An toàn vệ sinh lao động và "điểm nhấn" từng số
Cách làm hay - 26/07/2019 20:10 P.V (ghi)
Ban biên tập đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc trong việc cải tiến nội dung, hình thức của Tạp chí An toàn vệ sinh lao động. Ảnh minh họa |
L.T.S: Sau khi Tạp chí An toàn vệ sinh lao động đăng đề nghị “mách nước”, hiến kế của bạn đọc đối với việc cải tiến nội dung, hình thức Tạp chí; Ban Biên tập đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp thiết thực của bạn đọc. Tạp chí An toàn vệ sinh lao động chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp đó và chắt lọc, triển khai các ý tưởng phù hợp nhằm làm cho Tạp chí đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của bạn đọc. Dưới đây, chúng tôi xin trích đăng hai ý kiến tiêu biểu.
Ông Vũ Xuân Trung, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp - Viện ATVSLĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam:
Tạp chí nên hướng tới độc giả rộng rãi
Là người đọc, theo dõi Tạp chí Bảo hộ lao động, nay là Tạp chí An toàn vệ sinh lao động nhiều năm, tôi thấy đây là cuốn tạp chí có nội dung phong phú, chuyên sâu về lĩnh vực ATVSLĐ, rất cần cho người đọc nói chung, đội ngũ an toàn vệ sinh nói riêng.
Cần cơ cấu lại các chuyên mục
Bên cạnh ưu điểm nêu trên, theo tôi, Tạp chí cần xác định đối tượng độc giả chính để phục vụ tốt hơn. Nếu đó là độc giả trình độ cao gồm những nhà khoa học, quản lý, lãnh đạo các nhà máy, xí nghiệp thì phần lý luận còn mỏng, trong khi các bài phản ánh lại quá nhiều.
Tôi không rõ quan điểm của Tạp chí ra sao, nhưng theo tôi, Tạp chí nên xác định đối tượng độc giả rộng rãi hơn; đó không chỉ là các nhà khoa học, lãnh đạo, quản lý, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, mà nên hướng tới đông đảo người lao động trên tất cả các lĩnh vực về khía cạnh an toàn trong đời sống.
Chúng ta đều biết, không chỉ người lao động làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, các ngành nghề dễ xảy ra cháy nổ, tham gia giao thông… mới cần đến an toàn, mà bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống cũng cần an toàn. Chẳng hạn, ăn uống đòi hỏi phải vệ sinh an toàn thực phẩm; tiêu dùng hằng ngày đòi hỏi an toàn tài chính; các cháu đi học muốn có an toàn học đường; người tham gia mạng xã hội muốn an toàn mạng; nhân viên y tế, người đi khám, chữa bệnh muốn môi trường y tế an toàn…
Theo đó, tôi mạo muội nghĩ rằng Tạp chí nên cơ cấu lại các chuyên mục theo hướng phục vụ người đọc một cách thiết thực hơn.
Nên có “điểm nhấn” từng số
Gần đây, tôi nhận thấy Tạp chí đã có sự thay đổi mạnh mẽ về nội dung và hình thức, song cần có chiến lược nội dung dài hơi, có thể thông báo trước từng số cho bạn đọc quan tâm theo dõi. Đó chính là các “điểm nhấn”, các chuyên đề, chủ đề mà Tạp chí sẽ làm sâu bằng một loạt bài với các thể loại đa dạng, đa chiều, nhiều góc nhìn, trong đó có cả ý kiến phản biện để bạn đọc chọn lọc, tiếp nhận một cách chủ động.
Một số tạp chí thuyết phục được tôi phải quan tâm, bỏ thời gian xem trước hết phải có một điểm nhấn như vậy. Nó là nội dung nổi bật, sâu sắc, phong phú về một chủ đề mà sau khi đọc, người đọc rút ra những được kiến thức, kinh nghiệm, có thu hoạch nào đó làm giàu thêm tri thức cho mình.
