Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Chăm lo phúc lợi xã hội về nhà ở cho công nhân, người lao động

Nghiên cứu - TS. Nhạc Phan Linh - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn

Ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, trong đó, một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được xác định là: “Nhà nước, chính quyền các cấp có cơ chế huy động, bố trí nguồn lực tài chính thỏa đáng để nâng cao phúc lợi xã hội, chăm lo, giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc của NLĐ, nhất là nhà ở, trường học, bệnh viện, nơi vui chơi, giải trí, xử lý các tình huống đột xuất ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập”; đây là sự cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong đó có vấn đề nhà ở cho CNLĐ mà Chính phủ cũng đã bước đầu thể chế hóa.
Chăm lo phúc lợi xã hội về nhà ở cho công nhân, người lao động

Khu nhà ở cho công nhân tại Khu công nghiệp Đồng Văn II, thị xã Duy Tiên (Hà Nam).

Chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước về nhà ở cho CNLĐ

Đại hội XIII của Đảng lần đầu tiên đặt ra vấn đề đảm bảo sự phân phối hài hòa thành quả của quá trình đổi mới phát triển kinh tế giữa các lực lượng, thành phần trong xã hội. Trong đó, với CNLĐ, cùng với cải cách chính sách tiền lương, vấn đề cần chú trọng là “, tiếp tục bảo đảm những nhu cầu cơ bản, thiết yếu của nhân dân về nhà ở, đi lại, giáo dục, y tế, việc làm...”.

Đối với riêng vấn đề nhà ở cho CNLĐ, văn kiện Đại hội XIII xác định mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025 là: Phát triển và mở rộng các loại hình nhà ở; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở cho thuê, nhà ở giá rẻ, nhà ở cho công nhân các KCN; tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường cho các đối tượng chính sách xã hội. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân toàn quốc khoảng 27 - 27,5m2 sàn/người”.

Cùng với chủ trương, định hướng của Đảng, Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 14/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của CNLĐ xác định yêu cầu: Chủ động xây dựng, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở theo quy định, đưa chỉ tiêu phát triển NƠXH, nhất là nhà ở, tại các KCN, KCX vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của bộ, ngành, địa phương. Tập trung triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho việc phát triển nhà ở cho CNLĐ tại các KCN. Trong đó, giao Bộ Xây dựng: (a) Khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở, nhất là cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho CNLĐ KCN, NƠXH; hoàn thiện các chính sách hỗ trợ để thu hút nguỗn lực xã hội đầu tư phát triển nhà ở, công trình phúc lợi đáp ứng nhu cầu của CNLĐ các KCN. (b) Tập trung chỉ đạo, thúc đẩy nhanh việc thực hiện các dự án nhà ở cho CNLĐ tại các KCN tập trung, NƠXH. (c) Tích cực, chủ động phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai Quyết định số 655/QĐ-TTg ngày 12/5/2017 và Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 04/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế công đoàn (TCCĐ) tại các KCN, KCX” để phấn đấu đến năm 2030 tất cả các KCN, KCX trên cả nước đều có TCCĐ.

Chăm lo phúc lợi xã hội về nhà ở cho công nhân, người lao động
Khu nhà ở xã hội của IDICO tại Nhơn Trạch (Đồng Nai) có trên 90% công nhân mua và thuê.

Thực trạng và những vấn đề đặt ra về nhà ở cho CNLĐ

Một số kết quả đạt được

Báo cáo của Bộ Xây dựng về chính sách phát triển nhà ở dành cho công nhân tại KCN trình Thủ tướng Chính phủ, tính đến hết ngày 30/6/2021 cho thấy:

Về chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của các địa phương, đến nay, đã có , kế hoạch phát triển nhà ở, trong đó phải xác định các chỉ tiêu về NƠXH, NƠXH dành cho công nhân KCN với nhiều giai đoạn khác nhau.

Đến nay, cả nước có 214 dự án nhà ở dành cho công nhân với quy mô sử dụng đất khoảng 600ha (trong đó đã hoàn thành 116 dự án với diện tích đất hơn 250ha và đang tiếp tục triển khai 98 dự án với diện tích đất hơn 350 ha). Như vậy, thực tế mới chỉ có khoảng 41% diện tích đất được đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng.

