Bảo đảm an toàn trong các KCN, KCX trong bối cảnh hiện nay
An toàn, vệ sinh lao động - 11/06/2021 14:00 TS. Nguyễn Anh Thơ - Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH
Lực lượng phòng hóa tiến hành phun khử khuẩn tại khu công nghiệp Vân Trung (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Nguồn: qdnd.vn |
Tình hình dịch Covid-19 trong các KCN, nơi tập trung đông lao động
Trong đợt dịch từ ngày 27/4/2021 đến nay, đã có 04 địa phương có , đó là Hà Nội, TP. Đà Nẵng và nghiêm trọng nhất là ở Bắc Ninh, Bắc Giang. Riêng tại Bắc Giang, Công ty SJ Tech (KCN Vân Trung) có 105 F0; đến nay, cơ bản đã qua đỉnh dịch, chỉ còn xuất hiện các ca F0 trong các khu cách ly tập trung (chuyển từ âm tính sang dương tính) và một vài trường hợp công nhân đi cùng xe (mức độ lây lan ra cộng đồng thấp). Ổ dịch tại Công ty TNHH Hosiden Việt Nam mới phát hiện ngày 14/5/2021 với tổng số ca phát hiện ban đầu là 12 ca. Tuy nhiên, sau 2 ngày lấy 2 mẫu toàn bộ NLĐ, số ca F0 đã tăng rất nhanh so với ngày đầu tiên, đến nay đã có gần 200 trường hợp nhiễm tại công ty này. Dự báo, số ca F0 tiếp tục tăng nhanh sau khi có kết quả xét nghiệm toàn bộ NLĐ của công ty. Qua phân tích cho thấy, , nghi nguồn lây nhiễm do hoạt động giao dịch giữa Công ty TNHH Hosiden Việt Nam với các công ty có vốn Hàn Quốc (tại ổ dịch KCN Vân Trung) là các vendor cấp 1 trong chuỗi sản xuất sản phẩm của Công ty Sam Sung Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Ngày 17/5, tỉnh Bắc Giang tiếp tục phát hiện 02 trường hợp dương tính với Sars-CoV-2 đang làm việc tại Công ty TNHH Vsun ở KCN Đình Trám (huyện Việt Yên). Như vậy, đến 12h trưa ngày 18/5/2021, tại Bắc Giang đã có 474 ca mắc Covid-19, có 03 KCN có ca mắc Covid-19; trong đó, riêng hai KCN Vân Trung và Quang Châu có 463 ca mắc. Sáng ngày 18/5/2021, tỉnh Bắc Giang đã đóng cửa 04 KCN trên địa bàn với khoảng 136.000 NLĐ.
Công nhân làm việc tại Công ty TNHH ITM Semiconductor Vietnam tại khu công nghiệp Vsip, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Thái Hùng |
Đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch tại nơi làm việc và ký túc xá cho NLĐ
Sau khi Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 ban hành Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 về việc ban hành Hướng dẫn về phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nơi làm việc và , Bộ LĐ-TB&XH có 03 văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở LĐ-TB&XH, Ban Quản lý các KCN, KCX chỉ đạo, triển khai đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho NLĐ. Tổ chức Công đoàn cũng nhanh chóng ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp công đoàn tập trung vào công tác phòng, chống dịch; phối hợp cùng NSDLĐ vận động NLĐ chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, nhất là thông điệp 5K của Bộ Y tế; đồng thời có giải pháp thiết thực hỗ trợ NLĐ tại các vùng có dịch.
Đến nay, các địa phương đều đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá; đã phối hợp với Ban Quản lý các KCN, KCX yêu cầu các doanh nghiệp trong KCN triển khai việc đánh giá nguy cơ nhiễm dịch Covid-19. 40 địa phương đã tiến hành báo cáo định kỳ về tình hình đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại nơi làm việc, với gần 2% tổng số doanh nghiệp của cả nước thực hiện tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm; trong đó, chiếm gần 50% là số doanh nghiệp có từ 100 lao động trở lên.
Tổ chức Công đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid -19 tại Công ty TNHH MTV May Phúc Thịnh (Thanh Hóa). Nguồn: baothanhhoa.vn |
Một số hạn chế trong công tác phòng, chống dịch ở các doanh nghiệp, KCN, KCX
Qua kiểm tra công tác phòng, chống dịch ở 13 địa phương và qua kết quả báo cáo kết quả triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 của các địa phương cho thấy, các tồn tại chính hiện nay về phòng, chống dịch trong KCN, KCX, khu kinh tế, doanh nghiệp, nơi tập trung nhiều lao động gồm:
Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 của hầu hết các tỉnh, thành phố (mà công đoàn là một thành viên) chưa xây dựng kế hoạch và phương án cách ly phòng chống dịch khi có trường hợp dương tính với Covid-19 xảy ra tại KCN; chưa thực hiện triển khai cập nhật dữ liệu bản đồ an toàn phòng chống dịch Covid-19 cho các cơ sở sản xuất; tỷ lệ các cơ sở sản xuất và KCN tại các tỉnh, thành phố được tập huấn, kiểm tra, giám sát và thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá còn thấp (từ 5-10%); các tỉnh, thành phố cũng chưa tổ chức hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất, KCN.
