Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thứ ba 02/01/2024 20:23
CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI MẤT VIỆC, GIẢM VIỆC

Bài 11: Một số suy nghĩ về Tháng Công nhân

Đời sống - TS. Phạm Thị Thu Lan - Viện Công nhân và Công đoàn

Trải qua hơn một thập kỷ, Tháng Công nhân đã trở thành sự kiện nổi bật thường niên của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Mỗi năm triển khai một chủ đề, nhiều hoạt động đa dạng và phong phú đã được công đoàn các cấp tổ chức, tất cả đều hướng tới đem lại quyền lợi ngày một tốt hơn cho người lao động (NLĐ).
Tháng nào cũng nên là Tháng Công nhân để chăm lo cho người lao động
Bài B6: Chính sách lao động tiền lương - Một số suy nghĩ nhân Tháng Công nhân
Tháng Công nhân đã trở thành sự kiện nổi bật thường niên của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong suốt hơn một thập kỷ qua. Ảnh: laodongcongdoan

Chuyển hướng từ hoạt động chăm lo sang hoạt động tiếng nói

Những năm đầu của Tháng Công nhân, các hoạt động được công đoàn tổ chức chủ yếu tập trung vào các hoạt động chăm lo cho NLĐ, bao gồm cả chăm lo đời sống vật chất và tinh thần. Các chương trình giảm giá, hoạt động tặng nhà “Mái ấm Công đoàn”; thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, NLĐ gặp khó khăn, bị tai nạn lao động, ốm đau, tặng quà và học bổng cho con em công nhân học giỏi; tổ chức các phong trào như chạy việt dã, thi đấu bóng đá, nấu ăn, cắm hoa; liên hoan văn nghệ, thi tiếng hát công nhân, thi cặp đôi thanh lịch, thi tìm kiếm tài năng… được lựa chọn tổ chức tùy thuộc vào đặc thù của địa phương, ngành và đơn vị. Những năm này, hàng chục triệu công nhân lao động (CNLĐ) trong cả nước đã được hưởng các dịch vụ và lợi ích công đoàn mang lại trong Tháng Công nhân.

Kể từ năm 2016, bên cạnh các hoạt động chăm lo cho NLĐ, công đoàn bắt đầu tổ chức các hoạt động đối thoại giữa CNLĐ với lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Cuộc đối thoại đầu tiên được tổ chức tại Đồng Nai với sự tham gia của 3.000 công nhân ở 8 tỉnh phía Nam với Thủ tướng Chính phủ, qua đó các vấn đề về quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ được nêu ra, được Thủ tướng phản hồi tích cực. Kể từ đó, hàng chục ngàn cuộc đối thoại cấp tỉnh đã được công đoàn tổ chức giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương với CNLĐ; góp phần tăng thêm niềm tin của CNVCLĐ đối với Đảng và Nhà nước, tạo động lực để CNLĐ tiếp tục làm việc, tạo ra của cải, vật chất cho xã hội.

Cần hơn nữa các hoạt động phản biện chính sách và đồng quyết định tại nơi làm việc

Bài B6: Chính sách lao động tiền lương - Một số suy nghĩ nhân Tháng Công nhân
Các nấc thang hiệu quả hoạt động của tổ chức đại diện NLĐ.

Hiện tại, các hoạt động đối thoại được công đoàn tổ chức chủ yếu là kênh để CNLĐ nêu các vấn đề và nguyện vọng đối với lãnh đạo Đảng và Nhà nước, với mong muốn cải thiện quyền lợi ngày một tốt hơn. Mặc dù, các mong muốn của NLĐ đều được các cấp chính quyền quan tâm giải quyết phù hợp, song, trong bối cảnh mới, cần hơn nữa các hoạt động phản biện chính sách và đồng quyết định tại nơi làm việc.

Sự bất ổn trên thế giới (lạm phát, dịch bệnh, xung đột...) làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng tới việc làm và cuộc sống của NLĐ; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự xuất hiện ngày càng nhiều việc làm thông qua các nền tảng lao động số, dẫn tới sự thay đổi chính sách cho phù hợp là điều đương nhiên. Là tổ chức đại diện NLĐ, công đoàn cần đẩy mạnh vai trò tiếng nói trong tham gia xây dựng và phản biện chính sách để chính sách ngày càng phù hợp hơn đối với sự thay đổi môi trường lao động, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi NLĐ cũng như đóng góp cho sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Bài 11: Chính sách lao động tiền lương - Một số suy nghĩ nhân Tháng Công nhân
Quyền và lợi ích của NLĐ.

