Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Anh công nhân mang niềm hy vọng sống cho “người chờ máu”

Người lao động - NAM TRÂN - NGUYỄN THÀNH

Đã từng day dứt vì chậm trễ 20 phút không kịp cho máu cho người cần mà bệnh nhân không qua được cửa tử.

Từng bất lực khi chính cánh tay cho đi những giọt máu cứu người phải vuốt mặt để một bé gái xinh như thiên thần nhắm mắt về bên kia thế giới bởi căn bệnh ung thư quái ác. Từng hạnh phúc, rơi nước mắt vì vừa cứu giúp một sản phụ vượt qua cơn nguy kịch để đứa bé kịp cất tiếng khóc chào đời. Đó là những câu chuyện cứ ám ảnh anh Phan Xuân Phúc, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Máu nóng Ban mai xanh trong suốt thời gian anh tham gia hiến máu tình nguyện.

CLB ra đời vào năm 2014, mỗi năm kêu gọi gần 3.000 lượt người tham gia hiến máu tình nguyện. Hơn 100 đơn vị tiểu cầu, trên 2.500 đơn vị máu đã cho đi để hàng trăm cuộc đời ở lại với cuộc sống này.

Anh Phúc là công nhân Công ty TNHH Daiwa (KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Sau nhiều năm bôn ba mưu sinh ở các tỉnh phía Nam, năm 2019, anh về lại mảnh đất quê hương Đà Nẵng để sinh sống, làm việc ở Công ty TNHH Daiwa và tiếp tục duy trì CLB Máu nóng Ban mai xanh – nơi mang niềm hy vọng sống cho những “người chờ máu”.

Anh công nhân mang niềm hy vọng sống cho “người chờ máu”
Anh Phan Xuân Phúc, Phó Chủ nhiệm CLB Máu nóng Ban mai xanh trao quà cho bệnh nhân đang điều trị ung thư. Ảnh: NVCC

31 tuổi, chưa có gia đình, công việc cũng chưa phải có thu nhập cao nhưng anh và Ban Chủ nhiệm CLB đã huy động hơn 2.000 tình nguyện viên tham gia. CLB đã kết nối với các bệnh viện ở Đà Nẵng, khi nghe thông tin ở đâu cần máu là họ đến cho. Đáng nhớ nhất với anh Phúc là trường hợp anh L.M.H (ở huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng), một người lao động bình thường, không có công việc ổn định.

Nụ cười hiền lành, chất phát, chất giọng khoẻ và cách kể chuyện chân thành, anh kể: “Hai vợ chồng anh H quá nghèo, con gái lại bị bệnh ung thư máu. Quá trình điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, tôi đã nhiều lần hiến máu để em có cơ hội khoẻ mạnh và vượt qua bệnh tật. Thế nhưng, Tết năm 2019 em đã không qua khỏi. Đó là cái Tết buồn nhất của tôi cũng như gia đình anh H. Nhà khó khăn, việc chạy chữa bệnh đã khiến vợ chồng anh H không còn tiền. Thi thể em được đưa về nhà bằng chính số tiền mà tôi huy động bạn bè. Tang lễ, quan tài của em cũng nhờ các mạnh thường quân đóng góp, hỗ trợ. Nhìn chiếc quan tài đặt giữa căn nhà xác sơ, trống hoác ai cũng ái ngại, không kìm được lòng. Nắm chặt tay tôi, anh H nhắn nhủ: “Vợ chồng anh sẽ là thành viên CLB, ai cần máu thì anh sẽ chạy đến hiến ngay, có thì em liên lạc anh với nhé! Xem như đó là công việc mà anh trả món nợ ân tình của em và mọi người đã giúp cháu”. Sau đó, vợ chồng anh H là một trong những thành viên tích cực hiến máu nhất của CLB”.

