Bụi phổi Silic và tâm sự xé lòng của những người ở lại
Người lao động - 26/09/2019 10:05 Xuân Hậu
Chúng tôi ghé thắp nén nhang anh Trần Sỹ. Ảnh: XH |
Năm 2002, anh Sĩ bắt đầu công việc ở công ty TNHH Hoằng Tiệp Việt Nam tại bộ phận Xoáy sàn cát. 15 năm làm việc ở công ty, anh Sĩ được cất nhắc lên vị trí tổ trưởng. Công việc ổn định, anh dự sẽ cho 3 con đang theo đuổi giấc mơ giảng đường, vun vén cho các con dựng vợ gả chồng. Thế nhưng, mọi dự định của anh đến nay đều dang dở.
Từ năm 2010, anh bắt đầu xuất hiện những triệu chứng của bệnh như ho, sốt, cứ làm được vài tháng là anh Sĩ lại nghỉ một, hai tuần để đi khám ở các viện. Khi đó, bác sĩ không tìm ra bệnh, cả hai vợ chồng chỉ biết mua thuốc ho, sốt về để điều trị, bớt bớt bệnh anh lại đi làm tiếp.
Sau này, sức khỏe anh chuyển biến xấu, chị Nga đã nhiều lần khuyên chồng nghỉ việc. Thế nhưng, anh Sĩ vẫn cố gắng.
“Năm 2011, sau 3 tháng nằm viện mà không tìm được nguyên nhân, sức khỏe anh đi xuống hẳn. Tôi có động viên anh nghỉ việc ở nhà cơm cháo qua bữa cũng được, nhưng anh quyết định vẫn đi làm vì các con bước vào giảng đường, cả trăm chi phí cho 3 con ăn học. Thật thì lúc đó với lương phụ hồ của tôi không đủ để lo cho cả nhà, nhưng nhìn anh ốm đau tôi không cầm lòng được nên tôi khuyên anh vậy”, chị Nga tâm sự.
Cũng trong thời gian này, chị Nga phải mượn tiền của mọi người để đưa anh đến các bệnh viện tuyến trên. Đánh liều, chị xuống tận công ty xin mượn. Chứ mỗi lần đưa anh đi là vài chục triệu. Sau này dần dà số nợ lên đến hơn trăm triệu đồng. Năm 2016, khi được xác nhận bệnh bụi phổi Silic với tổn thương 61%. Lúc đó, anh là trường hợp phát hiện nặng nhất và được công ty đền bù 120 triệu, số tiền đó chi trả các khoản nợ vẫn không đủ, đến giờ gia đình chị vẫn còn nợ.
Trước đó, đưa anh Sĩ vào bệnh viện Chợ Rẫy, người đã bắt đầu phù to, một tháng, bác sĩ yêu cầu tái khám một lần. Cứ vậy, anh chị vẫn đều đặn theo những chuyến xe vào Nam, thuốc men bác sĩ chỉ định vẫn uống đều, thế nhưng bệnh không thuyên giảm mà lại biến chứng sang đái tháo đường, suy thận,…
Đến lúc này, anh Sĩ mới được đưa đi giám định sức khỏe bệnh nghề nghiệp. Lúc đó, anh gần như không còn sức để thực hiện các xét nghiệm của bệnh viện. Trở về nhà cũng là lúc anh trở nặng hơn. Bác sĩ chẩn đoán bệnh chuyển biến xấu vì phát hiện quá muộn, nhưng gia đình lúc đó vẫn hy vọng còn nước còn tát.
Sang tháng 10/2018, lần nhập viện này, anh Sỹ như đoán được bệnh tình dù lúc đó gia đình vẫn giấu. Anh xin về bởi biết là không thể chữa trị hết. Được gia đình động viên, anh suy nghĩ tích cực nhưng vẫn muốn về để bớt chi phí và được ở nhà nhiều hơn.
Đến 25/12/2018, anh gọi chị Nga ra hỏi nhỏ: “Anh hỏi tôi còn tiền để anh đi viện không. Tôi nói anh là còn, rồi lên phường xin bảo hiểm y tế, bây giờ dù có hết tiền cũng nói còn, vay mượn tôi cũng sẽ lo cho anh. Chứ nói thật tôi sợ anh buồn”, chị Nga kể.
