“Bài toán” học đại học
Văn hóa - Xã hội - 01/06/2023 17:43 QUỐC THẮNG
Điều đó không chỉ vì với đồng lương công nhân ít ỏi hằng tháng, bố mẹ em không đủ sức gồng gánh nuôi em ăn học mà còn vì gia đình đã tính toán, đặt ra câu hỏi và cũng là câu kết luận: “Ra trường bao lâu mới “lấy lại” được học phí?”.
Chị của Nam, đã tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng tại một trường đại học ở TP.HCM, học phí 4 năm tổng cộng là 150 triệu đồng, tính cả chi phí sinh hoạt trong 4 năm là 460 triệu đồng. Nay chị của Nam nhận mức lương 8 triệu đồng/tháng. Khoản tiền lãi bố mẹ vay thế chấp sổ đỏ để chị học đại học nay vẫn chưa vơi bao nhiêu.
Huy, sinh viên năm 2 của một trường đại học ở Hà Nội đã suýt phải từ bỏ ước mơ học đại học nhưng trường đã xét gia cảnh của em và quyết định miễn 50% học phí trong 2 năm học đầu, số còn lại, Huy được vay quỹ tín dụng sinh viên của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Những câu chuyện như của Nam và chị Nam là rất nhiều, nhưng những câu chuyện như của Huy còn rất ít.
Năm ngoái, nhiều em học sinh từ bỏ ngành học mơ ước vì học phí ngành đó tăng, em có thể chọn một ngành khác. Và việc tăng học phí đã được nhiều trường thực hiện sau mùa tuyển sinh, tuy nhiên, đến cuối năm, Chính phủ yêu cầu các trường chưa tăng, nhằm hỗ trợ học sinh sinh viên sau dịch Covid-19 và lạm phát.
Nhưng năm nay, phương án cho các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng học phí theo lộ trình Nghị định 81 năm 2021 đã được đồng ý hồi đầu tháng 5. Theo đó, từ năm học tới, mức trần học phí đối với các trường đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (chưa tự chủ) là 1,41-2,76 triệu đồng/tháng, tuỳ từng khối ngành. Mức thu cũ là 980 nghìn đến 1,43 triệu đồng. Những trường đã tự bảo đảm chi thường xuyên được thu mức tối đa bằng hai lần mức trên (2,8-5,5 triệu đồng). Những trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được thu cao nhất gấp 2,5 lần (3,5-6,9 triệu đồng).
Liệu có hy vọng học phí sẽ giảm? Tôi cho là khó. Ngân sách nhà nước không thể đảm bảo cấp cho toàn hệ thống giáo dục đại học, mô hình tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục là xu thế tất yếu và vậy thì học phí tăng là dễ hiểu. Dễ hiểu hơn khi ở Việt Nam, các cơ sở giáo dục không dồi dào các khoản thu được kinh phí từ dự án nghiên cứu, hợp tác sản xuất với doanh nghiệp hay nguồn ủng hộ từ các cựu học sinh thành đạt. Thực tế cho thấy rõ, các trường đại học ở Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào đóng góp của hộ gia đình: năm 2017, học phí chiếm đến 57% trong nguồn thu của các trường công lập, đến năm 2021, tiền thu học phí chiếm 77% nguồn thu.
Vậy là, khi học phí tăng, gánh tài chính sẽ nặng hơn trên đôi vai của sinh viên và gia đình.
Một so sánh nhỏ sẽ cho ra vài góc nhìn về vấn đề.
Học phí học bậc cử nhân trong các trường công lập của Pháp là dành cho sinh viên khối EU khoảng 170 euro/năm, chiếm 0,5% GDP đầu người. Trong lúc, giáo dục đại học Pháp có hệ thống tốt đáp ứng chủ trương làm việc hưởng lương cho sinh viên tập sự sau khi hoàn thành chương trình đại cương. Đó là chưa kể đến, lương 3 tháng hè làm thêm toàn thời gian của sinh viên học tại nước này có thể trang trải các chi tiêu cơ bản cho năm học. Học phí đại học của Mỹ dao động trong khoảng 10.000 -15.000 USD/năm. Thống kê cho thấy, cứ ba sinh viên Mỹ thì có hai người phải vay tín dụng ở bậc đại học. Nói là “phải” nhưng chính sách có thuận lợi và hấp dẫn thì con số sinh viên được vay mới chiếm tỷ lệ ưu thế như thực tế.
Với Việt Nam, hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp đang diễn ra trên bình diện thực tập để sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo. Trong lúc, hình thức đào tạo vừa học vừa làm, nếu được hỗ trợ về mặt chính sách vĩ mô từ Chính phủ, sẽ mang lại hiệu quả “kép”: tăng cường kỹ năng làm việc sớm và là giải pháp tài chính linh hoạt cho sinh viên lẫn doanh nghiệp.
Về tín dụng dành cho sinh viên, báo cáo của ông Christophe Lemiere, Trưởng ban phát triển con người Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (World Bank) tại một hội thảo về tự chủ đại học vừa qua tại TP.HCM cho thấy, chương trình cho vay sinh viên do Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam quản lý ngày càng khó tiếp cận: năm 2011 có 2,4 triệu người thụ hưởng, năm 2017 chỉ còn 725.000 người thụ hưởng và đến năm 2021 chỉ còn 37.000 người thụ hưởng. Câu hỏi đặt ra là, vì sao con số thụ hưởng tín dụng sinh viên giảm đến mức ngạc nhiên như vậy? Một trong 3 lý do hoặc là cả 3: lãi suất, thủ tục và truyền thông. Chỉ nói riêng về lãi suất, 6,6%/năm (0,55%/tháng), tôi tin rằng nhiều gia đình sẽ lắc đầu. Khi gói vay hấp dẫn, câu chuyện vay để học, đi làm để trả trở nên giải pháp tối ưu.
Có như thế, “bài toán” học đại học của những học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh như Nam mới có đáp số. Nếu không, những đứa con ngoài 18 tuổi, mang tiếng là tuổi tự chủ, vẫn là gánh nặng của gia đình cho tới khi tốt nghiệp đại học. Đó cũng là một trong những lý do khiến cho thị trường lao động của chúng ta vẫn ở trong điệp khúc: “dân số vàng nhưng lực lượng lao động chưa vàng”.
QUỐC THẮNG
“Gánh nặng” quy hoạch trên đôi vai phụ huynh
Hiểu một cách đơn giản, câu chuyện bốc thăm trúng tuyển vào trường mầm non là cách làm để đảm bảo tính công bằng. Nhưng ... |
Chưa thi đã lạm phát điểm
Năm ngoái, hàng loạt ngành học của nhiều trường đại học đã lấy điểm chuẩn trên 30 (tức là hơn 10 điểm/môn). Năm nay, dù ... |
“Việt Á Giáo dục”
Vào ngày 26/5/2022, trong một bài viết đăng trên game doi thuong có tựa đề “Liệu có những vụ ... |
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 21/09/2024 15:53
Trái tim người thầy
Thầy Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) đã nhận nuôi tất cả các học sinh Làng Nủ dưới 15 tuổi. Thầy sẽ chu cấp tiền học và sinh hoạt cho các em hằng tháng cho tới khi các em 18 tuổi.
game doi thuong - 18/09/2024 13:59
Dựng xây lại Làng Nủ
Theo thông tin mới nhất, Làng Nủ (Lào Cai) mới sẽ được xây cách làng cũ 3km với diện tích 5ha, dự kiến hoàn thành trong 100 ngày. Dựng xây lại Làng Nủ cũng là dấu mốc của giai đoạn tái thiết các địa phương chịu ảnh hưởng kinh hoàng của bão số 3 với tên quốc tế là Yagi.
game doi thuong - 16/09/2024 12:32
Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.
game doi thuong - 14/09/2024 13:54
Làm từ thiện để làm gì?
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố hàng vạn trang sao kê tiền ủng hộ của đồng bào cả nước với người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ miền Bắc. Việc này chưa có tiền lệ, nên nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đã diễn ra.
game doi thuong - 11/09/2024 13:08
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
Hơn 200 người chết và mất tích do lũ chồng bão trong loạt thiên tai chưa từng có đang hoành hành miền Bắc và con số ấy có thể không phải là cuối cùng.
game doi thuong - 09/09/2024 13:22
Xót xa mùi nhựa cây ngập tràn sau bão
Bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại lớn vô cùng với người dân các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, thiệt hại về người, về của không quá nhiều, nhưng cảnh đổ gục của cả vạn cây xanh với nhiều cổ thụ là nỗi xót xa của người dân Thủ đô.