Việc làm của người lao động hiện nay: Những “thay đổi chóng mặt” từ chuyển đổi số
Kinh tế - Xã hội - 05/05/2022 14:09 TS. PHẠM THỊ THU LAN - ThS. NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
Việc làm của người lao động hiện nay: Những “thay đổi chóng mặt” từ chuyển đổi số. Ảnh minh họa. |
Cải thiện tính chất công việc, giảm tỷ trọng công việc lặp đi lặp lại
Đặc tính CĐS là quá trình ứng dụng công nghệ đưa tới dây chuyển sản xuất tự động được điều khiển bởi hệ thống máy tính kết nối, những việc làm dễ được máy móc thay thế là việc làm có tính chất lặp đi lặp lại, bởi những động tác lặp đi lặp lại có thể mã hóa. Như vậy, CĐS sẽ giúp cải thiện tính chất công việc, giảm những thao tác công việc đơn điệu, tăng các thao tác công việc không lặp đi lặp lại, từ đó giúp cho công việc thú vị hơn. Những công việc lặp lại này được biết tới như: ghi sổ kế toán, công việc văn thư, sản xuất lặp đi lặp lại, các công việc theo dõi, giám sát…Các công việc không lặp đi lặp lại là những công việc đòi hỏi kỹ năng giải quyết vấn đề, trực giác, thuyết phục và sáng tạo, là đặc trưng của các công việc chuyên môn, quản lý, kỹ thuật và sáng tạo, chẳng hạn như luật, y học, khoa học, kỹ thuật, thiết kế, nghệ thuật, quản lý và nhiều công việc khác. Không chỉ các công việc kỹ năng cao, ngay cả các công việc tay chân cũng có thể không lặp đi lặp lại - là những công việc đòi hỏi khả năng thích ứng với nhu cầu cá nhân và tình huống cụ thể - ví dụ như chuẩn bị bữa ăn, lắp đặt thảm, hoặc cắt cỏ…
Xuất hiện công việc “hợp tác” với máy móc, robot
Các ngành nghề trong CĐS đều sẽ diễn ra theo hướng từng bước thay thế và đưa công nghệ mới vào, chứ không thể thay thế ngay lập tức toàn bộ hệ thống sản xuất cũ bằng một hệ thống sản xuất thông minh, tự động hoàn toàn mới. Điều này có nghĩa là trong các giai đoạn đầu của quá trình CĐS, các công việc “hợp tác” với máy móc thông minh sẽ xuất hiện, đặc biệt trong ngành sản xuất, chế tạo. Ví dụ: Một chuyền may đưa vào dây chuyền máy may lập trình thay thế cho máy may truyền thống, máy may lập trình sẽ không thể may mà không có người hỗ trợ vận hành máy và chuẩn bị nguyên liệu cho máy. Vì vậy, công nhân may, thay vì ngồi may như trước đây, sẽ chuyển sang chuẩn bị phụ liệu cho máy. Sự hợp tác giữa người với máy phải “ăn ý” vì nếu không sẽ ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng. Làm việc với máy, con người phải theo dõi máy, hiểu các tín hiệu của máy, giám sát quá trình sản xuất và đưa ra quyết định kịp thời để khắc phục sự cố. Với việc “hợp tác” với máy, công nhân phải làm theo “chỉ dẫn” của máy thay vì chỉ dẫn của người lãnh đạo như trước đây.
Công nghệ tự động hóa thay thế dần sức lao động của con người trong từng công đoạn sản xuất. Trong ảnh: Công nhân Công ty Cổ phần May Hà Thành, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) vận hành máy trải vải tự động. Ảnh: Hữu Phước. |
Công việc đòi hỏi sự tự chủ và ra quyết định lớn hơn
Các công việc hợp tác với máy trong giai đoạn chuyển đổi và các công việc của dây chuyền tự động vào cuối giai đoạn CĐS liên quan tới giải quyết vấn đề, đòi hỏi quyền tự chủ và quyền ra quyết định của NLĐ cao hơn so với các nhiệm vụ được thực hiện theo hướng dẫn. Nếu chờ đợi được hướng dẫn giải quyết vấn đề thì toàn bộ dây chuyền sẽ ngừng khi có sự cố ở một công đoạn nào đó, từ đó ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả. Vì vậy, công nghệ kỹ thuật số yêu cầu “trao quyền cho nhân viên”. Nhân viên sẽ phải nâng cao năng lực để giải quyết vấn đề tại nơi làm việc. Công nghệ kỹ thuật số đòi hỏi phương pháp làm việc mới, liên quan đến các nhiệm vụ có giá trị cao hơn và đa dạng hơn trước đây nhưng cũng đòi hỏi NLĐ tự quyết định và tự chịu trách nhiệm cao hơn trong công việc.