Lúc này, mong muốn bệnh được thuyên giảm để được nhìn các con trưởng thành lại cháy bỏng hơn bao giờ hết trong anh. Anh nói chị cho anh đi viện lần này nữa để bệnh được thuyên giảm hay kéo dài thêm cơ hội, anh được ở bên gia đình. Vào viện lần này, bác sĩ tiên lượng xấu. Ngày 27/12 năm đó, anh mê man sốt liên tục, chị Nga vội gọi các con đang học xa trở về. Những ngày cuối anh được về nhà bên gia đình. Vậy nhưng, đó cũng là những ngày mà các cơn đau “thấu trời” cứ hành hạ anh. Mỗi ngày, bác sĩ tiêm 5 mũi giảm đau mà anh vẫn không bớt.
Kể với chúng tôi, chị Nga nhớ đến từng ngày, với chị, nỗi đau về sự ra đi của anh chỉ như vừa xảy ra hôm qua thôi. Từng lớp thời gian, từng cơn đau giày xéo anh những ngày cuối đời khiến chị không thể nguôi ngoai. Không còn anh Sỹ như mái nhà mất nóc, cái nắng, cái mưa chẳng còn người kế cạnh động viên hay che chở nữa, cả gia đình phải cố gắng nương tựa vào nhau để tiếp tục cuộc sống.
Bây giờ, chị Nga vẫn theo đội phụ hồ đi khắp các công trình trong tỉnh. Tiền lương kiếm được chị trang trải cuộc sống và thực hiện tiếp những dự định còn dang dở của anh. “Anh mất rồi, giờ tôi chỉ có mong ước lớn nhất là sức khỏe cho gia đình và bản thân để hoàn thành ước nguyện của anh, dựng vợ, gả chồng, lo cho các con nên người”, chị Nga tâm sự.
Bắc Bộ tiếp tục nắng hanh, đêm và sáng se se lạnh, trong khi khu vực Trung Bộ lại có mưa to trong ngày 26/9. ... |
Một mình lặng lẽ đạp xe lên xã để xin thoát hộ nghèo, việc làm kỳ lạ của cụ bà 84 tuổi khiến cho nhiều ... |
Bên trong căn nhà nhỏ tại Thôn Hòa Bình, X. Bình Minh, H. Thăng Bình, T. Quảng Nam, chúng tôi có dịp gặp gỡ với ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 26/09/2024 07:44
Người lao động được đá bóng, trình diễn thời trang
Từ đầu năm đến nay, Công đoàn và Công ty HBI Huế ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và những buổi chia sẻ cân bằng cuộc sống nhằm tạo môi trường làm việc năng động, gắn kết đoàn viên và người lao động trong công ty.
Đời sống - 25/09/2024 16:46
Nghề giáo cần được quan tâm hơn, đề xuất có mức lương xếp cao nhất
Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và hưởng các phụ cấp khác, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm.
Đời sống - 25/09/2024 12:45
Làng Nủ - “địa chỉ đỏ” tình quân dân
Hôm qua (25/9), các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin về cuộc chia tay giữa lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả bão số 3 với cấp ủy, chính quyền, nhân dân làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã cho thấy giá trị cao đẹp của tình quân dân cá nước và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ thời bình.
Người lao động - 24/09/2024 12:56
Vàng nhẫn vượt mốc 81 triệu/lượng, công nhân liệu có mua được?
Thời gian gần đây, giá vàng nhẫn liên tục lập đỉnh, lần đầu vượt mốc 81 triệu đồng/lượng. Với mức tăng này, liệu mức thu nhập của công nhân, người lao động có đủ khả năng để mua?
Người lao động - 23/09/2024 20:57
Quảng Nam: Khẩn cấp di dời, ổn định đời sống người dân hai huyện sạt lở núi
Ít nhất 2 ngôi làng với 211 nhân khẩu ở hai huyện Nam Trà My, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam phải di dời khẩn cấp khỏi vùng sạt lở. Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo xử lý tình trạng sạt lở, sớm ổn định đời sống người dân.
Người lao động - 23/09/2024 15:59
Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động
Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.