Những tồn tại chính ở các doanh nghiệp là chưa tổ chức tập huấn về phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc cho toàn bộ NLĐ. Người sử dụng lao động và NLĐ còn chủ quan, chưa tuân thủ các quy định về hướng dẫn 5K của Bộ Y tế; chưa phân công người kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch tại cơ sở; chưa xây dựng nội quy, quy định cụ thể trong thực hiện phòng, chống dịch. Chuyên gia nước ngoài làm việc tại các KCN, KCX cư trú tại nhiều nơi khác nhau nên khó khăn cho công tác quản lý giám sát sức khỏe.
Việc tự giác khai báo y tế có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Nguồn: Lao động |
Một khó khăn nữa trong việc tổ chức thực hiện, hướng dẫn bàn giao, quản lý sau khi hoàn thành cách ly tập trung cho chuyên gia là không có đủ nguồn lực. Việc phối hợp giữa các tỉnh có cửa khẩu nhập cảnh và các tỉnh có chuyên gia cần cách ly chưa tốt, dẫn đến thời gian hoàn thành thủ tục cho chuyên gia vào và thực hiện cách ly y tế kéo dài. Tại một số doanh nghiệp trong các KCN, KCX, việc giám sát, quản lý, phối hợp của CĐCS với doanh nghiệp trong công tác phòng, chống dịch chưa thật sự hiệu quả; một bộ phận công nhân chưa ý thức tuân thủ về các biện pháp phòng, chống dịch.
Một số giải pháp trong thời gian tới
Ngoài thực hiện những chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, các cơ quan chức năng, các địa phương, tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp cần tăng cường công tác quản lý và tham gia quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra, giám sát và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các KCN, KCX, khu kinh tế, doanh nghiệp, nơi tập trung nhiều lao động.
Các doanh nghiệp cần tăng cường công tác quản lý và tham gia quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong ảnh: Lao động Trung Quốc tại Việt Nam đang được cách ly theo dõi. Nguồn: TTXVN |
Triển khai thực hiện Công điện số 03/CĐ-LĐTBXH ngày 14/5/2021 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; đề xuất chính sách hỗ trợ NLĐ, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tổ chức Công đoàn các cấp triển khai chủ trương hỗ trợ NLĐ bị nhiễm dịch một cách nhanh chóng, hiệu quả. Quan tâm đặc biệt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 tại nơi làm việc, nhất là tại các doanh nghiệp trong KCN, KCX, khu kinh tế, nơi tập trung nhiều lao động.
Các doanh nghiệp trong KCN, KCX, khu kinh tế, nơi tập trung nhiều lao động cần phải được đánh giá thường xuyên về nguy cơ lây nhiễm theo Quyết định số 2194/QĐ - BCĐQG và tham gia xây dựng Bản đồ chung sống an toàn với Covid-19; kiểm soát chặt đối với lao động là chuyên gia nước ngoài, NLĐ trong các ký túc xá, nhà trọ.
Các cấp công đoàn cần vận động, khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các Tổ an toàn Covid-19 để tuyên truyền, vận động NLĐ tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch. Nguồn: baothanhhoa.vn |
50 công đoàn các KCN, KCX tại 48/63 tỉnh, thành phố, gồm 304 cán bộ chuyên trách công đoàn, trực tiếp quản lý 5.894 công đoàn cơ sở (chiếm 84%) với hơn 2 triệu đoàn viên công đoàn, đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ NLĐ tại các khu vực trọng điểm về quan hệ lao động. Các cấp công đoàn cần vận động, khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các Tổ an toàn Covid-19 để tuyên truyền, vận động NLĐ tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế tiếp xúc xã hội, khai báo lịch trình di chuyển và sức khỏe hằng ngày trước khi vào làm việc; chia sẻ, hỗ trợ các lao động gặp khó khăn, giãn việc làm do bị cách ly, giãn việc.
2 bệnh nhân COVID-19 nặng đầu tiên ở Bắc Giang khỏi bệnh Sáng 10/6, Bệnh viện Phổi Bắc Giang vui mừng công bố 2 ca bệnh nặng đã có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính ... |
Nữ công nhân mang thai ở “tâm dịch” Bắc Giang: “Chồng tôi lại lỡ hẹn vào nhà máy” Mang thai đã 8 tháng rưỡi, chị Võ Thị Thủy (35 tuổi, công nhân Công ty TNHH New Wing Interconnect Technology (KCN Vân Trung, Bắc ... |
Lúc lấy mẫu, em như chạm vào nỗi lo lắng của công nhân “Em tự dặn mình phải nhẹ tay hơn, thao tác nhanh hơn để công nhân và người dân vơi bớt lo lắng về bệnh tật” ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
An toàn, vệ sinh lao động - 01/09/2024 17:53
"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 16:35
Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá
Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 07:16
Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động
Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.
An toàn, vệ sinh lao động - 16/08/2024 06:00
Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 14/08/2024 17:59
An toàn cho người thân yêu - thông điệp sâu sắc từ cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ"
Cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” đã thu hút đoàn viên, NLĐ ở nhiều ngành, nghề tham gia, truyền tải thông điệp sâu sắc và góp phần khẳng định vai trò Công đoàn trong công tác ATVSLĐ.
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
- Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động
- Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
- Quảng Bình: Hơn chục doanh nghiệp tuyển lao động, nhiều vị trí việc làm hấp dẫn
- "Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề