Bổ sung quy định giải quyết nợ BHXH của doanh nghiệp phá sản
Phóng sự điều tra - 05/08/2022 15:12 AN NHIÊN
Chưa có quy định giải quyết quyền lợi đối với người lao động khi doanh nghiệp nợ BHXH có chủ bỏ trốn. Ảnh: BHXH |
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 5/2022, tổng số nợ các loại bảo hiểm là 24.576 tỷ đồng, chiếm tỉ lệ 5,6% số phải thu (tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021).
Đáng chú ý, trong tổng số nợ BHXH có hơn 3.500 tỷ đồng là của các doanh nghiệp đã bị phá sản, giải thể, chủ là người nước ngoài đã trốn khỏi Việt Nam... không có khả năng trả nợ BHXH, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, ảnh hưởng quyền lợi của hơn 200.000 người lao động.
Bộ LĐ-TB&XH nhận thấy việc xử lý nợ BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp đối với các doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn là nội dung rất phức tạp, tuy đã được nghiên cứu, báo cáo các cấp nhiều lần nhưng vẫn có nhiều ý kiến khác nhau giữa các cơ quan quản lý.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là chưa có cơ sở pháp lý về nguồn lực cho việc xử lý và chưa có số liệu chi tiết đảm bảo cho việc thực hiện xử lý khi có nguồn lực.
Cụ thể, vướng mắc về mặt pháp lý do Luật BHXH, Luật Việc làm và Luật Ngân sách Nhà nước đều không quy định nội dung chi đối với trường hợp này nên không thể xác định được nguồn để xử lý.
Việc bảo đảm quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn không đảm bảo nguyên tắc công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng tham gia, có thể tạo tiền lệ cho các doanh nghiệp lợi dụng trốn đóng, chậm đóng, không khuyến khích tăng cường tính tuân thủ pháp luật về BHXH. Mặt khác, thông lệ quốc tế cũng không quy định việc xử lý đối với trường hợp này.
Để hạn chế tình trạng trên, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHCH, tăng cường tính tuân thủ pháp luật về BHXH.
Hiện nay, hồ sơ Luật BHXH (sửa đổi) đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2023. Theo kế hoạch, Bộ LĐ-TB&XH sẽ trình Chính phủ tháng 6/2023, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tháng 10/2023.
Trong hồ sơ đề nghị Luật BHXH (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với BHXH Việt Nam và các bộ, ngành nghiên cứu bổ sung thêm chương mới về quản lý thu nhằm khắc phục những bất cập hạn chế trong quá trình tổ chức thu và xử lý vấn đề chậm đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/09/2024 19:59
“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 2: Những chiếc thẻ ngân hàng làm công nhân khốn khổ
Mỗi lần nhảy việc, công nhân sở hữu thêm một thẻ ATM. Thẻ cũ không dùng vẫn bị thu phí, dẫn đến nhiều hệ lụy, làm khốn khó thêm cho đời sống công nhân.
Pháp luật lao động - 20/09/2024 16:56
"Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài 1: Công nhân vướng nợ xấu gần chục năm mà không biết
Nhận thông báo về khoản nợ vay quá hạn tới hơn 7,5 triệu đồng từ một ngân hàng, chị X. lo lắng, suy sụp…
Phóng sự điều tra - 19/09/2024 19:34
Công ty CP Môi trường xanh Friendly nợ lương người lao động, phớt lờ chỉ đạo của chính quyền
Mặc dù đã có chỉ đạo của UBND thành phố Bảo Lộc, Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly - đơn vị đầu tư vận hành Nhà máy xử lý rác thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn phớt lờ, chưa trả tiền nợ lương người lao động làm việc tại đây.
Pháp luật lao động - 14/09/2024 09:42
Lâm Đồng: Công ty CP Môi trường xanh Friendly vẫn chây ì khoản nợ lương công nhân
Đến nay, Công ty Cổ phần Môi trường Xanh Friendly - đơn vị đầu tư vận hành Nhà máy xử lý rác thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn không trả tiền nợ lương đối với người lao động làm việc tại đây.
Phóng sự điều tra - 06/09/2024 15:09
Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
Trước thực trạng khách hàng mất tiền oan và nguy cơ hiện hữu hóa thành “con nợ” của ngân hàng từ những chiếc thẻ ngân hàng không sử dụng, thậm chí thiếu thông tin tư vấn minh bạch, nữ công nhân ở Hải Dương gánh khoản nợ hơn 7,5 triệu đồng từ chiếc thẻ tín dụng được tặng mà chị không sử dụng trong 9 năm, luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner, đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cùng với đó đồng chí Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cũng nêu lên một số ý kiến chung quanh vấn đề này.
Phóng sự điều tra - 04/09/2024 17:07
Bài 7: Cần hành lang pháp lý chung để quản lý thẻ ngân hàng “ngủ đông”
Đó là một trong những ý kiến của bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) về quy trình quản lý, phát hành thẻ ngân hàng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Quan điểm này cũng được đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) nêu lên trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vấn đề phát hành, quản lý, vận hành thẻ ngân hàng hiện nay.