Đặc biệt, với tư cách tổ chức đại diện cho NLĐ, công đoàn cần tăng cường vai trò đồng quyết định với người sử dụng lao động (NSDLĐ). Thương lượng tập thể chính là công cụ quan trọng để công đoàn thực hiện vai trò đồng quyết định này. Công đoàn cần tích cực tham gia xây dựng chính sách để đảm bảo các quyền cho NLĐ, trong đó có quyền thương lượng tập thể, thông qua đó cải thiện lợi ích ngày một tốt hơn cho NLĐ.

Bài B6: Chính sách lao động tiền lương - Một số suy nghĩ nhân Tháng Công nhân
Sự bất ổn trên thế giới đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng tới việc làm và cuộc sống của NLĐ. Ảnh: laodongcongdoan.

Xây dựng sức mạnh tổ chức để thực hiện vai trò đồng quyết định

Đồng quyết định đòi hỏi công đoàn phải xây dựng sức mạnh để tạo vị thế bình đẳng với người sử dụng lao động (NSDLĐ), từ đó mới có thể gây ảnh hưởng tới NSDLĐ và thực hiện thương lượng một cách thực chất. Không có vị thế bình đẳng này, thương lượng trở thành “xin - cho”.

Đầu tiên là sức mạnh cấu trúc (structural strength) có được từ thành phần đoàn viên, hay nói cách khác là từ vị trí công việc của đoàn viên tại nơi làm việc. Ví dụ công đoàn có đoàn viên là những NLĐ có kỹ năng khan hiếm trên thị trường lao động hay những NLĐ giỏi, có năng lực và có giá trị đối với doanh nghiệp mà NSDLĐ khó có thể thay thế sẽ tạo cho công đoàn sức mạnh thương lượng trên thị trường lao động. Hoặc công đoàn có đoàn viên giữ vị trí chiến lược trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp, nếu những đoàn viên này ngưng việc sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới doanh nghiệp sẽ tạo cho công đoàn sức mạnh thương lượng tại nơi làm việc. Nếu đoàn viên đồng thời có cả hai vị thế này, vừa có năng lực, kỹ năng chuyên biệt và khan hiếm trên thị trường lao động, vừa nắm giữ vị trí chiến lược trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp thì công đoàn sẽ đặc biệt mạnh.

Thứ hai là sức mạnh hiệp hội (associational strength), hay nói cách khác là sức mạnh của số đông - là nguồn sức mạnh công đoàn đơn giản có được từ việc có đông đoàn viên. Tuy nhiên, sức mạnh hiệp hội khác với sức mạnh tổ chức. Sức mạnh hiệp hội chỉ đơn thuần là có đông đoàn viên, nhưng rất có thể là đoàn viên thụ động và tham gia công đoàn chỉ với mong muốn được công đoàn bảo vệ hoặc lợi ích cá nhân được đáp ứng. Họ chờ đợi các dịch vụ mà công đoàn có thể cung cấp. Hạn chế của sức mạnh hiệp hội là đoàn viên sẵn sàng đóng đoàn phí để được hưởng lợi ích công đoàn mang lại nhưng không sẵn sàng hành động cùng công đoàn để đạt được mục tiêu của tổ chức.

Thứ ba là sức mạnh tổ chức (organizational strength). Phân biệt sức mạnh tổ chức với sức mạnh hiệp hội là nền tảng để đổi mới hoạt động công đoàn. Sức mạnh tổ chức được tạo ra từ đoàn viên tích cực và không thụ động. "Đoàn kết là sức mạnh" là phương châm của tổ chức Công đoàn. Chỉ kết nạp NLĐ vào công đoàn thôi tự nó không đảm bảo sự thống nhất và đoàn kết trong tổ chức. Xây dựng sức mạnh tổ chức là một quá trình gieo trồng, vun đắp và phát huy sức mạnh của từng cá nhân để mỗi NLĐ tự thấy mình là một phần của tập thể; từ đó sẵn sàng tham gia và đóng góp thực hiện mục tiêu và chính sách của tổ chức. Sức mạnh tổ chức đòi hỏi một quá trình dân chủ trong nội bộ.