Trên Tạp chí ATVSLĐ bước đầu tôi thấy đã tổ chức những chủ đề, chuyên đề như vậy, song sự liên kết giữa các bài còn lỏng, chưa bao quát và đi sâu được vào chủ đề cần giới thiệu. Cũng cần có tiếng nói của những người trong cuộc, bên cạnh ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, tức là tiếng nói của người lao động, những người đang trực tiếp lao động sản xuất về vấn đề mà chủ đề, chuyên đề đề cập, từ góc nhìn và nhận thức của họ.
Chúng tôi sẵn sàng cộng tác với Tạp chí về những nội dung Tạp chí yêu cầu. Tuy nhiên, đề nghị Ban Biên tập Tạp chí nghiên cứu, xây dựng kênh thông tin thích hợp, có sự đặt bài, đặt yêu cầu sớm và phù hợp, tạo điều kiện cho chúng tôi được tham dự sâu và hiệu quả hơn vào vấn đề cụ thể thuộc chuyên môn của mình, góp phần vào việc nâng cao chất lượng Tạp chí…
Mức lương nào để người lao động bảo đảm mức sống tối thiểu? Việc các điều kiện để giúp xác định mức lương tối thiểu của người lao động là vấn đề đang được quan tâm. |
Cần tận dụng lợi thế ngược về “độ trễ” Ông Lê Đức Thiện, Phó Giám đốc Trung tâm An toàn lao động, Viện ATVSLĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam, đã đưa ra một số góp ý ... |
Tin cùng chuyên mục
Cách làm hay - 09/03/2022 18:32
“Những câu chuyện về nữ cán bộ, công nhân viên Điện lực sẽ được lưu giữ đến mai sau”
Nói về cuộc thi viết dành cho nữ cán bộ, công nhân viên nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, đồng chí Đinh Thị Phượng - Phó Chủ tịch Công đoàn, Trưởng Ban Nữ công Công đoàn Công ty Điện lực Nghệ An chia sẻ, cuộc thi nhằm lưu giữ những giá trị về tấm gương lao động nữ trong quá khứ lẫn hiện tại để các thế hệ sau ghi nhớ.
Cách làm hay - 06/03/2022 17:58
Đoàn viên tình nguyện nhập dữ liệu F0 nghỉ việc hưởng BHXH
Trước thực trạng người lao động là F0 tăng cao trong khi lực lượng cán bộ y tế địa phương “mỏng”, LĐLĐ huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) kêu gọi các đoàn viên tham gia hỗ trợ nhập dữ liệu để người lao động nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ hưởng chế độ BHXH.
Cách làm hay - 05/03/2022 08:33
Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị để người lao động thoát cảnh chật vật xin giấy xác nhận F0
Trước thực trạng những ngày qua người lao động phải chật vật xin giấy xác nhận F0 và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra một số kiến nghị, đề xuất với Bộ Y tế nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp người lao động yên tâm sản xuất.
Cách làm hay - 27/02/2022 09:15
Chung sức xây dựng môi trường sống và làm việc xanh - sạch - đẹp
Hơn 20 năm hình thành và phát triển, để xây dựng một môi trường làm việc trong lành, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), Công ty TNHH Chaichareon Việt - Thái tại Khu Thương mại Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện phương châm “Sạch người, sạch nết, sạch việc; biết nhặt, biết cất, biết vứt”, cùng chung tay xây dựng một môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp.
Cách làm hay - 26/02/2022 15:54
Lan tỏa mô hình “Câu lạc bộ xanh - an toàn”
Vừa qua, mô hình “Câu lạc bộ xanh - an toàn” của Liên đoàn Lao động thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vinh dự được Ban Dân vận Tỉnh ủy Lâm Đồng lựa chọn đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen trong phong trào “Dân vận khéo” phòng, chống Covid-19 năm 2021.
Công đoàn - 14/02/2022 07:00
Chương trình "Bếp ăn yêu thương" của Công đoàn Trường Tiểu học Mà Cooih: Ấm áp, sẻ chia
“Bếp ăn yêu thương” của Công đoàn Trường TH Mà Cooih, huyện Đông Giang, Quảng Nam dẫu còn thiếu thốn nhưng vẫn “đỏ lửa” suốt 2 năm nay. Bếp ăn này phục vụ những suất cơm nóng hổi cho các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch và những bệnh nhân là đồng bào dân tộc Cơ Tu có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.