Về kết quả đầu tư phát triển dự án nhà ở cho công nhân KCN, đến nay trên địa bàn cả nước, số lượng nhà ở cho CNLĐ đã hoàn thành là 2.580.000 m2 (đáp ứng khoảng hơn 330.000 NLĐ), mới đạt khoảng 39% mục tiêu về nhà ở công nhân KCN đến năm 2020.

Về bố trí nguồn vốn, đến thời điểm hiện nay, Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) đã được phân bổ 2.163/ 9.000 tỷ đồng, chỉ chiếm 27% nhu cầu giai đoạn 2016-2020, để cho các đối tượng cá nhân vay vốn để mua, thuê, thuê mua NƠXH; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.

Về triển khai Quyết định số 655/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các TCCĐ tại các KCN, KCX” và Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 04/11/2020 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 655/QĐ-TTg, Tổng LĐLĐ Việt Nam đang triển khai đầu tư xây dựng thí điểm 02 TCCĐ tại tỉnh Hà Nam và Tiền Giang. Trong đó Dự án TCCĐ tại KCN Đồng Văn II, tỉnh Hà Nam có quy mô 4,04 ha, với tổng số 976 căn hộ đã xong giai đoạn 1; Dự án TCCĐ tại KCN Mỹ Tho - Cụm công nghiệp Trung An tỉnh Tiền Giang có quy mô 3,05 ha, với 998 căn hộ đang được triển khai đầu tư xây dựng. Tổng LĐLĐ Việt Nam đang phối hợp với một số địa phương chuẩn bị công tác đầu tư TCCĐ, cụ thể: Đã phê duyệt chủ trương đầu tư 12 TCCĐ tại 12 địa phương. Đang hoàn thiện hồ sơ để tiếp tục phê duyệt chủ trương đầu tư 10 TCCĐ tại 10 địa phương khác. Đã có 40 địa phương bố trí quỹ đất để đầu tư TCCĐ, mỗi khu đất có diện tích trung bình từ 3 ha đến 5 ha. Trong đó, có 02 địa phương đã ban hành Quyết định giao đất; 26 địa phương có văn bản chính thức đồng ý chủ trương và giới thiệu địa điểm; 12 địa phương khác đang hoàn thiện thủ tục để có văn bản chính thức đồng ý chủ trương đầu tư và giới thiệu địa điểm.

Chăm lo phúc lợi xã hội về nhà ở cho công nhân, người lao động

Khu nhà ở công nhân Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7 (TP. Hồ Chí Minh).

Một số tồn tại, vướng mắc và vấn đề đặt ra về đầu tư nhà ở cho CNLĐ

Các dự án NƠXH, ký túc xá (KTX) công nhân còn thiếu, nên hầu hết CNLĐ phải thuê nhà tại các khu nhà trọ do các hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư xây dựng gần các KCN. Mô hình nhà trọ này rất đa dạng, song pháp luật chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn nên chất lượng thường không đồng đều, chật hẹp, thiếu nước sạch, môi trường ô nhiễm, giá thuê trọ cao, không có hạ tầng xã hội, hạ tầng kĩ thuật kèm theo, dẫn đến không đảm bảo chất lượng sống của NLĐ.

Những vấn đề bất cập, nảy sinh về xây dựng nhà ở cho CNLĐ hiện nay chủ yếu là: (1). Sự chưa phù hợp giữa mô hình KTX cho thuê và bán dành cho công nhân trong KCN; (2). Chính sách chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư; (3). Sự chưa đồng nhất giữa các văn bản chính sách (giữa Luật Nhà ở năm 2014, Luật Đất đai năm 2013, Luật Đầu tư 2020 và Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ về quy định quản lý KCN và khu kinh tế), (4). Hay việc Nhà nước chưa có chính sách riêng về nhà ở cho công nhân KCN.

Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng dành để cấp bù lãi suất cho các chủ đầu tư dự án và các đối tượng được ưu đãi vay để mua, thuê mua NƠXH (trong đó có công nhân KCN) vẫn còn thiếu.

Từ sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng kết thúc, việc phân bổ nguồn vốn để phát triển NƠXH theo quy định pháp luật về nhà ở còn hạn chế, đến thời điểm hiện nay, Ngân hàng CSXH mới được phân bổ 2.163/9.000 tỷ đồng, chiếm 27% nhu cầu giai đoạn 2016-2020; các tổ chức tín dụng được Nhà nước chỉ định (04 Ngân hàng thương mại) chưa được bố trí nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho vay NƠXH, dẫn đến nhiều dự án bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công do chủ đầu tư dự án và người mua NƠXH không tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi.