Một câu chuyện cũng đáng thương và khiến anh day dứt đến tận bây giờ là cháu N.T.A., quê Quảng Nam, A. bị bệnh ung thư máu, điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng. Anh là người trực tiếp cho máu, huy động các thành viên khác cho máu cho A. Anh cũng thường xuyên đến đến bệnh viện thăm A. và chơi đùa như anh em. Trước khi hấp hối, dù bên cạnh có ba mẹ nhưng em vẫn yêu cầu gia đình gọi điện cho anh Phúc để gặp lần cuối. Khi nghe được điện thoại, anh chạy vù đến bệnh viện. Vừa mở cửa phòng, trên giường bệnh, A. chỉ kịp nhìn anh với nụ cười trìu mến rồi ra đi mãi mãi. Anh đứng hình vài giây và đưa tay vuốt mặt để A. tiếp tục mỉm cười sang thế giới bên kia.

Sau những mảnh đời, sau mỗi số phận đã đi, đã gặp, tâm nguyện của anh Phúc là sẽ tiếp tục duy trì hoạt động của CLB, cứu giúp thêm những hoàn cảnh còn khó khăn đang chờ máu, đến khi nào anh kiệt sức, không còn khả năng mới dừng công việc này. Anh Phúc cho rằng: “Giúp đỡ người khó khăn có rất nhiều cách, không nhất thiết là phải có tiền mới làm được”.

Làm sao để anh công nhân duy trì hoạt động CLB Máu nóng Ban mai xanh, vận động hàng tỷ đồng giúp những người gặp khó khăn, học sinh nghèo vượt khó và bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo? Câu chuyện sẽ được “Niềm vui công nhân” chia sẻ trong bài viết tiếp theo./.

Chương trình Chương trình "Chủ nhật đỏ" hiến máu cứu người

Những nét mặt hân hoan của những tình nguyện viên tham gia hiến máu. Họ vui vì đã làm được nghĩa cử cao đẹp, hiến ...

Tấm gương sáng trong phong trào hiến máu nhân đạo Tấm gương sáng trong phong trào hiến máu nhân đạo

Cô giáo Lê Thị Ánh, Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm là một điển hình trong phong trào hiến máu nhân đạo.

Tấm gương sáng về hiến máu nhân đạo Tấm gương sáng về hiến máu nhân đạo

Hiến máu tình nguyện là nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống tương thân, tương ái, “thương người như thể thương thân” của Nhân ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Người lao động -

Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Người lao động -

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Người lao động -

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Đời sống -

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Đời sống -

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Người lao động -

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Đón xem Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 14/9/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội.

Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão Tôi công nhân

Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Điều mình làm có thể quên nhưng anh em thì luôn nhớ"

Đồng chí Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ về hiệu quả của những chương trình phúc lợi dành cho đội ngũ y bác sĩ, người lao động trong ngành.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích? An toàn, vệ sinh lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ 3 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động tại Thái Nguyên Video

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hỗ trợ 3 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động tại Thái Nguyên

Chiều 12/9, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng đoàn công tác đến thăm, tặng quà, hỗ trợ nhân dân tỉnh Thái Nguyên bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Đọc thêm

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Người lao động -

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Đời sống -

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Người lao động -

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy

Người lao động -

Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy

Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Người lao động -

"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Đời sống -

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi

Để chủ động công tác triển khai, ứng phó với bão số 3 đang tiến vào đất liền, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã có công văn gửi các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động.

Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”

Người lao động -

Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”

Dù vừa mới bắt đầu sự nghiệp cầm phấn, hay đã gắn bó với nghề giáo qua nhiều thập kỷ, khai giảng năm nào cũng để lại trong mỗi thầy, cô những xúc cảm đặc biệt.

Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh

Đời sống -

Những giáo viên kiên trì bám bản, “gieo" chữ giữa rừng xanh

Điểm trường 179 - Trường Tiểu học Liêng Srônh, huyện Đam Rông (tỉnh Lâm Đồng) cách trường chính gần 60 cây số, nằm khép mình bên những cánh rừng già. Nơi đây những giáo viên vẫn kiên trì bám bản làng, “gieo" con chữ, thắp lên niềm tin mới giữa rừng xanh.