Bài B6: Chính sách lao động tiền lương - Một số suy nghĩ nhân Tháng Công nhân
"Đoàn kết là sức mạnh" là phương châm của tổ chức Công đoàn. Ảnh: LĐLĐ TP Đà Nẵng

Thứ tư là sức mạnh thể chế (institutional strength). Sức mạnh hiệp hội và sức mạnh tổ chức sẽ được hỗ trợ nếu có sự thiện chí của NSDLĐ, sự trợ giúp của hệ thống pháp lý và các quyền của tổ chức, cá nhân NLĐ được pháp luật bảo đảm. Tuy nhiên, những sự hỗ trợ về thể chế này có được là nhờ quá trình đấu tranh lâu dài trước đó. Tùy vào thời điểm, sức mạnh thể chế sẽ trở thành nguồn sức mạnh thay thế khi sức mạnh hiệp hội và sức mạnh tổ chức yếu đi. Tuy nhiên, sức mạnh thể chế không tạo ra sức mạnh ổn định và lâu dài cho tổ chức vì thể chế có thể thay đổi. Bộ luật Lao động năm 2019 đã cho phép NLĐ có quyền thành lập các tổ chức đại diện khác ngoài công đoàn. Công đoàn dựa hoàn toàn vào sức mạnh thể chế có thể dẫn tới trạng thái “tự mãn”, bởi công đoàn sẽ dần dần nghiêng về sử dụng sức mạnh thể chế và sao lãng sức mạnh đoàn viên, dẫn tới trạng thái có thể phải lựa chọn giữa bảo vệ thể chế đã có hay phục hồi khả năng đại diện của mình bằng những ý tưởng và sáng kiến sáng tạo hơn.

Trong bốn nguồn sức mạnh nói trên, có tới ba nguồn sức mạnh xuất phát từ đoàn viên là sức mạnh cấu trúc, sức mạnh hiệp hội và sức mạnh tổ chức. Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, mọi vấn đề về quyền lợi và phúc lợi của NLĐ đã được quy định rõ ràng trong chính sách, pháp luật, nên công đoàn có thể phát huy vai trò của mình dựa trên sức mạnh thể chế. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế hiện nay, pháp luật lao động không quy định cụ thể về quyền lợi và phúc lợi mà trao cho các bên thương lượng với nhau, nên công đoàn bắt buộc phải dựa vào sức mạnh của NLĐ để có được vị thế thương lượng, từ đó mới có thể đem lại quyền lợi và phúc lợi ngày một tốt hơn.

Ngoài ra, còn có các nguồn sức mạnh hỗ trợ khác. Sức mạnh của sự trao đổi, giao tiếp hoặc truyền thông (communication strength) nhằm tạo sự thông hiểu lẫn nhau hướng tới thay đổi xã hội và thay đổi quan niệm xã hội về các vấn đề cụ thể một cách dân chủ. Gọi là sức mạnh giao tiếp mà không gọi là sức mạnh tuyên truyền vì tuyên truyền là kênh giao tiếp một chiều. Công đoàn cần giao tiếp hai chiều. Công đoàn cần chứng minh rằng sứ mệnh và bản ngã của công đoàn là đưa đến một xã hội tốt đẹp hơn và công đoàn phải thuyết phục được rằng đây là một mục tiêu có thể đạt được. Muốn vậy, công đoàn cần có tầm nhìn, đồng thời cũng chứng minh rằng bản thân sẽ thúc đẩy và hiện thực hóa tầm nhìn đó.

Những khoản tiền nào của người lao động sẽ tăng khi nâng lương cơ sở? Những khoản tiền nào của người lao động sẽ tăng khi nâng lương cơ sở?

Từ ngày 1/7/2023, một số chế độ chính sách dành cho người lao động sẽ tăng khi mức lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu ...

