Công đoàn góp phần đảm bảo cơ hội việc làm, thu nhập của người lao động
Nghiên cứu - 01/04/2022 15:11 TS. NGUYỄN NGỌC ÂN - ThS. NGUYỄN THỊ BÍCH HỢP TS. ĐẶNG HOÀNG ANH - ThS. TRẦN MẠNH THẮNG - Công đoàn Giáo dục Việt Nam
Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam và Công ty Cổ phần Hỗ trợ Dịch vụ Thanh toán Việt Phú (Movi) ký kết Thỏa thuận hợp tác triển khai Chương trình Phúc lợi cho cán bộ, công nhân viên và đoàn viên thuộc Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam. Ảnh: Thu Hằng. |
TCĐH, cơ hội và thách thức đối với cán bộ, NGNLĐ
Khoản 1, Điều 32 của Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2019 quy định, trong các nội dung về tự chủ thì thành tố tự chủ nguồn nhân lực được coi là quan trọng hàng đầu. Theo đó, trường học được quyết định các vấn đề liên quan đến tiền lương, phúc lợi, sử dụng nguồn nhân lực, bổ nhiệm, miễn nhiệm các vị trí trong khu vực học thuật và khu vực hành chính… NGNLĐ đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức, nguy cơ.
Hiện việc thực hiện giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học nước ta đã và đang từng bước triển khai. Một số nhà trường đã được Chính phủ quyết định cho thực hiện tự chủ hoàn toàn như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh…
Các trường khác đã xây dựng kế hoạch lộ trình thực hiện tự chủ từng bước, tiến tới tự chủ hoàn toàn. Việc thực hiện tự chủ tại các trường bước đầu giúp giảm bớt các thủ tục hành chính, tăng tính chủ động trong tổ chức thực hiện các hoạt động của nhà trường và nâng cao chất lượng đào tạo.
Khi một số trường đại học thực hiện tự chủ, Công đoàn trường đã tích cực tham gia quản lý thông qua các hoạt động như xây dựng và ban hành các văn bản quy định, quy chế nội bộ; tham gia các hội đồng có liên quan đến NGNLĐ; tuyên truyền, vận động NGNLĐ nhận thức đúng về tự chủ đại học, đồng thuận với những chủ trương của nhà trường, chia sẻ những khó khăn cùng với nhà trường trong giai đoạn đầu khi thực hiện tự chủ; chủ động tham mưu phân phối thu nhập của NGNLĐ phù hợp; tham mưu bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo xu thế hội nhập, góp phần phát triển nhà trường bền vững, thu nhập của NGNLĐ trong trường tăng…
Tuy nhiên, trong quá trình tự chủ, cơ hội việc làm và đảm bảo thu nhập càng trở thành vấn đề cần quan tâm đối với các nhà trường. Làm thế nào để tăng cơ hội việc làm, đảm bảo cân đối việc làm cho NLĐ phù hợp với chuyên môn, nghề nghiệp của họ? Làm thế nào để thu nhập của NLĐ trong trường tăng, đời sống tốt hơn so với khi chưa thực hiện tự chủ? Làm thế nào để giảm bớt sự chênh lệch thu nhập giữa các giảng viên và NLĐ trong nhà trường, nhất là cán bộ trẻ? Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn cần phải có giải pháp để thực hiện theo chức năng của mình.
Hội thảo “Tự chủ trong các Trường Đại học Y dược - Vai trò của Công đoàn” do Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức. Ảnh: CĐYT Việt Nam. |
Giải pháp đảm bảo sự công bằng trong cơ hội việc làm, thu nhập của NLĐ
1, Công đoàn tham gia quản lý
Chủ động phối hợp trong việc hoạch định, xây dựng, triển khai chiến lược, đề án, chương trình, kế hoạch phát triển nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ chính trị; phối hợp tích cực trong lộ trình thực hiện tự chủ đại học, đổi mới đào tạo và quản trị nhà trường… đồng thời giám sát việc tổ chức triển khai.
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật mang tính quy định khung, Công đoàn trường chủ động tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến và thể hiện rõ quan điểm trong văn bản, quy chế, quy định nội bộ của trường như Quy chế tổ chức hoạt động; Quy chế về công tác cán bộ; Quy chế chi tiêu nội bộ…
Trong quá trình xây dựng văn bản, ở tất cả các khâu, Công đoàn trường phải tham gia một cách chủ động, lưu ý tới những nội dung liên quan về việc làm, thu nhập và đãi ngộ NGNLĐ. Khi có những vấn đề chưa thống nhất, những vấn đề liên quan đến quyền lợi của NGNLĐ, những vấn đề cần cân đối hài hòa chế độ chính sách, quyền lợi đối với NGNLĐ, Công đoàn đề xuất phương án giải quyết, gặp gỡ, trao đổi nắm tâm tư, nguyện vọng cũng như giải thích, làm công tác tư tưởng để NLĐ hiểu và đồng thuận. Đồng thời giám sát việc thực hiện các văn bản nội bộ, nắm tình hình phát hiện vấn đề phát sinh và đề xuất với lãnh đạo trường có phương án giải quyết kịp thời và phù hợp.
Công đoàn tham gia các hội đồng như: Hội đồng Chế độ chính sách; Hội đồng lương; Hội đồng tuyển dụng; Hội đồng khen thưởng, kỷ luật… và thể hiện rõ trách nhiệm, vai trò của mình trong các hoạt động, có quan điểm, ý kiến cụ thể, rõ ràng để nói lên tiếng nói đại diện cho đội ngũ cán bộ, NGNLĐ.
2. Tham gia xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trường
Công đoàn trường chủ động tham gia ở tất cả các khâu, như đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; tổ chức để NGNLĐ được tham gia góp ý; giám sát, đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức theo đúng quy định… đảm bảo phát huy cao nhất quyền làm chủ của NGNLĐ trong xây dựng và phát triển nhà trường cũng như đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ.
Trong cơ chế tự chủ, việc thực hiện đối thoại và trách nhiệm giải trình cần được Công đoàn tham mưu tổ chức đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch. Kịp thời nắm bắt, phát hiện vấn đề mất dân chủ, đề xuất giải pháp giải quyết các tình huống phát sinh kịp thời, tạo được sự đồng thuận trong NGNLĐ.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những trường đã được Chính phủ quyết định cho thực hiện tự chủ hoàn toàn. Ảnh: HUST. |
3. Tham gia nghiên cứu, xây dựng, triển khai, theo dõi và phản hồi để điều chỉnh các quy định, quy chế chi tiêu nội bộ
Chủ động tham gia vào quy trình xây dựng và ban hành. Chủ tịch Công đoàn trường tham gia Hội đồng trường ra chủ trương xây dựng, ban hành các quy chế nội bộ như: Quy chế tổ chức, hoạt động; Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế khen thưởng…
Bộ phận xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ có thành phần là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch công đoàn trường với vai trò là Phó ban. Công đoàn phối hợp với chuyên môn dự thảo, gửi xin ý kiến tất cả NGNLĐ và các đơn vị trong nhà trường; tổng hợp ý kiến, chỉnh sửa và đề xuất các giải pháp đảm bảo sự cân đối trong toàn trường, báo cáo tại Hội nghị cán bộ, viên chức và chỉnh sửa ban hành.
Tham gia vào đề xuất, chỉnh sửa nội dung các mức và hệ số hưởng thu nhập tăng thêm đảm bảo cân đối trong toàn trường. Lưu ý việc điều chỉnh tỷ lệ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác cùng với nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, công bố quốc tế đảm bảo đúng quy định, sát với tình hình thực tiễn của nhà trường.
Đề xuất trả tiền vượt giờ cho giảng viên và có giải pháp về mức giờ vượt để không tạo sự mất cấn đối quá lớn đối với các giảng viên trong cùng chuyên ngành và bộ môn.