Bên cạnh những tác động tích cực nói trên, ở góc nhìn ngược lại, CĐS cũng ảnh hưởng tới việc làm của NLĐ theo cách tiêu cực.
Nguy cơ phân cực kỹ năng và gia tăng việc làm “siêu lặp đi lặp lại”
Như đã đề cập ở trên, CĐS làm giảm đi các công việc lặp đi lặp lại, bởi đây là loại công việc có thể dễ dàng thay thế bởi máy móc. Xin lấy một ví dụ đơn giản để minh họa: đúc khuôn giày bằng tay với các khuôn cùng một loại mẫu giày là một công việc lặp đi lặp lại. Công nhân đúc khuôn gỗ cần có kỹ năng cao để dùng tay đục đẽo (đúc) ra các khuôn giày giống nhau, cùng mẫu, cùng cỡ, đạt tiêu chuẩn chất lượng mười như một. Điều này đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo, tài tình của nghệ nhân đúc khuôn gỗ. Đây là loại công việc lặp đi lặp lại. Với sự tiến bộ của công nghệ, sự xuất hiện máy đúc khuôn, và hiện nay là máy đúc khuôn kỹ thuật số thì một trăm khuôn như một có thể được đúc bằng máy với độ chính xác kích cỡ cao và tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với công nhân. Vì vậy, công việc đúc khuôn của công nhân bị thay thế bởi máy móc. Thế nhưng, để máy có thể đúc khuôn thì đòi hỏi phải đưa nguyên liệu vào khuôn. Công đoạn này cũng có thể được thay thế bằng máy, nhưng trong giai đoạn chuyển đổi ban đầu (quá trình nghiên cứu đang diễn ra và chi phí ứng dụng còn cao), công đoạn này sẽ vẫn được thực hiện bởi con người. Tuy nhiên, kỹ năng của công nhân đưa nguyên liệu vào khuôn này khác với kỹ năng của công nhân đúc khuôn ở chỗ đơn giản đi rất nhiều: không đòi hỏi sự khéo léo, tinh xảo mà chỉ cần đòi hỏi sự nhanh nhẹn và chính xác của công nhân “bê vác”, đưa nguyên liệu vào khuôn theo kịp tốc độ của máy và đúng vị trí. Công việc của công nhân phổ thông từ vai trò chính trở thành vai trò phụ: bổ trợ cho máy, phục vụ máy; máy đảm nhận nhiệm vụ chính, được lập trình theo thời gian; vì vậy, công nhân làm theo máy. Như vậy, việc làm mới xuất hiện này được gọi là “siêu lặp đi lặp lại”, không đòi hỏi kỹ năng chuyên môn mà đòi hỏi sức cơ bắp của NLĐ.
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đón đầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 có vai trò quan trọng. Trong ảnh: Giờ thực hành sửa chữa ô tô tại Trường Cao đẳng Nghề Phú Thọ (ảnh chụp trước ngày 27/4/2021). Ảnh: Long Đình. |
Song song với điều này là sự xuất hiện loại việc làm kỹ năng bậc cao của những người làm công việc nghiên cứu, thiết kế ra máy móc tự động và phần mềm. Như vậy, chúng ta thấy đây là hai cực kỹ năng: Một cực là đòi hỏi kỹ năng chuyên môn bậc cao và cực kia là không cần kỹ năng chuyên môn, chỉ cần sức khỏe, nhanh tay nhanh mắt. Sự phân cực kỹ năng này sẽ diễn ra trong quá trình CĐS, làm giãn rộng khoảng cách thu nhập giữa người có kỹ năng thấp và kỹ năng cao.
Việc làm đòi hỏi tính hệ thống - độ phức tạp của công việc tăng
Ở giai đoạn hoàn thành CĐS, những việc làm còn lại sẽ chỉ là những việc làm đòi hỏi khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo. Để có các khả năng này đòi hỏi NLĐ phải có các kỹ năng đi kèm như: kỹ năng vận động nhạy cảm (sensorimotor skills), linh hoạt về thể chất (physical flexibility), có lương tri (common sense), phán đoán (judgment), trực giác (intuition) và sử dụng ngôn ngữ nói thành thục (spoken language)…Nếu xét ở tầm nhân loại thì đây là những khả năng mà con người tiến hóa mới có được chứ không hẳn chỉ là rèn luyện.