5 tháng đầu năm, số lượng lao động có việc làm tại Hà Nội giảm 5 tháng đầu năm, số lượng lao động có việc làm tại Hà Nội giảm

Trong 5 tháng đầu năm 2023, Hà Nội đã giải quyết việc làm mới cho 85.784/162.000 lao động, đạt 52,9% kế hoạch giao trong năm, ...

Bài 7: Công ty Quảng An 1 nợ BHXH: Một số lao động đã nhận 1 tháng lương Bài 7: Công ty Quảng An 1 nợ BHXH: Một số lao động đã nhận 1 tháng lương

Sáng 15/6, trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, các tài xế lái xe buýt Đà Nẵng cho biết, một ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công nhân nghỉ Tết 45 ngày do doanh nghiệp thiếu đơn hàng

Đời sống -

Công nhân nghỉ Tết 45 ngày do doanh nghiệp thiếu đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp khó khăn do thiếu đơn hàng đã lên kế hoạch cho công nhân nghỉ Tết dài ngày, có trường hợp kỳ nghỉ kéo dài tới 45 ngày.

Ước nguyện đầu năm mới 2024 của người lao động 3 miền

Đời sống -

Ước nguyện đầu năm mới 2024 của người lao động 3 miền

Gác lại vui buồn năm cũ, người lao động cả nước hân hoàn chào đón năm mới 2024 với nhiều kỳ vọng vào những khởi sắc mới.

Nhiều lao động bỏ qua kỳ nghỉ Tết Dương lịch để "cày cuốc" kiếm thêm

Đời sống -

Nhiều lao động bỏ qua kỳ nghỉ Tết Dương lịch để "cày cuốc" kiếm thêm

Kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm nay, nhiều lao động không về quê mà lựa chọn ở lại Thủ đô tăng ca, kiếm thêm thu nhập.

Tất cả các đối tượng chính sách đều được nhận quà trước Tết

Đời sống -

Tất cả các đối tượng chính sách đều được nhận quà trước Tết

Bộ LĐ-TB&XH yêu cầu tập trung rà soát, nắm tình hình đời sống của các đối tượng chính sách để chăm lo, hỗ trợ kịp thời trong dịp Tết.

Thưởng Tết 2024: cao nhất gần 5,7 tỷ đồng, thấp nhất 100 nghìn đồng

Đời sống -

Thưởng Tết 2024: cao nhất gần 5,7 tỷ đồng, thấp nhất 100 nghìn đồng

Theo công bố mới nhất về mức thưởng Tết 2024 của 23 tỉnh, thành, doanh nghiệp có mức thưởng Tết cao nhất ở tỉnh Long An với tiền thưởng gần 5,7 tỉ đồng/người. Trong khi đó, có doanh nghiệp chỉ thưởng Tết ở mức 100 nghìn đồng.

Nhà máy đóng cửa 3 tháng, hơn 1.200 công nhân tạm ngừng việc

Đời sống -

Nhà máy đóng cửa 3 tháng, hơn 1.200 công nhân tạm ngừng việc

Khoảng 1.250 công nhân Công ty CP Keyhinge Toys Việt Nam (KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng) sẽ phải tạm ngừng việc 03 tháng kể từ ngày 25/12/2023, theo thông báo mới nhất từ phía doanh nghiệp.

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo?

Đồng chí Hoàng Liên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ đầy tâm huyết và trách nhiệm về hoạt động công đoàn ở nơi có đông đồng bào có đạo.
Bị nợ lương, NLĐ có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp Tôi công nhân

Bị nợ lương, NLĐ có thể yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

Theo khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014, NLĐ còn có quyền nộp đơn tại tòa yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với NLĐ mà doanh nghiệp đó không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Thể lệ cuộc thi video Công đoàn Nam Định chăm lo Tết cho người lao động Infographic

Thể lệ cuộc thi video Công đoàn Nam Định chăm lo Tết cho người lao động

LĐLĐ Nam Định tổ chức cuộc thi xây dựng video clip với chủ đề “Công đoàn Nam Định chăm lo tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 cho đoàn viên, người lao động”.
Bản tin công nhân: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới

Bản tin công nhân ngày 02/1/2024 gồm những nội dung chính sau đây: Bắt nhịp sản xuất ngay đầu năm mới; Tình hình lao động, việc làm quý IV/2023 khởi sắc; Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm...
Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường Bàn Phúc lợi

Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường

Trong chương trình Talk Bàn Phúc lợi số 6 với chủ đề Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường, các khách mời sẽ chia sẻ về những phúc lợi, chế độ lương thưởng hấp dẫn để giữ chân đoàn viên, người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đọc thêm

Vì sao công nhân thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm mới?