Tham mưu xây dựng quỹ bình ổn của nhà trường để phân phối lại thu nhập và đảm bảo tích lũy; giải thích, động viên cán bộ, NGNLĐ hiểu, nhất trí. Hằng tháng, cán bộ trẻ có mức thu nhập thấp được hưởng thêm một khoản tăng thêm để hỗ trợ một phần thu nhập.
4. Tham gia tạo cơ hội việc làm, nâng cao năng lực cho NGNLĐ
Chủ động phối hợp trong xây dựng vị trí việc làm đảm bảo quyền lợi cho NGNLĐ phù hợp với tình hình mới. Phối hợp với chuyên môn đồng cấp chuyển đổi ngành nghề, mở ngành mới, trình độ đào tạo mới, tạo hướng mở cho giảng viên giảng môn liên ngành đối với những người có số giờ giảng ít; tạo điều kiện và vận động giảng viên học thêm, để có đủ khả năng và bố trí giảng dạy ở những chuyên ngành gần, tạo thêm cơ hội việc làm cho giảng viên; tổ chức giao lưu, tìm kiếm đề tài, các hợp đồng sản xuất, hợp đồng giảng dạy cho các doanh nghiệp, đơn vị ngoài trường… mang lại công việc và nguồn thu cho NLĐ; thành lập các nhóm nghiên cứu khoa học để thực hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, kết nối doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm… đề xuất khen thưởng xứng đáng cho những giảng viên có các bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín, góp phần tăng thêm thu nhập và nâng cao năng lực cho NGNLĐ.
Đối với khối nhân viên hành chính, để tránh dư thừa, công đoàn trường vận động NLĐ tự nguyện chuyển sang vị trí khác như điều chuyển một phần về các khoa. NLĐ nghỉ hưu thì không tuyển thêm mà sắp xếp dần số lao động dôi dư phù hợp.
Công đoàn chủ động tham mưu bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong ảnh: Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học, cao đẳng do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức. Ảnh: Đại học Kinh tế. |
Tài liệu tham khảo:
1. Công đoàn Giáo dục Việt Nam (2021), Tài liệu Hội thảo “Vai trò của Chủ tịch công đoàn trong Hội đồng trường”.
2. Chính phủ (2019), Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
3. Quốc hội (2012), Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/6/2012.
4. Quốc hội (2018), Luật 34/2018/QH14, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, ngày 19/11/2018.
5. Lê Đức Ngọc, Phạm Hương Thảo (2016), Đảm bảo thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu giáo dục, Tập 32 số 3 (2016), Hà Nội.
6. Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng (2020), Báo cáo Hội thảo giáo dục Việt Nam năm 2020 “Tự chủ trong giáo dục đại học - Từ chính sách đến thực tiễn” quyển 1, quyển 2.
Công đoàn Thủ đô vận động đoàn viên, người lao động ưu tiên dùng hàng Việt Nam Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Kế hoạch số 05/KH-LĐLĐ về triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người ... |
Công đoàn tích cực đàm phán, Công ty TNHH Viet Glory đồng ý tăng 6% lương cơ bản Sáng 12/2, đoàn công tác của LĐLĐ tỉnh Nghệ An do đồng chí Nguyễn Chí Công - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh làm trưởng đoàn ... |
Thừa Thiên Huế: Phấn đấu giải quyết việc làm cho 16.300 lao động trong năm 2022 Thừa Thiên Huế sẽ tập trung hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, giới thiệu việc làm cho người lao động, phấn đấu ... |
Tin cùng chuyên mục
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 24/05/2024 18:18
Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024
Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.
- Bình Dương: Chính quyền, công đoàn và người dân ủng hộ đồng bào miền Bắc bị bão lũ
- May 10 tuyển nhiều vị trí hấp dẫn tại Hà Nội: Cơ hội thu nhập cao và phát triển lâu dài
- Thông báo dời lịch tổ chức thi vòng 2 kỳ tuyển dụng viên chức đợt 1 năm 2024
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ 1 ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024