Các cấp công đoàn chủ động triển khai Chỉ thị 31 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác ATVSLĐ
Công đoàn - 23/07/2024 09:23 Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam
Chỉ thị 31-CT/TW của Ban Bí thư nhấn mạnh vai trò Công đoàn trong công tác ATVSLĐ |
1. Quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 31
Tổ chức chỉ đạo, quán triệt đầy đủ các nội dung của Chỉ thị số 31-CT/TW gắn với triển khai thực hiện khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam về đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động đến các cấp công đoàn, cán bộ công đoàn; vì mục tiêu bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ; góp phần chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe cho người lao động và phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và đất nước.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn các cấp đối với công tác ATVSLĐ; xác định công tác ATVSLĐ là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và đưa thành chỉ tiêu phấn đấu hàng năm để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực; cụ thể hóa Chỉ thị số 31-CT/TW thành các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp trong các chương trình, kế hoạch công tác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, điều kiện, tình hình thực tế của địa phương, ngành; có trọng tâm, trọng điểm và đi vào thực chất, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế, tránh hình thức; có sự phân công, phân cấp cụ thể và gắn với công tác kiểm tra, giám sát, rà soát, đánh giá việc thực hiện.
Đồng chí Hồ Thị Kim Ngân - Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: Huyền Vi. |
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về ATVSLĐ
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động, người lao động, cán bộ, đoàn viên công đoàn về vai trò, tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ từ đó nâng cao trách nhiệm, chủ động, tích cực trong việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật về ATVSLĐ; cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; qua đó góp phần phát triển sản xuất kinh doanh bền vững của doanh nghiệp và xã hội.
Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ phù hợp với từng nhóm đối tượng lao động, quan tâm ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có nguy cơ cơ cao; chú trọng tuyên truyền trực quan, giới thiệu, nhân rộng các mô hình làm tốt công tác ATVSLĐ; phổ biến phương pháp và kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến cán bộ công đoàn, người lao động. Tạo điều kiện, giúp đoàn đoàn viên, người lao động được tiếp cận đầy đủ, kịp thời thông tin về những vấn đề liên quan đến ATVSLĐ.
Đổi mới việc phát động và các hoạt động phong trào thi đua “Xanh – Sạch – Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” phù hợp với thực tiễn ở địa phương, ngành, cơ sở, thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động tham gia hưởng ứng; bảo đảm ATVSLĐ gắn với bảo vệ môi trường, thúc đẩy thực hiện tăng trưởng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nâng cao hiệu quả, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, đoàn viên, người lao động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ hằng năm.
Phát huy vai trò của công đoàn cơ sở trong vận động, tuyên truyền, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc trong đoàn viên, người lao động. Đẩy mạnh hoạt động đối thoại, thương lượng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ATVSLĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc.
Đảm bảo công tác ATVSLĐ trên công trình cầu Mỹ Thuận 2. Ảnh: Hoàng Liên Phương |
3. Tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ
Các cấp công đoàn chủ động hơn nữa, tăng cường phối hợp với các cơ quan, chức năng, người sử dụng lao động trong công tác ATVSLĐ; đẩy mạnh công tác giám sát của tổ chức Công đoàn và phối hợp kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, đặc biệt là các hoạt động: quan trắc môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp; huấn luyện ATVSLĐ; kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiệm ngặt về ATVSLĐ.
Chú trọng, quan tâm, khuyến khích phát hiện vấn đề, tổng hợp các vướng mắc, bất cập, kiến nghị lên công đoàn cấp trên cơ sở và Tổng Liên đoàn.
Phối hợp với các ngành chức năng, người sử dụng lao động kịp thời phát hiện, nhân rộng, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân, mô hình hay, cách làm hiệu quả và xử lý nghiêm các vi phạm, nhất la các vi phạm để xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng về ATVSLĐ.
4. Kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ của hệ thống công đoàn và mạng lưới an toàn, vệ sinh viên
Tăng cường nguồn lực, nhất là tài chính cho công tác tuyên truyền và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn về ATVSLĐ.
Lựa chọn, bố trí cán bộ làm công tác ATVSLĐ ở các cấp công đoàn được đào tạo chuyên ngành về ATVSLĐ hoặc chuyên ngành kỹ thuật, có kinh nghiệm, nhất là ở các lĩnh vực, doanh nghiệp có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động, các địa phương có nhiều doanh nghiệp và khu công nghiệp, đông công nhân lao động.
Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động thành lập, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về ATVSLĐ và tạo cơ chế thuận lợi cũng như phụ cấp cho mạng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động hiệu quả.
Đồng chí Hồ Thị Kim Ngân (đứng) tại một Hội thảo bàn về giải pháp thúc đẩy ATLĐ. Ảnh: ILO Việt Nam. |
5. Đầy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về ATVSLĐ
Làm tốt công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát, phát hiện, chủ động tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời chế độ, chính sách, pháp luật về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc trên quan điểm lợi ích và an toàn, sức khỏe, tình mạng của người lao động.
Tập trung nghiên cứu vào điều kiện làm việc, các nguy cơ rủi ro ở các ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; phát hiện bệnh nghề nghiệp, đánh giá, dự báo tác hại nghề nghiệp đến sức khỏe người lao động, các giải pháp phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe người lao động, các giải pháp bảo đảm ATVSLĐ và bảo vệ môi trường.
Chủ động nghiên cứu đề xuất bổ sung danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội.
Thực hiện tốt Chỉ thị số 31-CT/TW là nhiệm vụ chung của các cấp Công đoàn và là tiêu chí quan trọng để đánh giá thi đua hằng năm./.
Mời xem thêm video:
Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí ... |
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao ... |
8 nhiệm vụ thực hiện sau chỉ đạo của Thủ tướng về Công nhân - Công đoàn năm 2023 Tại Thông báo kết luận số 37 ngày 20/02/2023, Thủ tướng Chính phủ đã giao 11 nhiệm vụ cho các Bộ, cơ quan. Hiện nay ... |
Tin cùng chuyên mục
Phát triển đoàn viên - 02/09/2024 13:27
Thợ cắt tóc, thợ may và giáo viên tư thục vào nghiệp đoàn
“Vận động lao động phi chính thức tham gia tổ chức Công đoàn nhằm mang lại quyền lợi cho người lao động, đóng góp vào hệ thống an sinh xã hội. Đồng thời, giúp tăng cường sức mạnh của tập thể người lao động, góp phần nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới”, đó là nhận định của đồng chí Trần Thị Minh Nguyệt - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế.
Công đoàn - 02/09/2024 10:12
Công đoàn Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân thắp sáng niềm đam mê nghề giáo trong tôi
Cầm trên tay quyết định luân chuyển công tác về dạy Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân (thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau), tôi cảm thấy mình nhỏ bé, yếu ớt, một cảm giác lo sợ bất an, muốn gục ngã. Thế nhưng Công đoàn trường đã cho tôi niềm tin để vững bước.
Hoạt động Công đoàn - 02/09/2024 07:39
Công đoàn Công ty Greystone Data System Viet Nam - nơi gửi gắm tin yêu của lao động trẻ
Tôi là Nguyễn Thị Ngọc Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty Greystone Data System Viet Nam (TP. Hồ Chí Minh). Sau nhiều năm tháng làm việc ở công ty có 100% vốn nước ngoài này, tôi mới nghiệm ra: ngay cả những người xa lạ cũng có thể làm thay đổi cuộc sống và mang đến nhiều điều đẹp đẽ, kì diệu cho ta. Đó là Mái nhà Công đoàn.
Hoạt động Công đoàn - 02/09/2024 06:55
Nhiệm vụ “thượng khẩn” của đồng chí Hoàng Quốc Việt trong dịp Quốc khánh đầu tiên
Thực hiện nhiệm vụ Bác Hồ giao, đồng chí Hoàng Quốc Việt cùng các cán bộ của 2 Xứ ủy giải quyết hàng loạt những công việc cấp bách.
Hoạt động Công đoàn - 01/09/2024 18:38
Người thầy độc thân mà không cô đơn nhờ "Mái ấm Công đoàn"
Thầy Nguyễn Minh Thành (SN 1965), đoàn viên Trường THCS Đồng Rùm, xã Tân Thành (Tân Châu, Tây Ninh) là tấm gương sáng trong sự nghiệp trồng người, vượt qua hoàn cảnh khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, được học sinh yêu mến.
Vòng tay Công đoàn - 01/09/2024 06:00
Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"
Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng “nối vòng tay lớn”, tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực”... Cùng với tài đức của các thầy thuốc, y bác sĩ, tôi đã được tái sinh cuộc đời thứ hai.