Y tá và điều dưỡng - không chỉ là chuyện “nhầm” tên một chức danh nghề
Công đoàn - 28/05/2020 11:50 Hà Vân
Điều dưỡng tranh thủ chợp mắt. Ảnh: NVCC |
Theo thống kê của Hội Điều dưỡng Việt Nam, lực lượng điều dưỡng và hộ sinh chiếm 50% tổng số cán bộ, nhân viên ngành Y tế. Cả nước hiện có gần 140.000 điều dưỡng và hộ sinh, trong đó điều dưỡng viên là 107.600 người. Tỷ lệ điều dưỡng/vạn dân hiện là 11,48 và tỷ lệ hộ sinh/vạn dân là 3,13.
Trong cuộc chiến chống Covid-19, hàng ngàn điều dưỡng của Việt Nam đã can đảm và chuyên nghiệp đối phó với dịch bệnh nguy hiểm với vai trò là chiến sĩ tuyến đầu. Họ đã vượt lên nguy cơ lây nhiễm, dấn thân vào nguy hiểm, phối hợp với các bác sĩ thực hiện hàng loạt các hoạt động như: sàng lọc, tổ chức cách ly, theo dõi, chăm sóc và là chỗ dựa tinh thần cho người bệnh Covid-19.
Hiện nay, người trong ngành y tế, trong nghề điều dưỡng và người dân vẫn nhầm lẫn giữa hai tên gọi y tá và điều dưỡng.
Danh từ “nurse” được gọi là y tá (ở miền Bắc) và điều dưỡng ở miền Nam (từ trước 4/1975). Trong giai đoạn 1990 - 2004, Bộ Y tế quy định cụm từ kép “y tá - điều dưỡng” được sử dụng ở hai miền Nam, Bắc. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật từ năm 2005 trở lại đây quy định chỉ còn một tên gọi điều dưỡng, không còn tên gọi y tá.
Toàn cảnh Hội thảo do Công đoàn Y tế Việt Nam, Hội Điều dưỡng Việt Nam, Hội Nữ hộ sinh Việt Nam tổ chức mới đây |
Theo ThS. Phạm Đức Mục - Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam: Chức năng nghề nghiệp chủ yếu của y tá là thực hiện y lệnh của bác sĩ. Hệ đào tạo y tá là sơ cấp, trung cấp. Còn điều dưỡng có chức năng phối hợp chặt chẽ với các nghề khác trong hệ thống y tế nhằm nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, chăm sóc phục hồi chức năng cho người ốm và người khuyết tật ở mọi lứa tuổi tại các cơ sở y tế. Điều dưỡng viên cũng có chức năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Điều dưỡng viên phải tốt nghiệp chương trình đào tạo điều dưỡng và có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ở Việt Nam, điều dưỡng viên được đào tạo và thực hành ở 4 cấp độ: trung cấp (2 năm), cao đẳng (3 năm), đại học (4 năm) và sau đại học (chuyên khoa I, thạc sĩ, tiến sĩ điều dưỡng).
Có những điều dưỡng của Việt Nam sau khi nghỉ hưu theo chế độ của Nhà nước đã tiếp tục học tập và được cấp bằng tiến sĩ điều dưỡng của các nước tiên tiến trong khu vực.
Việc không phân biệt rõ tên gọi y tá và điều dưỡng trong xưng hô giao tiếp, trong lĩnh vực khám chữa bệnh và cả phương diện truyền thông khiến điều dưỡng không có “chính danh”. Điều này vô tình gây sự mơ hồ cho người bệnh, người hành nghề, người học nghề. Nhất là đối với những người tham gia chương trình xuất khẩu lao động, sự mơ hồ về chức danh y tá và điều dưỡng sẽ gây hiểu lầm tai hại do không đúng quy định pháp luật, không phản ánh đúng trình độ học vấn và phạm vi chuyên môn và sẽ không nhận được chế độ lương tương xứng.
Theo ThS Nguyễn Bích Lưu - Chủ tịch chi hội Giáo viên Điều dưỡng (Hội Điều dưỡng Việt Nam): Xu thế đào tạo điều dưỡng ngày nay hướng tới đáp ứng yêu cầu, chuẩn mực thực hành; cung ứng nhân lực cho thị trường; đáp ứng đổi mới công nghệ, cung cấp dịch vụ an toàn, chất lượng và thực hành dựa vào bằng chứng.
