thiếu sự đồng bộ, chủ quan, áp đặt, tùy tiện, vi phạm pháp luật lao động Việt Nam. Từ đó, quan hệ lao động giữa giới chủ là người nước ngoài với người lao động còn xảy ra mâu thuẫn.
“Từ thực tế tại nhiều doanh nghiệp, mâu thuẫn không chỉ phát sinh giữa công nhân và chủ doanh nghiệp, mà với chính bộ máy giúp việc là người Việt, đặc biệt ở bộ phận nhân sự, tài chính, chuyền trưởng… Có trường hợp, bộ phận giúp việc cố tình gây khó dễ hoặc không đảm bảo các chế độ chính sách, gây bức xúc trong công nhân nhưng chủ doanh nghiệp không hay biết”, đồng chí Nam nói.
Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế và lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế thăm hỏi, nắm tình hình sản xuất, lao động việc làm tại doanh nghiệp. Ảnh: TS. |
Đối với người lao động, ý thức chấp hành nội quy lao động chưa tốt. Các doanh nghiệp FDI có yêu cầu kỷ luật lao động cao. Trong khi đó, nhiều công nhân vẫn chưa hình thành tác phong làm việc công nghiệp, thường vi phạm kỷ luật lao động như đi muộn, làm việc riêng trong giờ làm việc, hút thuốc lá, không sử dụng đúng quy định về trang phục bảo hộ lao động, ngủ trong khi làm việc, dễ bị kích động, lôi kéo, cục bộ địa phương… Khi bị phạt, các lao động bức xúc và phản ứng lại, từ đó nảy sinh mâu thuẫn giữa với chủ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một số cán bộ công đoàn còn thiếu nhiệt huyết, thờ ơ, không dám bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên và người lao động; thiếu bản lĩnh trong thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động; chưa sâu sát, nắm bắt nguyện vọng của đoàn viên và người lao động để kịp thời đề nghị doanh nghiệp đối thoại, thương lượng giải quyết.
Những giải pháp từ công đoàn
Ngừng việc tập thể để giải quyết mâu thuẫn có thể làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội, gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại về vật chất cho doanh nghiệp, làm tổn thương mối quan hệ lao động.
Để phòng ngừa, giải quyết hiệu quả những mâu thuẫn trong quan hệ lao động, đồng chí Lê Thị Thu Nam - Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, công đoàn cơ sở cần tăng cường giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động và quy chế dân chủ cơ sở ở doanh nghiệp, kịp thời kiến nghị, đề xuất doanh nghiệp đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động theo quy định hoặc có lợi hơn quy định của pháp luật lao động.
Đồng chí Lê Thị Thu Nam - Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế |
Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn tới người lao động, người sử dụng lao động về việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi của người lao động.
Tiến hành kiến nghị, đề xuất và yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện giao kết hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động theo đúng quy định của pháp luật.
Chủ động tập hợp nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động; cung cấp thông tin và tổ chức đối thoại giữa người lao động và người sử dụng lao động; tham gia thương lượng với người sử dụng lao động trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc của công nhân.
Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế Hướng dẫn kỹ năng đối thoại, thương lượng trong ký kết TƯLĐTT cho cán bộ công đoàn cơ sở. Ảnh: TS |
Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, cần tổ chức nâng cao năng lực cho cán bộ công đoàn cơ sở trong tham gia xây dựng quy chế dân chủ tại nơi làm việc, kỹ năng, thương lượng TƯLĐTT, kỹ năng thuyết phục, vận động người lao động, hướng dẫn người lao động giao kết hợp đồng lao động… Đây được coi là giải pháp tối ưu để phòng ngừa mâu thuẫn trong quan hệ lao động, dẫn đến ngừng việc tập thể.
Thường xuyên nắm bắt thông tin bằng cách thiết lập các kênh thông tin từ cơ sở về tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, khó khăn chung của doanh nghiệp và người lao động.
Tham gia kiểm tra, giám sát cùng các cơ quan, ban ngành chức năng giải quyết, tháo gỡ mầm mống mâu thuẫn trong quan hệ lao động. Kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở, người lao động, người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng giải quyết, xử lý nhanh nhất, không để xảy ra ngừng việc tập thể kéo dài, lan rộng. Vận động người lao động giữ trật tự, không làm theo sự kích động của một bộ phận có động cơ xấu gây ra những hành động trái pháp luật.
Cán bộ công đoàn phải thường xuyên rèn luyện, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động công đoàn ở cơ sở, nâng cao năng lực, bản lĩnh trong thương lượng, đối thoại với người sử dụng lao động, trong tiếp xúc, nắm bắt, tổng hợp nguyện vọng của đoàn viên và người lao động, đặc biệt là trong tham gia giải quyết các vụ việc mâu thuẫn quan hệ lao động tại doanh nghiệp.
“Thực hiện được các giải pháp trên, lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động mới hài hòa, khăng khít”, đồng chí Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định.