Chăm lo phúc lợi xã hội về nhà ở cho công nhân, người lao động
Văn kiện Đại hội XIII xác định mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025 là phát triển và mở rộng các loại hình nhà ở; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê, nhà ở giá rẻ, nhà ở cho công nhân các KCN... Trong ảnh: Công nhân dây chuyền sản xuất chi tiết bộ lọc khí ở Khu công nghiệp Nomura Hải Phòng.

Đưa vấn đề nhà ở cho CNLĐ vào chương trình đầu tư công quốc gia giai đoạn 2021 - 2025

Để đẩy mạnh việc phát triển nhà ở dành cho công nhân KCN trong thời gian tới, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất:

Thứ nhất, tập trung cải thiện cơ chế chính sách về phát triển nhà ở công nhân KCN, bao gồm: Quy định các ưu đãi cho chủ đầu tư thực hiện dự án NƠXH trong đó có nhà ở công nhân KCN; sửa đổi pháp luật thuế để các chủ đầu tư các dự án NƠXH cho thuê được hưởng ưu đãi, đảm bảo đồng bộ với pháp luật về nhà ở; bổ sung hình thức bán nhà cho doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp trong KCN thuê để doanh nghiệp cho công nhân của mình thuê lại; sửa đổi đồng bộ quy định về việc dành quỹ đất cho phát triển nhà ở công KCN trong các pháp luật đất đai, đầu tư, nhà ở… theo hướng bố trí quỹ đất phát triển nhà ở cho công nhân ngay trong KCN, coi nhà ở công nhân là một hạ tầng thiết yếu của KCN.

Thứ hai, đề nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa danh mục phát triển NƠXH vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025. Đồng thời, xem xét, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện chính sách NƠXH theo nhu cầu và kế hoạch vốn do Ngân hàng CSXH và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo, đề xuất.

Đây là cơ hội, điều kiện để phát triển toàn diện lực lượng sản xuất, hướng đến xây dựng GCCN Việt Nam hiện đại, lớn mạnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị Quyết số 02 NQ/TW của Bộ Chính trị; thể hiện tính ưu việt của chế độ nhà nước XHCN trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNLĐ.

Chăm lo phúc lợi xã hội về nhà ở cho công nhân, người lao động
Cán bộ công đoàn động viên, tặng quà cho công nhân xây dựng nhà ở cho công nhân ở Hà Nam.
Vấn đề nhà ở cho công nhân nữ di cư hết sức bức thiết Vấn đề nhà ở cho công nhân nữ di cư hết sức bức thiết

“Với những người lao động di cư, nhà ở là vấn đề hết sức bức thiết. Thống kê cho thấy khoảng 80% công nhân đang ...

Chưa đảm bảo vấn đề nhà ở cho công nhân lao động Chưa đảm bảo vấn đề nhà ở cho công nhân lao động

Nhu cầu nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp cụ thể tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh ngày càng lớn. Tuy nhiên ...

Nhà ở cho công nhân ngày càng trở nên cấp thiết Nhà ở cho công nhân ngày càng trở nên cấp thiết

Vào mùa mưa, những tại nhiều khu công nghiệp, đặc biệt là Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nghiên cứu -

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Nghiên cứu -

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Nghiên cứu -

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Nghiên cứu -

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Nghiên cứu -

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão Tôi công nhân

Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Đón xem Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 14/9/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích? An toàn, vệ sinh lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

game doi thuong
: Làm từ thiện để làm gì? Video

game doi thuong : Làm từ thiện để làm gì?

Từ thiện tuyệt nhiên không phải cuộc đua lòng tốt với sự khoe mẽ xem ai nhiều hơn để tranh giành ảnh hưởng, kiếm danh, kiếm lợi. Từ thiện cho lòng mình nhẹ bớt với nỗi đau nội tâm khi đọc tin trước, cho người khác sau.

Đọc thêm

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Công đoàn -

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Với tỷ lệ chiếm gần 50% lực lượng lao động, lao động nữ (LĐN) ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Việc thu hút lực lượng LĐN gia nhập Công đoàn Việt Nam (CĐVN) được coi là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn nói chung, của Ban Nữ công công đoàn (NCCĐ) các cấp nói riêng. Điều này đòi hỏi hoạt động NCCĐ các cấp thời gian tới cần có nhiều đổi mới để tiếp cận ngày một sát hơn với nhu cầu, nguyện vọng của LĐN.