Giải quyết vấn đề trong sản xuất kỹ thuật số khác với giải quyết vấn đề hiện nay. Hiện nay, mỗi công nhân làm ở công đoạn nào sẽ chỉ giải quyết vấn đề ở công đoạn đó. Nhưng trong dây chuyền kỹ thuật số, NLĐ phải bao quát toàn bộ dây chuyền chứ không chỉ một công đoạn trong dây chuyền. Điều này làm cho độ phức tạp của công việc tăng lên, nghĩa là NLĐ phải có kiến thức tổng thể của hệ thống chứ không chỉ kiến thức chuyên môn bộ phận. Đây cũng là lý do mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới coi kỹ năng Giải quyết vấn đề phức hợp (complex problem-solving) là một trong 10 kỹ năng hàng đầu cho người đi làm trong thế kỷ XXI. Nói tóm lại, đi đôi với CĐS là yêu cầu nâng cao kỹ năng cho NLĐ.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. ít nhiều đang trực tiếp ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền việc làm của người lao động. Trong ảnh: Công nhân hoàn thiện đóng gói sản phẩm tại Công ty TNHH MTV An Đại Phát Gia Lai. Ảnh: Minh Nguyễn. |
Tóm lại, CĐS đưa tới cả tác động tích cực và không tích cực, cả trong quá trình cũng như kết thúc quá trình chuyển đổi. Trong quá trình chuyển đổi là sự thay đổi tính chất công việc và kỹ năng làm việc. Kết thúc quá trình chuyển đổi là sự mất đi những loại công việc tay chân thuần túy. Sự phân cực hóa kỹ năng, độ phức tạp và yêu cầu đa kỹ năng đối với NLĐ ngày càng tăng, đòi hỏi về tính tự chủ, chịu trách nhiệm và ra quyết định của NLĐ ngày càng cao…là những đặc điểm nổi bật liên quan tới tới việc làm của NLĐ trong CĐS. Trong bối cảnh này, tổ chức Công đoàn cần tích cực phối hợp với doanh nghiệp để xây dựng phương án CĐS bền vững cho NLĐ để giảm các tác động tiêu cực và giúp NLĐ ổn định việc làm, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.
Bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thế nào? Bạn Nguyễn Thị Giang (Quế Võ - Bắc Ninh): Tôi hiện là công nhân công ty sản xuất bao bì, tôi thấy, công ty thường ... |
Doanh nghiệp cần nhân công, còn lao động thì thiếu việc làm? Theo thông tin vừa đăng tải hôm nay trên Báo Lao động thì nhiều công ty may mặc ở Hà Tĩnh cần tuyển dụng khoảng ... |
Khép lại diễn đàn “Tăng giờ làm thêm của người lao động” Sau gần một tháng triển khai diễn đàn “Tăng giờ làm thêm của người lao động”, Tạp chí Lao động và Công đoàn xin khép ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 21:00
Lốp xe ô tô có được giảm thuế giá trị gia tăng không?
Lốp xe ô tô có được giảm thuế giá trị gia tăng không? Thuế suất giảm xuống 8% hay giữ mức 10%? Mời bạn đọc tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 20:19
Cơn bão Yagi, cây xanh đô thị và trách nhiệm của chúng ta
Bão Yagi vừa qua đã gây thiệt hại lớn đối với hệ thống cây xanh ở nhiều thành phố miền Bắc Việt Nam.
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 17:57
3 mẫu xe điện AION sắp ra mắt thị trường Việt Nam
Hãng xe điện AION của Trung Quốc công bố kế hoạch ra mắt ba mẫu xe điện hoàn toàn mới tại Việt Nam trong quý IV/2024, bao gồm Y Plus, ES và mẫu SUV cao cấp Hyptec HT.
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 17:47
Honda Dream 2025 ra mắt Đông Nam Á
Honda Dream 125 2025 sản xuất tại Campuchia vừa chính thức trình làng với mức giá 2.500 USD, quy đổi ra tiền Việt là 60 triệu đồng.
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 14:52
Việt Nam đã có vắc xin sốt xuất huyết, tiêm đầu tiên tại VNVC
Ngày 20/9/2024, gần 200 trung tâm trong hệ thống tiêm chủng của VNVC đã chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản, kịp thời phòng bệnh cho người dân khi cả nước bước vào mùa mưa lũ.
Kinh tế - Xã hội - 21/09/2024 09:34
Sacombank giảm đến 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão lũ
Sacombank giảm đến 2%/năm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị thiệt hại do bão lũ vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Sách giáo khoa khổ to giấy đẹp và khoản hối lộ 24 tỷ đồng
- Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động
- Làng Nủ sau thảm họa: Hành trình sưởi ấm những trái tim
- Cô Lê Thị Thanh Hảo - Chủ tịch Công đoàn hết lòng vì giáo viên
- Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?