Chuyển đổi số trong báo chí: Từ đâu và thế nào?
Kinh tế - Xã hội - 29/07/2021 08:43 Nhà báo Hoàng Nhật - Phó Tổng biên Tập Báo điện tử Vietnam Plus
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của báo chí. Ảnh: nguoilambao.vn |
“Kẻ du mục” trong thời đại kỹ thuật số
Thực tế, không chỉ có báo chí Việt Nam loay hoay với những câu hỏi “ Bắt đầu từ đâu?”. Năm 2020, WAN-IFRA đã hỗ trợ 10 tờ báo tại khu vực Đông Nam Á (ở Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines) thực hiện “Chuyển đổi tòa soạn và mô hình kinh doanh”, với sự hướng dẫn của Giáo sư George Brock của trường Kinh tế London, Giáo sư Grzegorz Piechota của trường Đại học Harvard và Oxford.
Trong phần tổng kết dự án, hai vị chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực báo chí đã đưa ra một số khó khăn mà các tòa soạn gặp phải trước khi thực hiện chuyển đổi. Đó là: vẫn phụ thuộc quá nhiều vào text; vẫn làm việc theo cách thức cũ, thiếu ý tưởng; thách thức trong việc thay đổi khả năng của nhân viên, một phần do yếu tố văn hóa; khó khăn trong việc kiếm tiền từ thu phí bạn đọc.
Nếu soi chiếu vào các tòa soạn ở Việt Nam, chúng ta cũng sẽ tìm thấy những câu hỏi tương đồng, thậm chí còn nhiều hơn. Bởi nói đơn cử như vấn đề thu phí bạn đọc, chúng ta vẫn còn đang trăn trở với câu hỏi: thế nào là thu phí bạn đọc trên báo điện tử.
Với những câu hỏi trên, các chuyên gia trả lời luôn: Chúng ta cần chuyển đổi số từ trước khi thu được lợi nhuận. Có nghĩa là sẽ còn một chặng đường rất dài để báo chí có thể lấp đầy được khoảng trống ngân quỹ do sụt giảm quảng cáo. Nhưng chuyển đổi số là điều không thể không làm, nếu không muốn nói là điều bắt buộc.
Thay đổi đầu tiên đến từ quan niệm về báo chí. “Trước đây, báo chí là ngành công nghiệp, giờ là một dịch vụ”, các chuyên gia của WAN-IFRA nhận xét. Bởi ở thời báo in còn là chủ đạo, người đọc hoàn toàn thụ động, báo chí đăng gì thì độc giả đọc nấy. Giờ đây, người đọc có quá nhiều sự lựa chọn khác, nên báo chí cần coi bạn đọc là trung tâm. Độc giả ở đâu, báo chí phải đi đến đó, mà nói cách khác, báo chí như “kẻ du mục” trong thời đại kỹ thuật số.
Chẳng hạn, nếu độc giả kéo nhau hết lên YouTube, trên nền tảng ấy để tiếp cận độc giả, thay vì ngồi “giữ đền” trong khi lượng truy cập vào trang chính ngày càng giảm. Theo báo cáo đưa ra hồi tháng 1/2021 của Hootsuite khi nghiên cứu hành vi của người dùng internet tại Việt Nam, có đến 83% lên mạng để xem video, xếp sau các hành vi nhắn tin và tương tác trên mạng xã hội (đều chiếm hơn 90%). Nên nếu chuyển đổi số, các tòa soạn sẽ không thể không lưu ý những con số này, và chuyển đổi phải từ tư duy của người đứng đầu, như kết luận của WAN-IFRA.
Mô tả họp tòa soạn |
Thân thiện với điện thoại di động
“Nghĩ đến mobile” là lời khuyên tiếp theo, bởi từ khái niệm “mobile first” (ưu tiên cho điện thoại di động) thì báo chí thế giới đã sang giai đoạn “mobile only” (chỉ cho điện thoại). Những trang điện tử không có thiết kế riêng thân thiện với điện thoại di động sẽ rất khó thu hút độc giả, trong khi một tờ báo có application có thể tiếp cận độc giả bằng cách gửi thông báo đến từng chiếc điện thoại.
Hiện số thiết bị điện thoại di động tính trên đầu người ở Việt Nam đã lên tới 157%, tức 153 triệu thiết bị di động đang được kích hoạt (chủ yếu là smartphone) so với tổng dân số hơn 96 triệu người. “Điện thoại di động đã là một phần trong hệ thần kinh của con người”, nhà tương lai học hàng đầu nước Anh Colin Blakemore nhận xét. Một nghiên cứu của WAN-IFRA từ năm 2018 đã cho thấy, người đọc giờ cầm chiếc điện thoại từ 7 giờ sáng đến 23 giờ đêm, trong khi giờ vàng của tivi truyền thống chỉ kéo dài đến 20 giờ 30, còn báo giấy là trước 11 giờ trưa!
Điều đó cho thấy, hiểu để có những thay đổi phù hợp là điều tối quan trọng, mà để hiểu độc giả thì cách tốt nhất là phân tích dữ liệu của người dùng. Trong kỷ nguyên số, dữ liệu được coi như nguồn tài nguyên lớn nhất. Nên không phải ngẫu nhiên khi mà những gã khổng lồ công nghệ lại chiếm được vị thế lớn như ngày nay. Tất cả bởi mọi hành vi của người dùng đều đã được các “Big Tech” phân tích kỹ lưỡng, biến người dùng trở thành “nô lệ” của những nền tảng như Facebook hay YouTube.