Nữ điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Ảnh: NVCC |
Chương trình đào tạo điều dưỡng cũng theo xu hướng đa ngành (đa khoa, chuyên khoa) với nhiều cấp độ đào tạo, cao nhất là trình độ giáo sư. Ở nhiều nước như Mỹ, Đài Loan, Úc, Thái Lan, Nhật Bản… còn đào tạo điều dưỡng - thầy thuốc ít nhất là có trình độ thạc sĩ điều dưỡng và được đào tạo chuyên khoa bao gồm cả kê đơn trong phạm vi hành nghề theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới cũng thống nhất tên gọi “điều dưỡng” và ban hành Tiêu chuẩn toàn cầu về giáo dục điều dưỡng, hộ sinh (năm 2009) và Chuẩn năng lực cơ bản giáo viên điều dưỡng (năm 2016).
Như vậy, việc nhầm lẫn giữa tên gọi y tá và điều dưỡng không chỉ nhầm lẫn về mặt danh xưng mà còn gây khó khăn về mặt “cơ hội” cho những người đang hành nghề, học tập để trở thành điều dưỡng.
Đến 7h sáng ngày 27/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới hơn 5,67 triệu người với hơn 351 nghìn người đã ... |
Cuối cùng thì Bộ Tài chính vừa ra văn bản hỏa tốc kiểm tra nơi mà vì một tờ giấy của họ, dân tình đang ... |
Theo dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, giáo viên nếu chưa đáp ứng về trình độ chuẩn, không đạt chuẩn nghề nghiệp trong 2 năm ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 02/09/2024 10:12
Công đoàn Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân thắp sáng niềm đam mê nghề giáo trong tôi
Cầm trên tay quyết định luân chuyển công tác về dạy Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân (thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau), tôi cảm thấy mình nhỏ bé, yếu ớt, một cảm giác lo sợ bất an, muốn gục ngã. Thế nhưng Công đoàn trường đã cho tôi niềm tin để vững bước.
Hoạt động Công đoàn - 02/09/2024 07:39
Công đoàn Công ty Greystone Data System Viet Nam - nơi gửi gắm tin yêu của lao động trẻ
Tôi là Nguyễn Thị Ngọc Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty Greystone Data System Viet Nam (TP. Hồ Chí Minh). Sau nhiều năm tháng làm việc ở công ty có 100% vốn nước ngoài này, tôi mới nghiệm ra: ngay cả những người xa lạ cũng có thể làm thay đổi cuộc sống và mang đến nhiều điều đẹp đẽ, kì diệu cho ta. Đó là Mái nhà Công đoàn.
Hoạt động Công đoàn - 02/09/2024 06:55
Nhiệm vụ “thượng khẩn” của đồng chí Hoàng Quốc Việt trong dịp Quốc khánh đầu tiên
Thực hiện nhiệm vụ Bác Hồ giao, đồng chí Hoàng Quốc Việt cùng các cán bộ của 2 Xứ ủy giải quyết hàng loạt những công việc cấp bách.
Hoạt động Công đoàn - 01/09/2024 18:38
Người thầy độc thân mà không cô đơn nhờ "Mái ấm Công đoàn"
Thầy Nguyễn Minh Thành (SN 1965), đoàn viên Trường THCS Đồng Rùm, xã Tân Thành (Tân Châu, Tây Ninh) là tấm gương sáng trong sự nghiệp trồng người, vượt qua hoàn cảnh khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, được học sinh yêu mến.
Vòng tay Công đoàn - 01/09/2024 06:00
Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"
Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng “nối vòng tay lớn”, tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực”... Cùng với tài đức của các thầy thuốc, y bác sĩ, tôi đã được tái sinh cuộc đời thứ hai.
Hoạt động Công đoàn - 31/08/2024 19:38
Được Công đoàn tiếp sức, mẹ con thai phụ ngành ngân hàng vượt qua cơn đột quỵ
Chị Phan Thị Lan (SN 1989), Công đoàn viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Phú Mỹ (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là người nhiệt huyết với công việc, không may bị bệnh hiểm nghèo. Chính vòng tay Công đoàn đã giúp chị vượt qua tất cả, tìm lại được giá trị cuộc sống.
- Công đoàn Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân thắp sáng niềm đam mê nghề giáo trong tôi
- TP HCM đón “siêu” trung tâm khám chữa bệnh hạng sang lớn nhất Việt Nam
- Công đoàn Công ty Greystone Data System Viet Nam - nơi gửi gắm tin yêu của lao động trẻ
- Nhiệm vụ “thượng khẩn” của đồng chí Hoàng Quốc Việt trong dịp Quốc khánh đầu tiên
- Những mẫu xe mới sắp ra mắt trong tháng 9/2024 tại Việt Nam