Video chia sẻ của đồng chí Vũ Minh Tiến - Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể tại doanh nghiệp. Nguồn: NhânDânTV. Theo Báo cáo về tình hình quan hệ lao động tại các doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn của Tổng LĐLĐ Việt Nam: Tổng hợp từ các địa phương, đơn vị cho thấy, tình hình tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể trong phạm vi cả nước trước Tết Nguyên đán năm 2024 giảm so với Tết năm 2023. Cụ thể, trước Tết Nguyên đán 2024 cả nước xảy ra 11 cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể tại 6 tỉnh, thành phố, giảm 7 cuộc so với dịp Tết năm 2023 (xảy ra 18 cuộc). Về tính chất, quy mô các cuộc ngừng việc tập thể không phức tạp so với các năm trước. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp, ngừng việc là do doanh nghiệp chậm trả lương, người lao động không đồng tình với điều kiện, cách tính, mức thưởng Tết của doanh nghiệp. Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, khi tranh chấp, ngừng việc tập thể diễn ra, tổ chức Công đoàn đã chủ động phối hợp cùng với các cơ quan chức năng hỗ trợ các bên đối thoại, thương lượng, tìm biện pháp giải quyết. |
Được giữ nguyên tiền thưởng, công nhân đình công ở Bình Dương đã quay lại làm việc Sáng nay (8/7), công nhân Công ty Cổ phần Green River Furniture, chuyên sản xuất gỗ ở phường Uyên Hưng, thành phố Tân Uyên, tỉnh ... |
Cuộc ngừng việc của công nhân Công ty Viet Glory Sau 5 ngày ngừng việc, sáng nay (6/10) có khoảng 1.000 công nhân Công ty TNHH Viet Glory (Diễn Châu, Nghệ An) trở lại nhà ... |
Vụ hơn 5.000 công nhân VietGlory đình công: Hơn 1.000 công nhân đã đi làm trở lại Liên quan đến vụ hơn 5.000 công nhân tại Công ty TNHH VietGlory (Nghệ An) đã bỏ về không làm việc vào chiều ngày 2/10 ... |
Tin cùng chuyên mục
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 28/08/2024 10:52
Đối thoại tại doanh nghiệp là vấn đề then chốt nâng cao phúc lợi cho người lao động
"Đối thoại tại doanh nghiệp mới là vấn đề then chốt trong việc nâng cao phúc lợi cho người lao động và thúc đẩy tăng năng suất lao động. Từ đó, xây dựng được quan hệ lao động hài hòa tại nơi làm việc.", đồng chí Lê Thị Thu Nam, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ như vậy khi trao đổi về những thành quả mà đơn vị này gặt hái được trong thời gian gần đây.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 24/08/2024 14:40
Cán bộ công đoàn cần hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm bữa ăn ca
Đây là mục tiêu hướng đến của hội nghị tập huấn cán bộ công đoàn về chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức vừa qua.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 23/08/2024 16:41
Người cán bộ công đoàn "nâng cánh" ước mơ cho công nhân lao động
Đồng chí Nguyễn Tiến Hậu - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt may Huế, không chỉ có nhiều sáng kiến mà còn luôn bồi đắp, chấp cánh ước mơ cho công nhân lao động, đồng chí là một trong những gương điển hình trong hoạt động công đoàn được Tổng LĐLĐ Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh năm 2024.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 22/08/2024 13:30
Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm: “Cần xây dựng, củng cố niềm tin giữa công đoàn với giới chủ”
Đó là một trong những bài học kinh nghiệm được đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam đúc rút sau quá trình đàm phán, thương lượng để đi đến việc ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành Dệt May Việt Nam lần thứ VI, diễn ra hồi tháng 7 vừa qua.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 31/07/2024 08:49
Kinh nghiệm thực tiễn đưa tổ chức Công đoàn vào doanh nghiệp
Xác định nhiệm vụ thành lập công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên tại các doanh nghiệp là nhiệm vụ cốt lõi để xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, vì vậy các cấp công đoàn trong tỉnh Thừa Thiên Huế luôn chú trọng thực hiện, triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm thu hút công nhân lao động đến với công đoàn.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 26/07/2024 11:26
Đổi mới hoạt động Công đoàn theo hướng khoa học, sáng tạo, hướng về cơ sở
Thực hiện Nghị quyết 02, của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới” các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động được đổi mới, có hiệu quả theo hướng khoa học, sáng tạo, hướng về cơ sở, phù hợp với từng đối tượng đoàn viên, người lao động. Từ đó, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
- Thợ cắt tóc, thợ may và giáo viên tư thục vào nghiệp đoàn
- Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải báo trước khi nào?
- Công đoàn Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân thắp sáng niềm đam mê nghề giáo trong tôi
- TP HCM đón “siêu” trung tâm khám chữa bệnh hạng sang lớn nhất Việt Nam
- Công đoàn Công ty Greystone Data System Viet Nam - nơi gửi gắm tin yêu của lao động trẻ