Đến đây, cũng sẽ có người đặt câu hỏi, vậy báo chí sẽ làm gì với đống dữ liệu thu được từ người dùng? Các chuyên gia của WAN-IFRA đã có câu trả lời: Để hiểu độc giả hơn. Người làm báo đã bao giờ tự hỏi, liệu có bao nhiêu phần trăm độc giả thỏa mãn với những tin tức mà chúng ta đăng tải, và liệu họ có đủ kiên nhẫn đọc hết bài báo của chúng ta hay sẽ rời đi để chạy sang những nền tảng khác?
Công chúng tiếp nhận nhiều hơn trên nền tảng công nghệ số. Ảnh: nguoilambao.vn |
Tập đoàn truyền thông Amedia của Na Uy là cơ quan báo chí đã sớm tiến hành phân tích mối tương quan giữa hành vi của độc giả với thông tin mà các tờ báo đang cung cấp. Họ nhận ra rằng rất nhiều nội dung của mình đã đi đi chệch mục tiêu mà độc giả quan tâm. Bằng nhiều sáng kiến dựa trên việc phân tích hành vi của độc giả, Amedia đã nâng tổng số người đọc có đăng ký (và trả phí) trên các trang mạng của mình từ con số 430.000 của năm 2014 lên 1,6 triệu vào tháng 9/2020, tức chiếm 41% dân số trên 18 tuổi của đất nước Bắc Âu này.
Con đường và cái đích
Từ hiểu hành vi của độc giả đến cái đích cuối cùng là biến độc giả thông thường thành độc giả có trả phí. Theo Mạng lưới truyền thông quốc tế FIPP, từ Báo cáo về bạn đọc trả phí kỹ thuật số ra đời lần đầu năm 2018, số lượng bạn đọc trả phí đã tăng gấp đôi vào năm 2019 (từ 10 lên 20 triệu), tức sớm hơn dự kiến tới 1 năm!
Con số khả quan này cho thấy tương lai sáng sủa của việc thu phí bạn đọc, bởi những thống kê mới nhất chỉ ra rằng trong thời kỳ đại dịch Covid-19, gần như tất cả các cơ quan báo chí hàng đầu đều đạt tăng trưởng mạnh mẽ ở mảng này. Số liệu của Press Gazette cho hay, trong thời cả thế giới đóng cửa, riêng báo chí Mỹ và Anh đã có thêm 1 triệu bạn đọc đăng ký dài hạn, bù đắp cho sự suy giảm của doanh thu quảng cáo.
Đương nhiên, điều này cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu tòa soạn. Chẳng hạn như Washington Post, từ chỗ không có người chăm sóc nhóm bạn đọc trả phí vào năm 2016, nay đã có tới 25 người! Trong các buổi giao ban hàng ngày của WP, ngoài các phóng viên, biên tập viên còn xuất hiện thêm nhiều chức danh mới như quản lý sản phẩm, chuyên viên xử lý dữ liệu, chuyên viên chăm sóc khách hàng…
Chuyên gia của WAN-IFRA kết luận, khi chuyển đổi số tại các tòa soạn, có hai mối quan hệ chủ yếu cần lưu ý là quan hệ giữa giữa khối nội dung và sản phẩm, giữa công nghệ và dữ liệu.
Vậy chúng ta đã sẵn sàng chuyển đổi theo những mối quan hệ như thế?
Công đoàn và người lao động không thể đứng ngoài “chuyển đổi số” “Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của doanh nghiệp và Công đoàn đã tích cực đưa nội dung này thành phong trào thi ... |
Chuyển đổi số trong đào tạo thuyền viên thời Covid-19 Chuyển đổi số trong công tác đào tạo nhân lực hàng hải đang là vấn đề đặt ra trong bối cảnh nhân lực Việt Nam ... |
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn chuyển đổi số Ngày 03/06/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:45
Xuyên Việt bằng xe điện VF 5 từ Hải Phòng đến Bình Dương để đua xe gymkhana
Hai tay đua và hai thành viên hỗ trợ thuộc Hai Phong Motorsports Club đã xuyên Việt ba ngày từ Hải Phòng vào tới Đại Nam để tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:10
Thầy dạy lái ô tô đua gymkhana: Cố gắng lọt vòng trong và có giải
Đặng Công Minh (sinh năm 1989), đến từ Bình Phước, thi hạng FWD cùng chiếc xe Toyota Altis 1.8 MT tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 13:00
Tay đua Trần Hữu Quân từ đam mê xe cộ đến chinh phục đường đua gymkhana
Với niềm đam mê mãnh liệt dành cho xe hai bánh và 4 bánh, tay đua Quân Trần đã có những chia sẻ đầy thú vị về hành trình của mình trong bộ môn đua xe gymkhana.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 12:06
10 xe bán chạy tháng 8/2024: Hầu hết xe gầm cao, không có xe cỡ A
Mitsubishi Xfroce tiếp tục là mẫu xe bán chạy nhất tháng lần thứ hai liên tiếp, xếp ở vị trí thứ hai và ba lần lượt là Ford Ranger và Mazda CX-5.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 11:00
Khai mạc Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền nam PVOIL Cup 2024 sẽ tìm ra các vận động viên tham dự thi đấu tại giải vô địch quốc gia.
Kinh tế - Xã hội - 14/09/2024 09:08
Bác sĩ mang xe đi đua VGC PVOIL CUP 2024: 'Chỉ cần không DNF là mừng rồi'
Vận động viên Đỗ Hoàng Thanh Phúc thi đấu hạng FWD, với chiếc xe Hyundai Creta 2022, tại Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
- Công đoàn BIDV Phú Mỹ đồng hành với con gái nhân viên vượt qua bệnh tật
- Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than
- Làm từ thiện để làm gì?
- Xuyên Việt bằng xe điện VF 5 từ Hải Phòng đến Bình Dương để đua xe gymkhana
- Thầy dạy lái ô tô đua gymkhana: Cố gắng lọt vòng trong và có giải