Ai bảo vệ trẻ trước điện thoại thông minh?
Đời sống - 05/10/2019 07:00 Ngân Hà
Mô phỏng não của trẻ hấp thụ bức xạ wifi lớn gấp 10 lần so với não người trưởng thành. Bởi vậy, cần bảo vệ trẻ trước điện thoại thông minh. Ảnh baomoi.com |
Điện thoại thông minh, với sự tiện dụng vượt trội so với các thiết bị điện tử khác do đặc điểm nhỏ gọn, có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi, đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của chúng đối với cuộc sống của con người, từ nhu cầu thông tin liên lạc đến giải trí, học tập.... Tuy nhiên, việc thiếu kiểm soát trong sử dụng thiết bị điện tử này khiến cho một bộ phận người dùng, đặc biệt là trẻ em, đối tượng rất nhạy cảm với sự tác động của điện thoại thông minh, ngày càng có nguy cơ cao bị đe dọa đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.
Không chỉ là vấn đề ở Việt Nam, thông tin từ Dân trí mới đây cho biết, Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra đối với 1.286.567 học sinh lớp 4, lớp 7 và lớp 10 cho thấy, có 206.102 em (chiếm 16%) có nguy cơ bị phụ thuộc quá nhiều vào điện thoại thông minh hoặc Internet.
Hình ảnh đáng sợ của nhân vật Momo. Trẻ em tiếp cận trò chơi này trên điện thoại thông minh có thể được hướng dẫn các kỹ năng bạo lực, thậm chí tự tử. Người lớn cần bảo vệ trẻ trước những cạm bẫy này. Ảnh baovanhoa. |
Cụ thể, có 154.407 em được xác định là dễ bị nghiện Internet, trong khi có 123.607 em có nguy cơ nghiện điện thoại thông minh. Và có tới 71.912 em có nguy cơ phụ thuộc quá nhiều vào cả điện thoại thông minh lẫn Internet. Rõ ràng đó là một vấn đề có tính toàn cầu.
Ở một góc độ khác, một số nghiên cứu cũng cho thấy việc sử dụng điện thoại thông minh lâu dài với các tư thế bất lợi lặp đi lặp lại cũng có thể khiến trẻ gặp các vấn đề về thị lực, thính lực, cơ xương khớp, cân nặng…
Tôi hỏi con tôi, cậu sinh viên năm thứ nhất đại học, rằng qua các cấp học (cả trường công lập và tư thục), con đã bao giờ được học về kỹ năng sử dụng điện thoại thông minh an toàn, hay tác hại của việc sử dụng điện thoại thông minh thiếu kiểm soát hay chưa? Câu trả lời của cậu là: Chưa từng. Cô con gái lớp 11 cũng có câu trả lời tương tự. Tôi hỏi năm người cháu của tôi, ở các bậc học phổ thông, thuộc các trường công lập và tư thục, thì cũng nhận được câu trả lời tương tự.
Điện thoại thông minh cần được kiểm soát khi trẻ em sử dụng. Đó là cách để người lớn bảo vệ, giữ cho trẻ an toàn. Ảnh new.zing.vn |
Về phía gia đình, một số bậc cha mẹ không chỉ cho con sử dụng điện thoại thông minh quá sớm mà còn thiếu kiểm soát thời gian và không gian con mình thao tác trên thiết bị này.
Có thể chưa hoàn toàn bao quát hết thực trạng chung để có thể đưa ra kết luận chính xác, nhưng ngần ấy trường hợp được hỏi với ngần ấy câu trả lời cũng cho thấy dường như có một lỗ hổng đang tồn tại ở đây trong việc trang bị kỹ năng chung sống với điện thoại thông minh cho trẻ em, từ gia đình cho đến các cơ sở giáo dục bằng những thông tin đầy đủ, nghiêm túc để định hướng hành vi cho trẻ một cách thuyết phục và thỏa đáng.
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.