Đời sống -

Vì sao công nhân thất nghiệp từ chối cơ hội việc làm mới?

Với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao hơn lương thử việc, nhiều lao động đã từ chối cơ hội có việc làm mới – dù đang thất nghiệp. Từ đây đã dẫn đến một nghịch lý là tình trạng số người thất nghiệp vẫn cao trong khi doanh nghiệp lại không tuyển được lao động…

60.000 lao động được tăng quyền lợi từ thoả ước nhóm doanh nghiệp

Người lao động -

60.000 lao động được tăng quyền lợi từ thoả ước nhóm doanh nghiệp

60.000 lao động thuộc 7 công ty tại Khu công nghiệp Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) sẽ được tăng thêm nhiều quyền lợi từ việc ký kết Thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp điện tử.

Có kế hoạch lương, thưởng Tết sớm là nguồn động lực lớn cho người lao động

Emagazine -

Có kế hoạch lương, thưởng Tết sớm là nguồn động lực lớn cho người lao động

Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh khiến công nhân lao động càng có nhiều nỗi niềm về Tết. Ai cũng thấp thỏm, mong ngóng về tiền lương, thưởng Tết năm nay sẽ ra sao? Việc doanh nghiệp sớm có kế hoạch lương, thưởng Tết là nguồn động lực lớn cho người lao động.

Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con, sinh hoạt không đảm bảo

Người lao động -

Phần lớn lao động nữ di cư phải sống xa con, sinh hoạt không đảm bảo

Thu nhập thấp, đời sống, nơi ở không đảm bảo nên phần lớn lao động nữ di cư phải chấp nhận cuộc sống xa con.

Muôn nỗi lo Tết của người lao động

Đời sống -

Muôn nỗi lo Tết của người lao động

Thu nhập bấp bênh, việc làm không ổn định, nhiều người lao động thấp thỏm nỗi lo cơm áo gạo tiền trong những ngày mà đâu đâu cũng nói đến thưởng Tết.

Nỗ lực thương lượng thưởng Tết cho người lao động

Đời sống -

Nỗ lực thương lượng thưởng Tết cho người lao động

Dù tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có khởi sắc hay khó khăn, công đoàn cơ sở vẫn nỗ lực đàm phán, thương lượng, đảm bảo giữ nguyên thưởng Tết và các phúc lợi cho người lao động.

Không để người lao động “lọt” lưới an sinh

Đời sống -

Không để người lao động “lọt” lưới an sinh

Chưa đánh giá được việc rút bảo hiểm xã hội một lần thế nào là hợp lý, song các chuyên gia cho rằng cần lựa chọn phương án tốt nhất cho người lao động, với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội một cách bền vững, lâu dài.

Nơi kiến thức được cung cấp hằng ngày

Đời sống -

Nơi kiến thức được cung cấp hằng ngày

Sau hơn 2 năm thành lập, thư viện Công ty TNHH MTV Sedo Vinako sở hữu gần 7.000 đầu sách. Đây là nơi nuôi dưỡng thói quen đọc sách trong công nhân lao động với nhiều hoạt động sáng tạo của Công đoàn.

Yêu cầu doanh nghiệp công khai chế độ lương, thưởng Tết cho người lao động

Đời sống -

Yêu cầu doanh nghiệp công khai chế độ lương, thưởng Tết cho người lao động

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) yêu cầu Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố báo cáo về tình hình tiền lương, tiền thưởng Tết và quan hệ lao động trong doanh nghiệp trước ngày 25/12.

Doanh nghiệp thưởng Tết 650 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng của công đoàn

Đời sống -

Doanh nghiệp thưởng Tết 650 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng của công đoàn

Công đoàn Công ty TNHH Changshin Việt Nam đã có 7 phiên thương lượng với Ban Giám đốc để giữ được mức thưởng Tết như năm ngoái.